Thứ hai 21/07/2025 16:42Thứ hai 21/07/2025 16:42 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với mong muốn thay đổi tư duy, cách làm và có thu nhập ổn định cho người dân bản địa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã thành lập Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy (Tổ hợp tác Na Đẩy).
Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa
Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân bản địa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Xuất phát từ mong muốn có việc làm và thu nhập ổn định cho người dân bản địa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Hội Phụ nữ Thị trấn Mường Khương đã khảo sát thực tế và quyết định liên kết các hộ dân trồng ớt nhăn bản địa thông qua thành lập Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy.

Sau khi chia sẻ về hướng đi và nhận được sự đồng thuận của hội viên, Tổ hợp tác Na Đẩy đã bắt tay triển khai ngay. Việc đầu tiên chính là xây dựng liên kết giữa các hộ hội viên để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, tìm nguồn giống ớt bản địa chất lượng và phân bón cung cấp cho các hộ. Tiếp đó, Tổ hợp tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái. Trong quá trình triển khai, Tổ hợp tác luôn đồng hành với hội viên, người dân kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, đồng thời hỗ trợ, chia sẻ với những hội viên khó khăn, từ đó tạo động lực và tiếp thêm niềm tin cho hội viên vào cây trồng này.

Đến nay, đã có khoảng 200 hộ dân tham gia trồng ớt bản địa, với diện tích lên tới 15ha tại các thôn: Sa Pả, Lao Chải, Na Đẩy, Sả Hồ... Nhiều hộ dân trồng ớt với diện tích lớn đã cho thu hoạch từ 50-70 triệu đồng/vụ. Nhờ đó, cuộc sống của các hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã ổn định hơn. Không chỉ vậy, Tổ hợp tác Na Đẩy cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương đem lại thu nhận ổn định tại xưởng sản xuất.

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa
Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, tìm nguồn giống ớt bản địa chất lượng và phân bón cung cấp cho các hộ.

Theo người dân tại Na Đẩy, trồng ớt bản địa tuy cần nhiều công chăm sóc nhưng cho thu nhập cao hơn trồng ngô, làm nương... Việc liên kết sản xuất ớt đã mang lại hiệu quả cao cho người dân, góp phần cải thiện kinh tế cho gia đình, phát triển kinh tế tại địa phương.

Chia sẻ với phóng viên, chị Lù Thị Thương – Tổ Trưởng Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy cho biết: “Tổ hợp tác làm tương ớt theo công thức truyền thống của người địa phương. Trước kia người dân bản địa chỉ làm với số lượng nhỏ để phục vụ nhu cầu của gia đình, người thân. Nhưng vài năm trở lại đây Tổ hợp tác mới bắt đầu sản xuất với số lượng lớn hơn. Loại tương ớt này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản như: Ớt, tỏi, muối,… nhưng lại có hương vị đặc trưng cực kỳ thơm, ngon và không lẫn với bất cứ loại ớt nào khác”.

Theo chị Lù Thị Thương, để làm ra được tương ớt ngon, người hái cần phải tỉ mỉ từ khâu thu hái, chọn lọc nguyên liệu đến quá trình ủ lên men. Ớt phải đảm bảo tươi ngon, không bị dập, nhũn. Sau khi thu hoạch, ớt sẽ được nhặt bỏ cuống ớt, rửa sạch, để ráo nước và đem xay nhuyễn. Ớt sẽ được trữ trong những thùng nhựa cỡ lớn, trộn với các loại gia vị. Thời gian lên men để tương ớt đạt đến hương vị hoàn hảo là từ 4-6 tháng.

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa
Cái đặc biệt của tương ớt Mường Khương là ớt được trồng ở Mường Khương chứ không phải nhập từ địa phương khác về, bởi khí hâu thổ những tạo ra cái hương vị ớt thơm ngon đặc trưng mà không ở đâu có được.

Do quá trình lên men hoàn toàn tự nhiên, dựa theo phương pháp truyền thống, không sử dụng chất bảo quản nên người làm phải đặc biệt lưu ý đảm bảo vệ sinh, nhiệt độ cũng như gia giảm gia vị để cho ra được những thành phẩm chất lượng nhất. Chỉ một sơ xuất nhỏ về vệ sinh hay gia giảm gia vị cũng sẽ khiến tương ớt bị hỏng, bị mốc và không có hương vị thơm ngon như mong muốn. Chị Lù Thị Thương cho biết thêm, nếu người chế biến cho nhiều muối thì tương ớt sẽ bị mặn, không đạt được vị ngon. Còn cho ít muối thì tương ớt sẽ bị hỏng trong quá trình lên men.

Sau khi quá trình lên men kết thúc, tương ớt sẽ được đóng vào chai. Để tương ớt luôn được thơm ngon, thực khách sau khi mở chai nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tương ớt Mường Khương đặc biệt ngon khi thưởng thức cùng các món như: Thịt trâu sấy, lợn sấy, hải sản, mực khô,…

Trao đổi với phóng viên, bà Hà Ngọc Anh - Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Mường Khương cho biết: “Cái đặc biệt của tương ớt Mường Khương là ớt được trồng ở Mường Khương chứ không phải nhập từ địa phương khác về, bởi khí hâu thổ những tạo ra cái hương vị ớt thơm ngon đặc trưng mà không ở đâu có được”. Theo bà Ngọc Anh, trong những năm qua Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy đã vận động bà con làm kinh tế rất hiệu quả, lãnh đạo địa phương mong rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều Tổ hợp tác khác ra đời để hỗ trợ bà con bản địa, nhất là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn phát triển kinh tế, đem lại giá trị lớn cho địa phương.

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa
Loại tương ớt này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản như: Ớt, tỏi, muối,…

Với những kết quả đạt được, thời gian tới, Tổ hợp tác Na Đẩy tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên tham gia liên kết, mở rộng diện tích trồng ớt bản địa, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, góp phần giữ vững thương hiệu tương ớt Mường Khương. Cùng với đó, Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy mong muốn các ngành chức năng của huyện, tỉnh quản tâm, hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tương ớt Mường Khương vươn tầm Quốc tế./.

Bài liên quan

Phát huy giá trị kinh tế từ bài thuốc tắm của người Dao đỏ

Phát huy giá trị kinh tế từ bài thuốc tắm của người Dao đỏ

Sau 10 năm thành lập, HTX cộng đồng Dao đỏ (bản Tả Phìn, Sapa, Lào Cai) đã phát huy hiệu quả giá trị kinh tế từ cây dược liệu, mang lại thu nhập bền vững cho các thành viên.
“Chắp cánh” cho nông dân nghèo "vươn mình" thành triệu phú

“Chắp cánh” cho nông dân nghèo "vươn mình" thành triệu phú

Xuất phát từ một vùng “rốn nghèo” của tỉnh, hàng trăm hộ nông dân ở vùng cao các xã Bản Xèo, Dền Thàng, Pa Cheo... (Bát Xát, Lào Cai) đến nay đã thành những triệu phú nhờ trồng cây đao riềng đỏ, góp phần phát triển bền vững tại địa phương.
Lào Cai: Huyện Bát Xát hối hả vào vụ trồng sâm đất

Lào Cai: Huyện Bát Xát hối hả vào vụ trồng sâm đất

Đồng bào dân tộc ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đang hối hả vào vụ trồng sâm đất trên nương, hi vọng về một vụ mùa bội thu.
Hiệu quả từ mô hình trồng quất sạch kết hợp chế biến ở Lào Cai

Hiệu quả từ mô hình trồng quất sạch kết hợp chế biến ở Lào Cai

Với dáng người nhỏ nhắn, chiếc áo làm vườn xanh bạc màu thấm đẫm mồ hôi, đôi tay thoăn thoắt tưới tắm, vun xới từng gốc cây, nâng niu từng quả quất sạch, dù thấm mệt nhưng gương mặt chị Kim Oanh vẫn luôn cười rạng rỡ.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh Lào Cai ước đạt con số ấn tượng 2.474 tỷ đồng. Người dân đã hăng hái trồng mới hơn 12.000 ha rừng; biến những mảnh đồi trọc thành “vàng xanh”, góp phần đưa độ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 61,37%.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Tỉnh Lào Cai sau hợp nhất: Cơ hội vàng để phát triển kinh tế nông nghiệp

Tỉnh Lào Cai sau hợp nhất: Cơ hội vàng để phát triển kinh tế nông nghiệp

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) có 143.000 ha quế; 16.046 ha chè; 23.831 ha cây ăn quả, trong đó 5.993 cây ăn quả ôn đới; 8.875 ha cây dược liệu; gần 1.500 ha cây dâu tằm; tổng đàn gia súc chính trên 1,5 triệu con.
Lão nông kiếm bộn tiền nhờ phát triển mô hình nuôi loài vật gai mọc đầy thân

Lão nông kiếm bộn tiền nhờ phát triển mô hình nuôi loài vật gai mọc đầy thân

Từ 8 con nhím ban đầu, sau nhiều năm, ông Luân đã phát triển đàn nhím lên đến 30 con, đem lại thu nhập ổn định, từng bước xây dựng mô hình chăn nuôi nhím có quy mô tại xã Lương Thịnh, tỉnh Lào Cai.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính