Thứ ba 22/07/2025 02:41Thứ ba 22/07/2025 02:41 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

“Chắp cánh” cho nông dân nghèo "vươn mình" thành triệu phú

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Xuất phát từ một vùng “rốn nghèo” của tỉnh, hàng trăm hộ nông dân ở vùng cao các xã Bản Xèo, Dền Thàng, Pa Cheo... (Bát Xát, Lào Cai) đến nay đã thành những triệu phú nhờ trồng cây đao riềng đỏ, góp phần phát triển bền vững tại địa phương.
“Chắp cánh” cho nông dân nghèo
Nhờ trồng cây đao riềng đỏ, sau mỗi mùa thu hoạch, cuộc sống của người dân các xã Bản Xèo, Dền Thàng, Pa Cheo... (Bát Xát, Lào Cai) đã có thu nhập ổn định, thoát khỏi cảnh nghèo khó.

“Chắp cánh” cho nông dân nghèo "vươn" mình thành triệu phú

Hơn chục năm trở về trước, trên rẻo cao các xã Bản Xèo, Dền Thàng, Pa Cheo... (Bát Xát, Lào Cai) vẫn còn là những nương ngô, nương sậy. Thu nhập thấp lại bấp bênh, năm được năm mất nên cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Từ khi chuyển đổi sang trồng cây đao riềng đỏ, sau mỗi mùa thu hoạch, cuộc sống của người dân đã có thu nhập ổn định, vươn mình trở thành những triệu phú trên chính bản làng quê hương.

Để đạt được những thành quả như hiện tại, người dân không khỏi cảm kích, bởi chính sự khuyến khích và hướng dẫn tận tình của cấp chính quyền đã đưa họ thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ngược về quá khứ, mảnh đất này đã bị lãng quên bởi nghề làm miến đao từ củ đao riềng đỏ, chỉ đến cuối năm 2012, khi ngành Nông nghiệp chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai tư vấn, khuyến khích người dân xã Bản Xèo khôi phục nghề làm miến thông qua việc thành lập HTX Thành Sơn.

Ngay sau khi thành lập, HTX đã tập hợp hơn 400 hộ dân tham gia sản xuất, tập trung tại các xã Bản Xèo, Dền Thàng, Pa Cheo... HTX cũng tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động đa số là người dân địa phương, với mức lương 6 – 7 triệu đồng/người/ tháng.

Ngoài ra, nhằm giúp người dân yên tâm lao động sản xuất, HTX Thành Sơn đã cung cấp cây giống, hướng dẫn và cam kết bao tiêu hết sản phẩm của người dân theo đúng giá thị trường. Đến nay, hầu hết người dân đều đã có nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm.

Điển hình như gia đình ông Má A Sa, xã Bản Xèo trồng hơn 2ha cây đao riềng đỏ vào vụ thu về 50 – 70 triệu đồng. “Nhờ có sự động viên từ cấp chính quyền, sự giúp đỡ của HTX Thành Sơn hướng dẫn trồng cây đao đỏ này mà nhà tôi cũng như các hộ dân trong bản thoát nghèo, xây được nhà, mua được xe. Trồng nó không vất vả như cây ngô nhưng tiền thu về gấp đôi nên bà con phấn khởi lắm”, ông Sa chia sẻ.

“Chắp cánh” cho nông dân nghèo

Sản phẩm miến đao đỏ Thành Sơn (Bản Xèo) được khách hàng ưa chuộng bởi chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sản xuất hiệu quả

Chia sẻ với phóng viên, nữ Phó Giám đốc HTX Thành Sơn, Bùi Hồng Thiện cho biết “Để nâng cao hiệu quả, ngay từ khi hoạt động HTX chủ động đầu tư mạnh cho cơ giới hóa và nâng cao trình độ lao động. Năm 2013, được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, HTX đầu tư gần 1 tỷ đồng để lắp đặt dây chuyền chế biến củ đao riềng và xây dựng xưởng sản xuất rộng hơn 1.000 m2. Cơ sở sản xuất hiện đại là nền tảng để HTX mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Cũng theo nữ Phó Giám đốc “Với dây chuyền sản xuất công nghệ cao, năng suất bình quân của HTX hiện đạt khoảng 200 tấn miến thành phẩm mỗi năm, đủ sức đáp ứng những đơn hàng lớn. Quá trình cơ giới hóa được HTX đẩy mạnh nhưng không ồ ạt, mất kiểm soát. Các loại máy móc đều được nghiên cứu, tính toán để nâng cao hiệu quả sản xuất, tránh lãng phí, đồng thời, gắn với quá trình nâng cao trình độ lao động, bảo đảm ATLĐ. Để đáp ứng quy mô sản xuất lớn, HTX có đội ngũ lao động lành nghề, được trang bị kỹ thuật cao và ý thức tốt, bảo đảm quá trình sản xuất hiệu quả và an toàn cao nhất”.

Với sự phát triển không ngừng, HTX Thành Sơn đã được Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận Miến đao Thành Sơn đạt danh hiệu sản phẩm tin cậy, sản phẩm ưa dùng, dịch vụ hoàn hảo, sản phẩm đạt top 10 sao vàng thương hiệu Việt Nam...

HTX Miến đao Thành Sơn đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân vùng cao./.

Bài liên quan

Hiệu quả từ mô hình trồng quất sạch kết hợp chế biến ở Lào Cai

Hiệu quả từ mô hình trồng quất sạch kết hợp chế biến ở Lào Cai

Với dáng người nhỏ nhắn, chiếc áo làm vườn xanh bạc màu thấm đẫm mồ hôi, đôi tay thoăn thoắt tưới tắm, vun xới từng gốc cây, nâng niu từng quả quất sạch, dù thấm mệt nhưng gương mặt chị Kim Oanh vẫn luôn cười rạng rỡ.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh Lào Cai ước đạt con số ấn tượng 2.474 tỷ đồng. Người dân đã hăng hái trồng mới hơn 12.000 ha rừng; biến những mảnh đồi trọc thành “vàng xanh”, góp phần đưa độ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 61,37%.
Tỉnh Lào Cai sau hợp nhất: Cơ hội vàng để phát triển kinh tế nông nghiệp

Tỉnh Lào Cai sau hợp nhất: Cơ hội vàng để phát triển kinh tế nông nghiệp

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) có 143.000 ha quế; 16.046 ha chè; 23.831 ha cây ăn quả, trong đó 5.993 cây ăn quả ôn đới; 8.875 ha cây dược liệu; gần 1.500 ha cây dâu tằm; tổng đàn gia súc chính trên 1,5 triệu con.
Lão nông kiếm bộn tiền nhờ phát triển mô hình nuôi loài vật gai mọc đầy thân

Lão nông kiếm bộn tiền nhờ phát triển mô hình nuôi loài vật gai mọc đầy thân

Từ 8 con nhím ban đầu, sau nhiều năm, ông Luân đã phát triển đàn nhím lên đến 30 con, đem lại thu nhập ổn định, từng bước xây dựng mô hình chăn nuôi nhím có quy mô tại xã Lương Thịnh, tỉnh Lào Cai.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính