Chủ nhật 06/07/2025 00:48Chủ nhật 06/07/2025 00:48 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tỉnh Lào Cai sau hợp nhất: Cơ hội vàng để phát triển kinh tế nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) có 143.000 ha quế; 16.046 ha chè; 23.831 ha cây ăn quả, trong đó 5.993 cây ăn quả ôn đới; 8.875 ha cây dược liệu; gần 1.500 ha cây dâu tằm; tổng đàn gia súc chính trên 1,5 triệu con.
Tỉnh Lào Cai sau hợp nhất: Cơ hội vàng để phát triển kinh tế nông nghiệp

Nếu trục động lực sông Hồng là xương sống với các quy hoạch đô thị, giao thông, thương mại, công nghiệp thì phía tả ngạn sông Hồng (phía Đông Bắc) tỉnh Lào Cai (mới) có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Sau hợp nhất tỉnh, những lợi thế riêng về nông nghiệp hai địa phương được hội tụ, bổ trợ và tạo cơ hội lớn để tăng tốc, bứt phá bằng mô hình kinh tế nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

co-hoi-vang-de-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-1.png

Đối với tỉnh Lào Cai (cũ) xác định phát triển nông nghiệp hàng hóa là xu thế tất yếu, cần thiết phải có chiến lược bài bản. Sau khi tập hợp trí tuệ tập thể, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai (cũ) đã ban hành Nghị quyết số 10 ngày 26/8/2021 về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với 7 ngành hàng chủ lực (chè, cây dược liệu, chuối, quế, dứa, kinh tế đồi rừng, chăn nuôi lợn), 4 ngành hàng tiềm năng (cây ăn quả ôn đới, cây dâu tằm, cây quýt và chăn nuôi gia súc, gia cầm). Bên cạnh đó, chú trọng phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, từng bước hình thành nền nông nghiệp bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thích ứng với biến đổi khí hậu.

co-hoi-vang-de-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-2.png

Sau hơn 3 năm thực hiện, tỉnh Lào Cai (cũ) đã xây dựng các vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung phục vụ chế biến với 8.620 ha chè, 2.445 chuối, 2.450 ha dứa, 4.755 ha cây dược liệu, trên 61.000 ha quế, 5.040 ha cây ăn quả ôn đới… hàng trăm mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung theo chuỗi, ứng dụng kỹ thuật cao đã hình thành.

Ngành nông nghiệp đã trở thành “bệ đỡ” quan trọng của nền kinh tế Lào Cai, đóng góp trên 12% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 18.000 lao động ở khu vực nông thôn và giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản hàng năm đạt 10.000 tỷ đồng.

Tỉnh Yên Bái (cũ) cũng đạt nhiều thành tựu trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” thuần túy sang “kinh tế nông nghiệp” toàn diện.

Tỉnh đã xây dựng, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung chuyên canh, như: Gỗ rừng trồng, quế, sơn tra, măng tre Bát độ, chè, cây ăn quả, cây dâu tằm... Các hình thức tổ chức sản xuất không ngừng được đổi mới theo hướng liên kết thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã và liên doanh liên kết với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 620 cơ sở tham gia hoạt động thu mua, chế biến nông, lâm sản.

co-hoi-vang-de-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-3.png

Chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực và những chuỗi liên kết sản xuất được duy trì, hoạt động có hiệu quả, điển hình như: Các chuỗi trồng dâu, nuôi tằm; chuỗi sản xuất sản phẩm tre măng Bát độ; chuỗi sản xuất chè, chuỗi sản xuất quế hữu cơ...

Nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của Yên Bái đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng tuần hoàn, tích hợp đa giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu… đã giúp người sản xuất tăng thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, góp phần tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,56%, đứng thứ 5/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố cả nước. Cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 21,62% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

7.png

Trước hợp nhất, nhiều năm qua 2 tỉnh Lào Cai - Yên Bái đã đẩy mạnh hợp tác trong phát triển nông nghiệp, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về vùng nguyên liệu (quế, chè, cây ăn quả...); sản xuất giống và phát triển thủy sản; quản lý, khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nguồn nước.

Giữa hai tỉnh luôn có sự phối hợp tốt trong công tác kết nối thông tin, đẩy mạnh giao thương, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Việc hợp nhất hai tỉnh giúp mở rộng diện tích đất canh tác, cho phép tổ chức sản xuất tập trung, quy mô lớn, đa dạng về chủng loại cây trồng, đồng bộ về chất lượng, có khả năng cung cấp nhiều loại nông sản khác nhau cho thị trường.

Theo đó, sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) có diện tích đất nông nghiệp 1.159.762 ha, chiếm 87,48% tổng diện tích đất tự nhiên. Các vùng nguyên liệu hàng hóa của tỉnh hiện nay cơ bản đã gắn với hệ thống cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm, gồm 858 hợp tác xã (Yên Bái 532 hợp tác xã, Lào Cai 326 hợp tác xã), 188 doanh nghiệp (Yên Bái 126 doanh nghiệp, Lào Cai 62 doanh nghiệp). Việc liên kết không chỉ góp phần gia tăng chuỗi giá trị nông sản, mà còn tạo đà phát triển bền vững cho kinh tế nông thôn.

co-hoi-vang-de-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep.png

Để đạt được mục tiêu trên, cần quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, chất lượng cao và bền vững; khai thác tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và đặc sản địa phương để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản trên cả thị trường trong nước và xuất khẩu, với những mặt hàng chuối, dứa, gỗ sau chế biến, dược liệu,… theo hình thức chính ngạch.

co-hoi-vang-de-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-4.png

Cùng với đó, hướng dẫn, tổ chức cho nông dân chuyển từ sản xuất đơn lẻ sang liên kết qua hợp tác xã, doanh nghiệp, áp dụng số hóa, sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, đầu tư vào chế biến sâu và xuất khẩu; xây dựng, triển khai các mô hình canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, phát triển chăn nuôi và trồng trọt gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và chủ động tham gia thị trường tín chỉ các-bon.

baolaocai.vn

Bài liên quan

Ông Trần Minh Sáng làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai (mới)

Ông Trần Minh Sáng làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai (mới)

Chiều ngày 1/7, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và công bố các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến công tác cán bộ.
Lào Cai: Cho năng suất gần 8 tấn/ha với thử nghiệm giống lúa thuần nhiệt đới 15

Lào Cai: Cho năng suất gần 8 tấn/ha với thử nghiệm giống lúa thuần nhiệt đới 15

Trong bối cảnh các giống lúa cũ ngày càng thoái hoá, chi phí sản xuất tăng cao, mô hình thử nghiệm giống lúa thuần Nhiệt đới 15 tại huyện Bát Xát (Lào Cai) đang mang lại niềm vui lớn cho bà con nông dân.
Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa

Với mong muốn thay đổi tư duy, cách làm và có thu nhập ổn định cho người dân bản địa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã thành lập Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy (Tổ hợp tác Na Đẩy).
Lão nông kiếm bộn tiền nhờ phát triển mô hình nuôi loài vật gai mọc đầy thân

Lão nông kiếm bộn tiền nhờ phát triển mô hình nuôi loài vật gai mọc đầy thân

Từ 8 con nhím ban đầu, sau nhiều năm, ông Luân đã phát triển đàn nhím lên đến 30 con, đem lại thu nhập ổn định, từng bước xây dựng mô hình chăn nuôi nhím có quy mô tại xã Lương Thịnh, tỉnh Lào Cai.
Ông Trần Minh Sáng làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai (mới)

Ông Trần Minh Sáng làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai (mới)

Chiều ngày 1/7, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và công bố các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến công tác cán bộ.
Lào Cai: Cho năng suất gần 8 tấn/ha với thử nghiệm giống lúa thuần nhiệt đới 15

Lào Cai: Cho năng suất gần 8 tấn/ha với thử nghiệm giống lúa thuần nhiệt đới 15

Trong bối cảnh các giống lúa cũ ngày càng thoái hoá, chi phí sản xuất tăng cao, mô hình thử nghiệm giống lúa thuần Nhiệt đới 15 tại huyện Bát Xát (Lào Cai) đang mang lại niềm vui lớn cho bà con nông dân.
Sôi động giải đua ngựa tại Festival cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi động giải đua ngựa tại Festival cao nguyên trắng Bắc Hà

Lễ hội đua ngựa trong Festival cao nguyên trắng Bắc Hà mùa hè năm 2025 đã quy tụ hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách thập phương tham dự và cổ vũ.
Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững

Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững

Ngành nông nghiệp Lào Cai từ lâu đã chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nói không với hoá chất, phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa

Với mong muốn thay đổi tư duy, cách làm và có thu nhập ổn định cho người dân bản địa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã thành lập Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy (Tổ hợp tác Na Đẩy).

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 05/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng trở lại

Thị trường nông sản 05/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu tiếp tục giảm, đáng chú ý cà phê tăng trở lại từ 300 - 400 đồng/kg so với hôm qua.
Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc"

Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc"

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam; Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Văn phòng SPS Việt Nam; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La đã tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc”.
Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 2: Biên cương toả sáng tình quân dân

Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 2: Biên cương toả sáng tình quân dân

“Ở nơi chỉ có mây ngàn với gió núi, những cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đang ngày đêm lăn lộn với cơ sở, vượt qua muôn vàn khó khăn, bám dân, bám bản, bám địa bàn, tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để giúp đồng bào các dân tộc nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội khu vực biên giới ngày càng phát triển. Các anh là lực lượng nòng cốt xây dựng và củng cố “Thế trận biên phòng toàn dân – Thế trận lòng dân vững mạnh”, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia - nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và Nhân giao phó”. Những thông tin ngắn gọn mà Thượng tá Bế Hồng Cương, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết đã thôi thúc tôi thêm phấn chấn suốt dọc dài hành trình lên biên giới, đến với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, những người luôn “mang trong tim dáng hình Tổ quốc” – Những “Ngôi sao xanh toả sáng biên cương xanh”.
Sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực

Sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong 6 tháng đầu năm 2025, sản xuất nông lâm thủy sản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 34 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nông sản 04/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 04/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm, đáng chú ý tiêu quay đầu giảm mạnh từ 2.000 - 7.000 đồng/kg so với hôm qua.
Làm giàu từ dưa lưới công nghệ cao: Hướng đi bền vững của nông dân Hà Tĩnh

Làm giàu từ dưa lưới công nghệ cao: Hướng đi bền vững của nông dân Hà Tĩnh

Trong những năm gần đây, khi biến đổi khí hậu và giá cả nông sản ngày càng khó lường, nhiều hộ nông dân ở Hà Tĩnh đã lựa chọn một lối đi khác: trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ chỗ chỉ là thử nghiệm, mô hình này ngày càng chứng minh hiệu quả vượt trội cả về kinh tế lẫn môi trường, mở ra hướng phát triển mới cho nền nông nghiệp địa phương.
Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Tốt nghiệp thạc sĩ ngành luật kinh tế, nhưng anh Trầm Minh Thuần (31 tuổi, ngụ ấp Chợ, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - nay là xã Trà Cú, tỉnh Vĩnh Long) lại về quê thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và đã gặt hái thành công khi thu lãi hơn 1 tỉ đồng mỗi năm.
Lâm Đồng: Đột phá trong phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2021-2025

Lâm Đồng: Đột phá trong phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2021-2025

Lâm Đồng là vùng đất cao nguyên nổi tiếng với khí hậu mát mẻ quanh năm, đang từng bước khẳng định vị thế trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, đặc biệt là cá nước lạnh. Giai đoạn 2021–2025, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại và thân thiện với môi trường.
Thị trường nông sản 03/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng 5.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 03/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng 5.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng, đáng chú ý tiêu tăng mạnh từ 2.000 - 5.000 đồng/kg so với hôm qua.
Hà Tĩnh: Nông dân làm giàu nhờ nghề nuôi ong

Hà Tĩnh: Nông dân làm giàu nhờ nghề nuôi ong

Từ một nghề truyền thống, nuôi ong lấy mật đang trở thành hướng phát triển kinh tế tiềm năng, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân ở địa phương.
Thị trường nông sản 02/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu tăng 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 02/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu tăng 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tăng nhẹ, trong khi đó tiêu tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 - 4.000 đồng/kg so với hôm qua.
Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 1: Kiến tạo cuộc sống, thắp sáng biên cương

Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 1: Kiến tạo cuộc sống, thắp sáng biên cương

“Ở nơi chỉ có mây ngàn với gió núi, những cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đang ngày đêm lăn lộn với cơ sở, vượt qua muôn vàn khó khăn, bám dân, bám bản, bám địa bàn, tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để giúp đồng bào các dân tộc nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội khu vực biên giới ngày càng phát triển. Các anh là lực lượng nòng cốt xây dựng và củng cố “Thế trận biên phòng toàn dân – Thế trận lòng dân vững chắc”, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia - nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và nhân giao phó”. Những thông tin ngắn gọn mà Thượng tá Bế Hồng Cương, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết đã thôi thúc tôi thêm phấn chấn suốt dọc dài hành trình lên biên giới, đến với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, những người luôn “mang trong tim dáng hình Tổ quốc” – Những “Ngôi sao xanh toả sáng biên cương xanh”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính