Thứ bảy 19/07/2025 05:02Thứ bảy 19/07/2025 05:02 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

KHCN là nền tảng kiến tạo đột phá cho Ngành Nông nghiệp và Môi trường trong kỷ nguyên mới

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đó là khẳng định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường sáng 10/5 tại tỉnh Bắc Ninh.

Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường là một sự kiện được ví như “Đại hội của giới khoa học” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Đây là sự kiện quan trọng nhằm quán triệt, cụ thể hóa các định hướng lớn vào thực tiễn ngành nông nghiệp và môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững trong bối cảnh mới. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức, thu hút khoảng 450–500 đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và chuyên gia đầu ngành.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Sự hiện diện của lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức quốc tế và cơ quan báo chí là minh chứng cho sự quan tâm và đồng hành mạnh mẽ với ngành trong hành trình kiến tạo giai đoạn phát triển mới – với động lực tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và chuyển đổi số.

Thời điểm bản lề cho một chiến lược đột phá

Theo Bộ trưởng, Nghị quyết 57-NQ/TW, được Bộ Chính trị ban hành ngày 22/12/2024, xác lập một định hướng chiến lược, với tầm nhìn xuyên suốt: khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, mà còn là “thời cơ tốt nhất” để Việt Nam vươn mình thành quốc gia phát triển, giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Khoa học công nghệ và chuyển đổi số là nền tảng kiến tạo đột phá cho Ngành Nông nghiệp và Môi trường trong kỷ nguyên mới

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong bối cảnh đó, nông nghiệp và môi trường – hai lĩnh vực đang chịu áp lực lớn từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và an ninh nguồn nước đã được được xác định là những “địa bàn chiến lược” để triển khai đột phá.

Mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống dựa vào lao động thủ công, chi phí đầu vào cao, giá trị gia tăng thấp... đang không còn phù hợp.

Trong khi đó, các xu hướng như nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đa giá trị, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp thiết.

“Muốn thay đổi cục diện, bắt buộc chúng ta phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ và chuyển đổi số làm nền tảng phát triển,” Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định.

Nhiều nỗ lực, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm

Theo đánh giá, thời gian qua, ngành nông nghiệp và môi trường đã có nhiều bước tiến trong ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số: từ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi thông minh đến giám sát môi trường tự động, số hóa dữ liệu đất đai, rừng và khí tượng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu "đột phá phát triển" như tinh thần Nghị quyết 57, ngành vẫn còn nhiều việc phải làm.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Khoa học công nghệ và chuyển đổi số là nền tảng kiến tạo đột phá cho Ngành Nông nghiệp và Môi trường trong kỷ nguyên mới

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cùng Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn thăm các gian hàng khoa học công nghệ tại Hội nghị. Ảnh: Khương Trung.

Bộ trưởng cho rằng, hội nghị lần này tập trung quán triệt và triển khai 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được cụ thể hóa tại Quyết định số 503/QĐ-BNNMT ngày 27/3/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng là dịp để các đại biểu cùng trao đổi, đề xuất các giải pháp ưu tiên nhằm tạo bước ngoặt trong ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số vào thực tiễn phát triển ngành.

Gợi mở 5 nhóm nội dung cho đột phá

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng đã nêu 5 nhóm nội dung trọng tâm để các đại biểu cùng thảo luận:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách và cải cách thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông dòng chảy đổi mới trong cả khu vực công và tư. Việc huy động hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho khoa học – công nghệ sẽ đóng vai trò then chốt.

Thứ hai, xác định và tập trung vào những lĩnh vực khoa học công nghệ có tiềm năng lớn – như công nghệ sinh học, công nghệ gen – nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tài nguyên và tạo giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp và môi trường.

Thứ ba, sắp xếp lại hệ thống các tổ chức khoa học công nghệ công lập theo hướng tinh gọn, hiệu quả, có sức cạnh tranh và lan tỏa tri thức ra thị trường. Việc giao nhiệm vụ khoa học sẽ chuyển sang cơ chế đặt hàng, đấu thầu – gắn chặt với thực tiễn sản xuất, hướng đến thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ và chuyển đổi số, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. Đặc biệt, cần có cơ chế thu hút chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, nhất là từ khu vực tư nhân, tham gia vào các nhiệm vụ lớn của ngành.

Thứ năm, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện – từ hoạch định chính sách, điều hành đến sản xuất, tiêu thụ – để dữ liệu số, công nghệ số và kinh tế số thực sự trở thành lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn phát triển mới.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kỳ vọng, hội nghị sẽ là bước khởi đầu tích cực, thúc đẩy quá trình hiện thực hóa các định hướng lớn trong Nghị quyết 57-NQ/TW vào thực tiễn ngành nông nghiệp và môi trường.

Với sự đồng hành của các địa phương, doanh nghiệp, giới khoa học và truyền thông, cùng quyết tâm hành động mạnh mẽ, ngành hoàn toàn có thể bứt phá, hình thành các động lực tăng trưởng mới trong kỷ nguyên số.

Bài liên quan

7 nhiệm vụ then chốt tạo đột phá về khoa học công nghệ ngành Nông nghiệp và Môi trường

7 nhiệm vụ then chốt tạo đột phá về khoa học công nghệ ngành Nông nghiệp và Môi trường

Để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Bộ Nông nghiệp và môi trường tập trung vào 7 nhiệm vụ then chốt.
Việt Nam cam kết thực hiện các công ước quốc tế về hóa chất và chất thải tại Hội nghị COPs 2025

Việt Nam cam kết thực hiện các công ước quốc tế về hóa chất và chất thải tại Hội nghị COPs 2025

Từ ngày 28/4 đến 09/5/2025, Hội nghị các Bên tham gia Công ước Basel, Rotterdam và Stockholm (COPs 2025) được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, với sự tham gia của đại diện cấp cao từ 86 quốc gia thành viên. Phiên họp cấp cao trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra vào ngày 30/4 và 1/5/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Geneva (CICG) và Trung tâm Hội nghị Varembé.
Nguồn nước tại các hồ chứa cơ bản đủ cho sản xuất nông nghiệp

Nguồn nước tại các hồ chứa cơ bản đủ cho sản xuất nông nghiệp

Đến cuối tháng 5/2025, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi trung bình phổ biến khoảng 29-95% dung tích thiết kế. Nguồn nước cơ bản bảo đảm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
Bắc Ninh: Xử phạt doanh nghiệp 320 triệu đồng do không có giấy phép môi trường theo quy định

Bắc Ninh: Xử phạt doanh nghiệp 320 triệu đồng do không có giấy phép môi trường theo quy định

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra Quyết định số 302/QĐ-XPHC xử phạt Chi nhánh miền Bắc - Công ty cổ phần công nghiệp MVN số tiền 320 triệu đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động 4,5 tháng đối với nguồn phát sinh chất thải của cơ sở.
Bắc Ninh: Chủ động ứng phó với mưa lũ đầu vụ

Bắc Ninh: Chủ động ứng phó với mưa lũ đầu vụ

Trước diễn biến mưa lũ, ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Hơn 140 nghìn nông dân Bắc Ninh cam kết sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản an toàn

Hơn 140 nghìn nông dân Bắc Ninh cam kết sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản an toàn

Trong 6 tháng đầu năm, các cấp Hội nông dân trong tỉnh Bắc Ninh đã kết nạp được 625 hội viên, nâng tổng số hội viên lên gần 158.000 người.
Bắc Ninh: Ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Bắc Ninh: Ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Hiện Bắc Ninh có 68 cơ sở sản xuất rau hoa trong nhà màng, nhà lưới với tổng diện tích 34,109 ha; có 34 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 132 ha.
Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường

Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường

Tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường trên địa bàn đợt 1/2025. Đã có hơn 50.200 lượt người dân tham gia tích cực vào công tác tổng vệ sinh tại các thôn, khu phố thuộc 121 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thị xã, thành phố.
Cách mạng Xanh 4.0 – Mệnh lệnh hành động để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Cách mạng Xanh 4.0 – Mệnh lệnh hành động để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Cách mạng Xanh 4.0 không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giảm tiêu hao tài nguyên, cắt giảm phát thải và tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, và qua đó tạo tiền đề nâng cao sinh kế của người nông dân, tăng cường phúc lợi cho người tiêu dùng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nghệ An phân bổ hơn 140 tỷ đồng cho các xã, phường mới để mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyển đổi số

Nghệ An phân bổ hơn 140 tỷ đồng cho các xã, phường mới để mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyển đổi số

Để đảm bảo tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Tỉnh Nghệ An sẽ phân bổ 141 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các xã mới để mua sắm trang thiết bị và phục vụ chuyển đổi số.
Vai trò và vị trí của Nghị quyết 57 đối với kinh tế - xã hội

Vai trò và vị trí của Nghị quyết 57 đối với kinh tế - xã hội

Nghị quyết 57 xác định Khoa học công nghệ & Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều này có nghĩa là thay vì chỉ tập trung vào mở rộng quy mô, Việt Nam sẽ ưu tiên tăng trưởng về chất lượng, năng suất và hiệu quả.
Vượt qua màn hình cảm ứng và làn sóng tiếp theo của công nghệ di động

Vượt qua màn hình cảm ứng và làn sóng tiếp theo của công nghệ di động

Trong hơn một thập kỷ qua, điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã thống trị thế giới công nghệ di động, trở thành trung tâm kết nối, giải trí và làm việc của hàng tỷ người. Tuy nhiên, sự đổi mới không bao giờ ngừng nghỉ, và một làn sóng công nghệ di động tiếp theo đang dần hình thành, hứa hẹn sẽ vượt xa những giới hạn của màn hình cảm ứng truyền thống, mang đến những trải nghiệm di động trực quan, cá nhân hóa và liền mạch hơn bao giờ hết.
Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Ngày 8/7, UBND xã Tu Mơ Rông, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Giáo dục FUNEDU tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác hành chính” cho cán bộ, công chức và các lực lượng liên quan trên địa bàn xã.
Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Trên cơ sở quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp và những giá trị cốt lõi chung giữa Việt Nam - Brazil, với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh kết nối, hợp tác, đầu tư, cụ thể hóa các thỏa thuận của lãnh đạo hai nước. Cụ thể, triển khai 3 lĩnh vực hợp tác trọng tâm, đột phá gồm: Nông nghiệp; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, viễn thông; khai thác, chế biến khoáng sản (đồng, dầu khí…).
Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Sau lễ công bố tại TP.Hồ Chí Minh, cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp công nghệ cao 2025 đã lan tỏa khắp cả nước, thắp lên tinh thần chuyển đổi số và khát vọng phát triển bền vững. Với chủ đề “Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp bền vững”, cuộc thi trở thành điểm kết nối ý tưởng, công nghệ và nguồn lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Lâm Đồng chuẩn bị đón Dự án bò sữa ứng dụng công nghệ cao hơn 8.000 tỷ đồng

Lâm Đồng chuẩn bị đón Dự án bò sữa ứng dụng công nghệ cao hơn 8.000 tỷ đồng

Một dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 8.000 tỷ đồng sắp được triển khai tại xã Quảng Sơn, tỉnh Lâm Đồng. Đây được xem là dự án chăn nuôi bò sữa có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay được phê duyệt trên địa bàn tỉnh.
Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Công ty TNHH Vua Sầu riêng DTY – đại diện của Công ty Cổ phần Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn, đã tiên phong ứng dụng dòng "Máy sấy đa năng" nhằm gia tăng giá trị nông sản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nông dân, doanh nghiệp.
Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech, viết tắt của "Financial Technology" (Công nghệ Tài chính), không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một cuộc cách mạng thực sự, đang định hình lại toàn bộ ngành dịch vụ tài chính truyền thống. Bằng việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vượt bậc như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) và internet vạn vật (IoT), Fintech đang phá vỡ các rào cản, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo, tiện lợi, nhanh chóng và chi phí thấp hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Phát thải khí nhà kính làm trái đất nóng lên, băng ở hai cực trái đất tan ra cộng với thể tích nước gia tăng làm nước biển dâng lên xâm nhập mạnh vào Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Bên cạnh đó, lượng nước ngọt của sông Cửu Long đổ về ĐBSCL ngày càng ít do phá rừng, do bị ngăn chặn bởi đập thủy điện. Hậu quả là đất canh tác bị nhiễm mặn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ, thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đất, nhất là vào đầu vụ Hè Thu. Một số biện pháp sau đây giúp cải thiện sức khỏe của đất và để cho cây lúa Hè Thu tốt ngay từ đầu vụ.
Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 1412/QĐ-BKHCN về Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia các chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia.
Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số, tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển các ngành công nghệ số mũi nhọn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính