Thứ bảy 19/07/2025 15:35Thứ bảy 19/07/2025 15:35 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Khẳng định vai trò “cầu nối” đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với nhiều đổi mới thiết thực, hoạt động khuyến nông Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025 đã tạo tiền đề vững chắc để bước sang một giai đoạn mới với tầm nhìn xa hơn, cách làm linh hoạt hơn.
Khẳng định vai trò “cầu nối” đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã nâng cao giá trị và phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm qua, công tác khuyến nông Hà Tĩnh đã không ngừng đổi mới, bám sát yêu cầu thực tiễn của sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2023–2025, mặc dù gặp không ít khó khăn do biến đổi khí hậu, giá cả vật tư nông nghiệp biến động, thị trường tiêu thụ nông sản còn bấp bênh, song ngành khuyến nông tỉnh đã thể hiện vai trò là “cầu nối” đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến đến với người nông dân, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong phát triển nông nghiệp.

Thực hiện Quyết định số 2186/QĐ-UBND ngày 24/10/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023-2025, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã phối hợp chặt chẽ với Phòng Nông nghiệp và Môi trường, các Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã và bà con nông dân triển khai xây dựng và thực hiện 13 mô hình trình diễn, chuyển giao các tiến bộ khoa học mới về giống, quy trình kỹ thuật trong sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm, góp phần làm thay đổi nhận thức của người nông dân và các tổ chức sản xuất; nhiều hộ nông dân đã áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế, thích ứng với các điều kiện sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu thị trường. Hoạt động khuyến nông đã góp phần chuyển dịch cơ cấu, tỷ trọng nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Điểm sáng của chương trình Khuyến nông giai đoạn 2023-2025 là các mô hình đều được triển khai theo hướng đa dạng trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị đã chứng minh hiệu quả thực tiễn, tạo sản phẩm an toàn, sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, giúp nông dân nâng cao thu nhập từ 15-30% so với canh tác truyền thống, như: Mô hình sản xuất cam bưởi đạt tiêu chuẩn hữu cơ gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng tuần hoàn, mô hình Nuôi cá chim trắng vây vàng đạt tiêu chuẩn VietGAP, mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn thích ứng biến đổi khí hậu,...

Cùng với đó, công tác giống cũng được trung tâm chú trọng thực hiện với nhiều nội dung liên quan đến giống lúa, giống cây ăn quả, giống bò, giống thuỷ sản,...

Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”, trong giai đoạn 2022-2024 của Bộ NN&PTNT, Hà Tĩnh đã thành lập được 183 tổ khuyến nông cộng đồng (tại 180 xã, 2 thị trấn, 1 phường) với 2.377 thành viên tham gia. Đã chủ động chuyển đổi từ tư duy khuyến nông hỗ trợ, sang tư duy khuyến nông kết nối. Các Tổ khuyến nông cộng đồng được hình thành linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Công tác đào tạo tập huấn có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Công tác đào tạo, tập huấn có nhiều đổi mới, đa dạng hóa nội dung; đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, từng bước tạo tiền đề phát triển nền nông nghiệp số. Hằng năm, tổ chức từ 20 - 22 lớp với 700 - 900 học viên tham dự; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các viện (Viện Bắc Trung Bộ, Viện KHNN Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật…) tổ chức từ 3 - 5 lớp tập huấn.

Công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện truyền thông có thông điệp, chủ đề cụ thể. Hàng năm, đã xây dựng và phát sóng 52 chuyên đề nông nghiệp nông thôn, 104 Bản tin dự báo nông vụ trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Nhiều tin, bài đăng tải trên các trang thông tin điện tử Khuyến nông, Nông thôn mới,… Quản trị trang thông tin điện tử Khuyến nông và nâng cấp trang Website Trungtamkhuyennonghatinh.com.vn ngày càng phong phú, đa dạng, đã trở thành địa chỉ truy cập thông tin tin cậy, bổ ích về hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp cho mọi người dân tiếp cận được thông tin về sản xuất một cách nhanh nhất.

Công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các mô hình khuyến nông như: Sản phẩm đầu ra từ mô hình còn khó khăn, tính nhân rộng một số mô hình còn chưa cao; sự phối hợp giữa các đơn vị đôi lúc chưa hiệu quả; đầu tư cho hoạt động khuyến nông chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, các đại biểu cũng đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp và góp ý xây dựng chương trình mô hình khuyến nông giai đoạn tiếp theo nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông cơ sở, các mô hình triển khai đạt hiệu quả cao và bền vững.

Theo Trần Hữu Khanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh khẳng định, công tác khuyến nông tiếp tục giữ vai trò then chốt trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao, mô hình quản lý mới vào sản xuất, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống người dân trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, sự phát triển của khoa học, công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là sự ra đời của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia,… đòi hỏi Ngành Nông nghiệp và Môi trường nói chung, lĩnh vực Khuyến nông nói riêng phải có những đổi mới cả về tổ chức và hoạt động, có phương pháp tiếp cận phù hợp để nắm bắt, tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất trong tình hình mới.

Bài liên quan

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

Sáng nay, một không khí sôi động và đầy hứng khởi đã tràn ngập Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh khi sự kiện "Organic Vibes" chính thức khai mạc, đánh dấu bước đệm quan trọng cho chuỗi các hoạt động của chiến dịch "Hữu cơ easy với Gen G". Được định hướng nhằm phát triển bền vững thông qua việc nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, sự kiện đã thu hút đông đảo sinh viên, đối tác, nhà báo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là xu thế tất yếu

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là xu thế tất yếu

Diễn đàn Nông nghiệp 2025 với chủ đề “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 16/7/2025, tại Hà Nội.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ngày 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng). Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 56 điểm cầu các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74

Sáng 14/7, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Cao Bằng khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng chủ trì hội nghị.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản đầu tuần ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều bình ổn so với hôm qua (13/7/2025).
Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính