Chủ nhật 13/07/2025 18:50Chủ nhật 13/07/2025 18:50 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Câu chuyện khởi nghiệp cây cau

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Hiện tại có hơn 20ha cau cho thu hoạch quả được người dân làng Trô trồng trên mảnh đất Giao An cho thu nhập ổn định hơn một số cây trồng khác.
Hiện tại có hơn 20ha cau cho thu hoạch quả được người dân làng Trô trồng trên mảnh đất Giao An cho thu nhập ổn định hơn một số cây trồng khác.

Câu chuyện khởi nghiệp cây cau

Chúng tôi về làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa gặp ông Hà Văn Dũng, người dân tộc Mường. Người dân ở đây ví ông là “vua cau” vì ông là người khởi xướng trồng cau đầu tiên, có diện tích cau lớn, thu nhập từ việc bán trái cau có năm lên cả gần tỉ đồng. Trước đó, ông Dũng từng thử trồng hàng chục loại cây trồng trên diện tích 5ha đất của gia đình. Vì như 500 gốc chanh, 5.000 gốc gấc... những tất cả đều cho thu nhập kém, ddầu ra bấp bênh.

Nhờ kinh nghiệm hàng chục năm đi thu mua cây dược liệu ở khắp nơi, ông Dũng nhận thấy, việc trồng cây cau lấy trái đang được thị trường ưu chuộng, cây cau cho thu nhập lâu dài và ít bị biến động bởi thị trường. Bên cạnh đó, quả cau cũng được chế biến ra nhiều vị thuốc trong đông y, các sản phẩm dùng trong ngành thực phẩm như bánh kẹo... Nghĩ vậy nên năm 2006, ông Dũng đã trồng thử nghiệm 1.200 cây cau, sau 5 năm cho thu hoạch, mặc dù giá cả không cao nhưng tính toán thì vẫn có lợi nhuận hơn nhiều cây trồng khác. Ông Dũng cho rằng, cây cau ít phải công chăm sóc, vốn ban đầu bỏ ra thấp, khi thu hoạch thương lái sẽ đến tận nơi thu mua chứ không phải mang đi bán.

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An
"Vua Cau" Hà Văn Dũng kết hợp trồng thêm 600 cây cốt toái bổ, sống bám trên thân cây cau.

Ông Dũng kể lại: Tôi khi đó làm trưởng thôn, rồi giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp, khi tôi có ý tưởng trồng cây cau, nhiều cán bộ trong xã khuyên không nên trồng. Những ý trí đã quyết nên tôi vẫn cương quyết trồng. Sau 3 năm đầu cây cau rất hợp với thổ nhưỡng nơi đây nên phát triển mạnh. Rồi 5 năm cho thu hoạch, khi đó cau bán giá đang còn thấp những đã có lãi hơn nhiều so với cây trồng khác. Thấy xu hướng thị có nhiều chuyển biến tích cực và nhu cầu sử dụng cau càng nhiều nên tôi mở rộng diện tích trồng, đồng thời vận động anh em, bà con cùng trồng.

Trong 3 năm liên tiếp từ 2017 đến 2019 ông Dũng mở rộng diện tích trồng cau của gia đình lên 5ha với 14.000 cây. Hiện tại 7.000 gốc đã cho thu hoạch. Năm 2022, ông trồng thêm 600 cây cốt toái bổ, sống bám trên thân cây cau. Hiện tại củ cây cốt toái bổ các thương lái đang thu mua 30.000 đồng/kg. Ông Dũng đang trong quá trình nhân giống cây cốt toái bổ sang các thân cau còn lại.

Mật ngọt từ những trái cau

Hiện nay, với 14.000 gốc cau, ông Hà Văn Dũng “sống khỏe” từ tiền bán quả, mỗi năm trừ chi phí cho lợi nhuận hơn 700 triệu đồng. Ngoài ra, với kinh nghiệm nhân giống và chăm sóc cây cau, ông Dũng đã làm vườn ươm, ươm giống cau. Đầu tiên là cung ứng giống cho các hộ dân trong thôn trồng, sau đó bán ra thị trường. Năm 2024, ông Hà Văn Dũng bán ra thị trường 30.000 cây cau giống, với giá bán 25.000 đồng/cây. Cộng với tiền bán 5 tấn cau quả, ông Dũng thu về lợi nhuận 700 triệu đồng trong năm 2024.

“Kể từ khi cau cho thu hoạch, cứ đến vụ là thương lái đến tận nơi thu mua, đặt cọc trước để giữ mối hàng. Nếu tính ra, hiện nay cau chỉ cần bán với giá 20.000 đồng/1kg là đã có lãi. Trung bình 1 cây cau cho ra khoảng từ 20 đến 50 kg quả. Tính ra, 1 sào cau cho thu nhập tương đương với 1ha cây keo. Nếu toàn bộ 14.000 cây cau đều cho thu hoạch, với giá bán hiện nay từ 50.000 đồng/kg thì mỗi năm sẽ thu nhập cả tỉ đồng sau khi trừ chi phí. ” - ông Dũng cho biết.

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An
"Vua cau" Hà Văn Dũng - người khởi nghiệp cây cau trên mảnh đất Giao An.

Nhớ lại thời điểm trồng chanh, trồng gấc cho thu nhập thấp lại vất vả. Khi đến mùa thu hoạch chanh, gấc, bán không hết vợ chồng ông Dũng lại đóng bao tải bắt xe khách xuống phố để bán rẻ. Cũng có một số một số nơi đồng ý nhập hàng, ông đóng bao tải chừng 25kg gửi xe khách xuống thành phố. Việc tiêu thụ nhỏ lẻ như này khiến ông Dũng không duy trì lâu dài được. Những gốc chanh cũng dần bị chặt bỏ để tìm loại cây trồng khác thích hợp hơn. Từ khi chuyển sang trồng cau, vợ chồng ông Dũng sống khỏe từ thu hoạch quả, lại đỡ chạy vạy khắp nơi tìm đầu ra cho hàng hóa.

Thấy được hiệu quả từ mô hình trồng cau lấy quả của gia đình ông Dũng, người dân làng Trô đã học tập và mua giống từ vườn ươm của ông để chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả. Hiện ở làng Trô diện tích trồng cau đã trên 20ha.

Theo ông Dũng, cau giống phải chọn nhưng quả ở cây có độ tuổi trên 10 năm để ươm thì sau này mới không cho quả lép. Ngoài ra, những hộ mua cau giống của gia đình tôi đều được bảo hành đến khi ra quả đạt tiêu chuẩn để bán cho thương lái. Cây cau cũng rất cần nước, mùa khô cần tưới nước và thường bị bệnh rệp, mỗi khi phát hiện bệnh cần thuê máy bay phun thuốc. Cây cau sẽ cho thu hoạch bền vững, mưa bão không sợ gãy đổ, tỷ lệ rủi ro ít, mùa ra hoa đậu quả ko phải phun thuốc như lúc trồng chanh, gấc.

Cây cau ít sâu bệnh, dễ chăm sóc và cho hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều gia đình có thu nhập ổn định.
Cây cau ít sâu bệnh, dễ chăm sóc và cho hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều gia đình có thu nhập ổn định.

Trao đổi với ông Ngô Ngọc Cảnh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ VAC trang trại - Hội Làm vườn và trang trại tỉnh Thanh Hóa được ông cho biết: Hiện nay, trên địa bàn các xã miền núi tính Thanh Hóa đang phát triển nhiều mô hình trồng cau với diện tích tương đối lớn. Giá trị kinh tế từ cây cau tương đối cao ở thời điểm những năm trở lại đây so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Trong thời gian tới, Hội Làm vườn tỉnh sẽ nghiên cứu, xin chỉ đạo làm mô hình điểm, đánh giá lại hiệu quả kinh tế để có định hướng nhân rộng.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa tươi tiếp đà tăng, trong khi đó tiêu và cà phê ổn định so với hôm qua.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 2.300 - 2.800 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo có biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 1.000 - 1.200 đồng/kg so với hôm qua.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

“Trong những cây trồng có giá trị kinh tế như: sắn, dưa hấu trồng xen canh thì cây mía vẫn là cây trồng từ hàng chục năm nay được xã Phục Hoà mới, tỉnh Cao Bằng (gồm các xã: Đại Sơn, Mỹ Hưng và 2 thị trấn Hoà Thuận, Phục Hoà của huyện Quảng Hoà cũ sáp nhập) coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ trồng mía nguyên liệu bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, nhiều hộ nông dân xã Phục Hoà thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm. Cây mía đã tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội thoát nghèo và làm giàu bền vững”. Anh Đỗ Văn Tĩnh, chuyên viên Phòng Kinh tế, xã Phục Hoà trên đường đến vùng trồng mía của xã hồ hởi nói.
Thị trường nông sản 10/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng 1.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 10/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng 1.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu không thay đổi, cà phê tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Cô gái Thái và câu chuyện khởi nghiệp với cây nghệ nếp đỏ

Cô gái Thái và câu chuyện khởi nghiệp với cây nghệ nếp đỏ

Với niềm đam mê nông nghiệp, Vi Thị Ánh đã mạnh dạn đưa cây nghệ nếp đỏ chinh phục vùng đất sỏi đá, nâng cao thu nhập cho bản thân cũng như những hộ dân trên quê hương. Đưa các sản phẩm từ nghệ nếp đỏ ra chinh phục thị trường trong nước.
Lâm Đồng: Đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả thanh long

Lâm Đồng: Đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả thanh long

Sau sáp nhập, thanh long đã trở thành một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Lâm Đồng (mới). Với vị thế là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ cho thanh long đang được tỉnh đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh.
Thị trường nông sản 09/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm mạnh 3.800 đồng/kg

Thị trường nông sản 09/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm mạnh 3.800 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu giảm, đáng chú ý cà phê giảm mạnh 3.700 - 3.800 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 08/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu tăng 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 08/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu tăng 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng nhẹ, đáng chú ý tiêu tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính