Thứ ba 22/07/2025 12:24Thứ ba 22/07/2025 12:24 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thí điểm thị trường carbon trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện”

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tại cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam (Đề án), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng: Đề án xác định lộ trình thực hiện thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện” để đón đầu, bắt kịp xu hướng thế giới.
Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành rà soát kỹ lưỡng văn bản quy phạm pháp luật về việc thành lập, tổ chức vận hành, quản lý, theo dõi, giám sát thị trường carbon trong nước -Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ.
Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành rà soát kỹ lưỡng văn bản quy phạm pháp luật về việc thành lập, tổ chức vận hành, quản lý, theo dõi, giám sát thị trường carbon trong nước - Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ.

Chiều 7/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Theo dự thảo Đề án, việc phát triển thị trường carbon tuân thủ tại Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, tạo dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và trên thị trường thế giới, phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Trong giai đoạn năm 2025-2028, thị trường carbon được triển khai thí điểm trên toàn quốc; chưa bán tín chỉ carbon ra nước ngoài; chưa quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.

Từ năm 2029, thị trường carbon được vận hành chính thức trên toàn quốc; bổ sung các loại tín chỉ carbon được xác nhận để giao dịch trên thị trường; mở rộng chủ thể được tham gia giao dịch tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon; nghiên cứu khả năng kết nối thị trường carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới...

Mở rộng diện tích, tiến tới đo được hệ số phát thải carbon trên cây lúa Mở rộng diện tích, tiến tới đo được hệ số phát thải carbon trên cây lúa

Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL và Kế hoạch nâng ...

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. ...

Dự thảo Đề án đặt ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về hàng hóa trên thị trường carbon; chủ thể tham gia thị trường carbon; sàn giao dịch carbon; tổ chức vận hành thị trường carbon; nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã thảo luận, thống nhất một số nội dung còn ý kiến khác nhau về trách nhiệm quản lý nhà nước với thị trường carbon của Bộ TN&MT, Bộ Tài chính; quản lý hoạt động trao đổi tín chỉ carbon quốc tế; phân công nhiệm vụ của các bộ, ngành…

Trong đó, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và giám sát liên quan đến hàng hóa trên thị trường carbon (hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon); giải quyết khiếu nại, kiến nghị, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến hàng hóa trên thị trường carbon; xây dựng yêu cầu nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường và các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sàn giao dịch carbon…

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và giám sát liên quan đến hoạt động trao đổi hàng hóa trên thị trường carbon; giải quyết khiếu nại, kiến nghị, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động trao đổi hàng hóa trên thị trường carbon.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ NN&PTNT kiến nghị xem xét lại nội dung “chưa quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới” để tiếp tục thực hiện hoạt động trao đổi tín chỉ carbon quốc tế như Cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế tín chỉ chung (JCM), Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ giữa Chính phủ Việt Nam với Ngân hàng Thế giới (ERPA) và một số cơ chế tín chỉ carbon tự nguyện khác như Tiêu chuẩn vàng (GS), Tiêu chuẩn carbon được thẩm định (VCS)…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Đề án phải hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước cả về pháp lý, con người, cơ chế chính sách - Ảnh minh họa.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam phải hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước cả về pháp lý, con người, cơ chế chính sách - Ảnh minh họa.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, thị trường carbon hết sức tiềm năng trong thu vốn đầu tư và phát triển công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay, các quốc gia chưa thống nhất về cơ chế, chính sách, quy chuẩn kỹ thuật, xác định và phân bổ hạn ngạch carbon trên phạm vi toàn cầu, bảo đảm công bằng, rõ ràng, minh bạch.

Vì vậy, Đề án xác định lộ trình thực hiện thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện” để đón đầu, bắt kịp xu hướng thế giới.

Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành rà soát kỹ lưỡng văn bản quy phạm pháp luật về việc thành lập, tổ chức vận hành, quản lý, theo dõi, giám sát thị trường carbon trong nước.

"Đề án ban hành là để thực hiện ngay, do vậy, phải ngắn gọn, rõ quan điểm, mục tiêu", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Cụ thể, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước cả về pháp lý, con người, cơ chế chính sách; chưa thực hiện giao dịch quốc tế, trừ những hoạt động trao đổi tín chỉ carbon theo những thỏa thuận quốc tế. Các nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án cần giao cho từng bộ, ngành, cơ quan, gắn với tiến độ thực hiện, sản phẩm cụ thể (văn bản quy phạm pháp luật, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực…).

Quá trình triển khai Đề án bảo đảm hội nhập, hài hòa trình tự thủ tục, năng lực chuyên môn, đồng bộ với thông lệ quốc tế như: Hệ thống pháp luật; tổ chức tư vấn, thẩm định, đo đạc, đánh giá hạn ngạch, tín chỉ carbon tham vấn nước ngoài; các chủ thể tham gia thị trường carbon cũng như các điều kiện cần thiết khác để thị trường carbon trong nước có thể kết nối với khu vực, thế giới trong tương lai.

Bài liên quan

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh yêu cầu về việc phải có một Đề án tổng thể cho ngành trồng trọt về giảm phát thải.
Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ.
Phát triển dược liệu dưới tán rừng phải gắn với sinh kế, giữ dân, giữ rừng

Phát triển dược liệu dưới tán rừng phải gắn với sinh kế, giữ dân, giữ rừng

Sáng 13/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ, với nội dung bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Trong bối cảnh phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược của các quốc gia, Hội nghị thượng đỉnh P4G lần này là cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, cũng như quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy các chiến lược chuyển đổi xanh và bền vững ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân cháy rừng ở Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân cháy rừng ở Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, liên quan tới 2 vụ cháy rừng tại Quảng Ninh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bão số 3 (Wipha) được dự báo rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển và đất liền rất rộng và nguy hiểm. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Công văn về việc triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão.
Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng và an toàn tài sản của nhân dân trong việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện cấm tàu thuyền, ngư dân ra biển từ 8 giờ sáng ngày 21/07.
Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Ngày 20/7, quá trình tái cơ cấu các đơn vị ngành dọc của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với những thách thức, đặc biệt là việc sắp xếp các trạm liên xã sau khi sáp nhập hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên.
Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ngày 20/7, Sở Du lịch Ninh Bình đã ban hành công văn số 103/SDL-QLCSLT về việc chủ động ứng phó với bão WIPHA gần Biển Đông.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Tỉnh Ninh Bình mới có hệ sinh thái du lịch phong phú, đa dạng bậc nhất cả nước, hội tụ cả di sản thiên nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch tâm linh, sinh thái, biển, đồng quê.
Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, phát huy tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn địa bàn.
Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa lũ năm 2025, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo gửi đến các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện trên địa bàn, yêu cầu triển khai hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa và vùng hạ du.
Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Ngày 20/7, hòa chung không khí trang nghiêm và ý nghĩa hướng tới Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, tỉnh Đắk Lắk vinh dự đón Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác cấp cao của Trung ương tới thăm và làm việc.
Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha), UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; thực hiện theo phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng".
Quảng Ninh: Vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long đã tìm thấy 45 người

Quảng Ninh: Vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long đã tìm thấy 45 người

Lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn khẩn trương thực hiện xuyên đêm và đã tìm thấy 45 người gồm hành khách và thuyền viên trong vụ đắm tàu du lịch xảy ra vào chiều 19/7 trên Vịnh Hạ Long.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính