Thứ sáu 18/07/2025 08:53Thứ sáu 18/07/2025 08:53 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Công điện gửi các Bộ: Quốc phòng, Công an; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An.

Công điện nêu: Từ đầu tháng 5 năm 2025 đến nay, dù chưa vào giai đoạn cao điểm mùa mưa, nhưng đã xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa cường suất lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhân dân, nhất là tại một số tỉnh như Lai Châu, Bắc Kạn, Quảng Ninh,...

Theo báo cáo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm ngày 22 đến sáng 23 tháng 5 năm 2025, tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn đã có mưa to, lượng mưa phổ biến 40-70mm, một số nơi trên 100mm, cục bộ tại trạm Lâm Bình (Tuyên Quang) 256mm.

Dự báo ngày 23 và 24 tháng 5 năm 2025, khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to (lượng mưa 60-130mm, có nơi trên 220mm), khu vực Tây Bắc có mưa 40-70mm, cục bộ có nơi trên 150mm; cần đề phòng mưa với cường suất lớn cục bộ (trên 120mm trong 2-3 giờ) gây lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.

Trong bối cảnh các địa phương đang tập trung thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính, chuẩn bị kết thúc hoạt động của chính quyền cấp huyện để triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai ở cơ sở chưa ổn định, để chủ động phòng, chống thiên tai, bão lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Thứ nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan (Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã) tiếp tục theo dõi sát tình hình, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp để chủ động ứng phó thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ để bảo đảm an toàn tính mạng, giảm thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Tuyệt đối không được để xảy ra gián đoạn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với thiên tai khi thực hiện việc sắp xếp lại đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thứ hai, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Chỉ đạo, tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, thiên tai cho các Bộ, ngành, địa phương và Nhân dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó.

Chủ động chỉ đạo các ngành, các địa phương có liên quan triển khai các biện pháp cụ thể phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với diễn biến, tình huống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; kịp thời báo cáo, tham mưu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tập trung xử lý, khắc phục các sự cố về đê điều, hồ đập, công trình phòng, chống thiên tai đã xảy ra trong mùa mưa bão năm 2024 và thời gian qua để chủ động phòng, chống thiên tai, bão lũ trong thời gian tới.

Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ khẩn trương rà soát, hướng dẫn các địa phương kiện toàn cơ quan thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thứ ba, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm an toàn các hồ đập thủy điện; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong công tác chỉ đạo vận hành các hồ thủy điện, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện lớn trên hệ thống sông Hồng, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn nước phục vụ phát điện trong các tháng cao điểm nắng nóng.

Thứ tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo rà soát, triển khai các phương án bảo đảm an toàn giao thông và các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng khi có tình huống thiên tai, kịp thời khắc phục các tuyến giao thông bị sạt lở, chia cắt, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là các tuyến quốc lộ, trục giao thông chính.

Thứ năm, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường và cơ quan có liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự phù hợp với sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong tháng 5 năm 2025;

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn địa phương kiện toàn cơ quan thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp;

Chỉ đạo các Quân khu, các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát, xây dựng phương án, chủ động huy động lực lượng, phương tiện để phối hợp với địa phương và các lực lượng có liên quan triển khai công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai theo quy định.

Thứ sáu, Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương, nhất là lực lượng công an ở cơ sở xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai hỗ trợ Nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống.

Thứ bẩy, Tổng Giám đốc: Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống thiên tai cho Nhân dân; cập nhật thông tin dự báo, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến thiên tai để Nhân dân biết, chủ động ứng phó phù hợp.

Thứ tám, Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh./.

Bản đồ cảnh báo thiên tai: Giải pháp cấp thiết sau bão số 3 Bản đồ cảnh báo thiên tai: Giải pháp cấp thiết sau bão số 3

Bộ NN&PTNT đề xuất lập bản đồ cảnh báo thiên tai chi tiết để giúp người dân chủ động ứng phó và hỗ trợ công ...

Tiền Giang: Xây bờ kè 30 tỷ đồng chống sạt lở sông Cái Bè Tiền Giang: Xây bờ kè 30 tỷ đồng chống sạt lở sông Cái Bè

Tỉnh Tiền Giang đang nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông Cái Bè. ...

Bắc Kạn thiệt hại gần 45 tỷ đồng do lũ quét, sạt lở đất đá Bắc Kạn thiệt hại gần 45 tỷ đồng do lũ quét, sạt lở đất đá

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với ...

Bài liên quan

Tái diễn tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 16, giao thông đi lại khó khăn

Tái diễn tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 16, giao thông đi lại khó khăn

Những trận mưa lớn khiến nhiều điểm trên Quốc lộ 16, tỉnh Nghệ An tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng. Khối lượng đất, đá lớn tràn trên núi tràn xuống đường ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn.
Xã biên giới Nghệ An thiệt hại nặng nề sau những trận mưa lớn

Xã biên giới Nghệ An thiệt hại nặng nề sau những trận mưa lớn

Mưa lớn xảy ra trên địa bàn xã biên giới Na Loi (Nghệ An) gây sạt lở đất, nhà cửa người dân bị hư hỏng, đường giao thông bị chia cắt. Ngày 6/7, bà Pịt Thị Hà, Chủ tịch UBND xã Na Loi, tỉnh Nghệ An cho biết, những ngày qua trên địa bàn xã liên tục có mưa to gây sạt lở đất, làm hư hỏng nhà cửa của người dân, khiến đường giao thông tạm thời bị chia cắt.
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 16 tỉnh

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 16 tỉnh

Các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm có nơi trên 60mm.
Cao Bằng: Có 310 điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét cao

Cao Bằng: Có 310 điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét cao

Cao Bằng hiện có đến 310 điểm nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, trong đó, một số huyện có nhiều điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét cao, như: Nguyên Bình 108 điểm, Bảo Lâm 38 điểm, Bảo Lạc 28 điểm… Đó là con số thống kê của Văn phòng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Cao Bằng.
Cảnh báo  sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt cục bộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Cảnh báo sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt cục bộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước vừa ký ban hành công điện về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt cục bộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bộ NN&MT yêu cầu các tỉnh thành Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ động ứng phó mưa lũ

Bộ NN&MT yêu cầu các tỉnh thành Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ động ứng phó mưa lũ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Nghệ An, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Nghệ An, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang tái bùng phát trên diện rộng tại các xã ở Nghệ An. Trong khi đó, lợn chết được vứt bừa bãi ở một số nơi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều hoàn thành kế hoạch trồng rừng

Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều hoàn thành kế hoạch trồng rừng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều đã hoàn thành việc trồng rừng sản xuất và rừng thay thế trên địa bàn, theo kế hoạch trồng rừng năm 2025.
Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn vừa tham dự lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-DOOR Việt Nam. Mục tiêu là xây dựng và vận hành Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo tại Gia Lai.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phát động cuộc thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo giúp ngành cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo giúp ngành cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong khuôn khổ chương trình Aus4Innovation do Chính phủ Australia tài trợ, Cụm Đổi mới Sáng tạo ngành cà phê – sáng kiến hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Australia (CSIRO) và Trường Đại học Tây Nguyên – chính thức phát động cuộc thi: “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”.
Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Tọa đàm “Kết nối, hợp tác phát triển du lịch” ngay sau sáp nhập với Kon Tum. Từ đây, chiến lược mới được định hình, hướng tới phát triển du lịch bền vững, liên kết và đậm đà bản sắc.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị 29 tỉnh, thành phố đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị 29 tỉnh, thành phố đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường có công văn khẩn gửi UBND 29 tỉnh, thành phố có hệ thống đê điều, yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ 2025.
Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh Lào Cai ước đạt con số ấn tượng 2.474 tỷ đồng. Người dân đã hăng hái trồng mới hơn 12.000 ha rừng; biến những mảnh đồi trọc thành “vàng xanh”, góp phần đưa độ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 61,37%.
Cây cọ biểu tượng của vùng đất trung du và miền núi

Cây cọ biểu tượng của vùng đất trung du và miền núi

Cây cọ, với dáng vẻ mạnh mẽ, vươn cao và tán lá xòe rộng như những chiếc quạt khổng lồ, là một biểu tượng quen thuộc của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Không chỉ mang vẻ đẹp cảnh quan đặc trưng, cây cọ còn có giá trị kinh tế và văn hóa sâu sắc, gắn liền với đời sống của nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure mô tả Sơn Đoòng như một “kỳ quan thiên nhiên siêu thực” với những mái vòm khổng lồ, hệ sinh thái rừng nguyên sinh nằm sâu trong lòng đất, cùng một hệ thống sông ngầm và vi khí hậu riêng biệt…
Tái diễn tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 16, giao thông đi lại khó khăn

Tái diễn tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 16, giao thông đi lại khó khăn

Những trận mưa lớn khiến nhiều điểm trên Quốc lộ 16, tỉnh Nghệ An tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng. Khối lượng đất, đá lớn tràn trên núi tràn xuống đường ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn.
Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Bạch Long Vĩ, hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, không chỉ giữ vai trò chiến lược quan trọng mà còn là một kho báu tự nhiên với hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú. Thế nhưng, sự phát triển kinh tế – xã hội cùng những tác động từ biến đổi khí hậu đang đặt ra không ít thách thức cho việc bảo tồn và phát triển bền vững tại đây. Hướng tới một “Bạch Long Vĩ Xanh” không chỉ là một mục tiêu mà đã trở thành định hướng chiến lược, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành động nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính