Thứ năm 17/07/2025 17:59Thứ năm 17/07/2025 17:59 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sầu riêng Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm sạch, an toàn, việc sản xuất sầu riêng cần phải chuyển đổi sang hướng bền vững hơn.
Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững
Sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng góp phần hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Mới đây, một dự án đầy triển vọng đã được triển khai tại tỉnh Đắk Lắk với mục tiêu xây dựng mô hình trồng, sản xuất sầu riêng bằng phân bón hữu cơ. Thay vì sử dụng phân hóa học truyền thống, dự án này tập trung vào việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân compost, phân trùn quế... để cải thiện chất lượng đất, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đây là dự án “Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững”, do Cục Bảo vệ thực vật, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Công ty TNHH Yara Việt Nam phối hợp tổ chức, giới thiệu tại Trung tâm Chuyển giao Kiến thức Yara ở Tây Nguyên. Và cũng là một trong những hoạt động nằm trong chương trình hợp tác theo hình thức Công - Tư (PPP) giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Công ty TNHH Yara Việt Nam được thể hiện qua bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2024 - 2026.

Bản ghi nhớ khẳng định, cam kết chung của các bên trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam. Các bên sẽ cùng nhau phát triển mô hình canh tác cây trồng bền vững, ưu tiên ứng dụng các giải pháp quản lý dinh dưỡng phù hợp như bón phân theo nguyên tắc “5 đúng” và kết hợp sử dụng hiệu quả giữa phân bón hữu cơ và phân khoáng.

Việc thí điểm các mô hình canh tác mới cũng được chú trọng, bắt đầu với mô hình sản xuất sầu riêng bền vững tại tỉnh Đắk Lắk và sau đó sẽ xem xét mở rộng ra các cây trồng chủ lực khác tại khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Trong đó, có dự án “Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bên vững” đang được triển khai tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk. Công ty TNHH Yara Việt Nam đóng vai trò cung cấp các giải pháp dinh dưỡng bền vững cho cây trồng, kết hợp giữa phân bón hữu cơ và phân khoáng.

Đối với dự án này, Công ty TNHH Yara Việt Nam phối hợp cùng với Cục Bảo vệ thực vật và Viện Thổ nhưỡng Nông hóa sẽ thực hiện mô hình để so sánh, đối chiếu với phương thức canh tác và quản lý dinh dưỡng cây trồng truyền thống tại địa phương.

Dự án được kỳ vọng mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều bên liên quan. Đối với nhà quản lý, đây là bước tiến cụ thể để triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời tạo tiền đề cho các mô hình canh tác hiện đại trong tương lai.

Với nông dân trồng sầu riêng tại Đắk Lắk, dự án giúp họ tiếp cận các kiến thức và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến, có hệ thống và tự tin hơn trong việc thay đổi thói quen canh tác, chú trọng bảo vệ sức khỏe đất và sử dụng phân bón hữu cơ song song với vô cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Nhằm phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực về năng lực, hiệu quả quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng./.

Bài liên quan

Đắk Lắk yêu cầu đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính để hỗ trợ người dân

Đắk Lắk yêu cầu đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính để hỗ trợ người dân

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 0661/UBND-PVHCC về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đoàn công tác Bộ Ngoại giao đến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk

Đoàn công tác Bộ Ngoại giao đến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk

Chiều 16/7, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng làm trưởng đoàn. Đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Đắk Lắk: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” hướng tới phổ cập tri thức số toàn dân

Đắk Lắk: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” hướng tới phổ cập tri thức số toàn dân

Ngày 15/7, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình “Đắk Lắk số” và phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Đắk Lắk: Cán bộ, công chức về công tác tại địa phương sẽ được hỗ trợ đặc biệt

Đắk Lắk: Cán bộ, công chức về công tác tại địa phương sẽ được hỗ trợ đặc biệt

HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất thông qua nhiều nghị quyết, trong đó nghị quyết quy định mức hỗ trợ đặc biệt cho cán bộ, công chức về công tác tại địa phương.
Đắk Lắk: 80/102 xã, phường hoàn thành khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đắk Lắk: 80/102 xã, phường hoàn thành khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cuộc họp đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Chủ tịch UBND tỉnh Tạ Anh Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn đồng chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan và lãnh đạo 22 xã chưa hoàn thành khởi công.
Thành lập 13 ban, đơn vị trực thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk

Thành lập 13 ban, đơn vị trực thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk

Ngày 14/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố và trao các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chính thức thành lập 13 ban, đơn vị trực thuộc.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Vĩnh Phúc: Chi gần 4,5 tỉ đồng mua chế phẩm sinh học hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi

Vĩnh Phúc: Chi gần 4,5 tỉ đồng mua chế phẩm sinh học hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi

Năm 2025 UBND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trích gần 4,5 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để hỗ trợ chi phí mua chế phẩm sinh học xử lý chất thải cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Những lợi ích thiết thực khi nuôi gà trên đệm lót sinh học

Những lợi ích thiết thực khi nuôi gà trên đệm lót sinh học

Nuôi gà trên đệm lót sinh học dày, ủ phân hữu cơ đã giải quyết rất hiệu quả vấn đề gây ô nhiễm môi trường mà các trang trại chăn nuôi đang gặp hiện nay. Nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp gà ít mắc bệnh, phát triển đồng đều hơn.
Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị đã chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo Quảng Trị tập trung nghiên cứu sản xuất các loại chế phẩm sinh học và được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu cao trên nhiều lĩnh vực.
Bèo hoa dâu lên núi

Bèo hoa dâu lên núi

Tôi vẫn nhớ ngày ấy, cánh đồng trước vụ cấy, những thảm bèo hoa dâu xanh mát nối dài. Nghe mẹ tôi khen, thửa ruộng nào nuôi nhiều bèo hoa dâu, lúa trĩu bông, nặng hạt, gạo thơm, cơm ngon. Hạt gạo ngày ấy trắng trong, khi cơm sôi đã tỏa mùi thơm bay ra tận đầu ngõ. Khi xới bát cơm, mùi cơm thơm như mời gọi mọi người cùng vào mâm. Thật lạ, vào quãng giữa những năm 60, bèo hoa dâu trên ruộng làng tôi cứ thưa dần. Việc chăm thả bèo đi vào quên lãng…
Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Trước áp lực gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, xã Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững.
TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong năm 2025

TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong năm 2025

Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, an toàn và bền vững, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa công bố Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh hiện có trên 40 nguồn gen đang được khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở Bình Liêu, Quế Quảng Ninh, Thông nhựa, Trà hoa vàng, Ba kích tím, Đẳng sâm, gà Tiên Yên, lợn Hương, gà bản Đầm Hà, lúa chiêm đá Quảng Ninh, lúa Bao thai lùn, lúa Nếp cái hoa vàng, cùng các loại cây ăn quả như Na dai, Vải u sần, Cam Vạn Yên, Lạc Đầm Hà, Củ cải Đầm Hà... đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Ngày 25-3, Ban Thường vụ hội Nông dân TP.Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết dự án tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam. Theo quyết định số 3441 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, để góp phần vào nỗ lực giảm phát thải nhà kính của cộng đồng quốc tế.
Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nhiều hộ dân ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã thay đổi tư duy chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang hướng an toàn sinh học, hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức không nhỏ cho nền nông nghiệp, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Để ứng phó với tình hình này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời chế phẩm vi sinh kích thích sinh trưởng cây trồng trên đất nhiễm mặn, mở ra hy vọng mới cho người nông dân.
"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

Những năm gần đây, phong trào tự ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp đang ngày càng lan rộng trong cộng đồng nông dân Việt Nam. Đây không chỉ là giải pháp giúp giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường mà còn là "chìa khóa" để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính