Thứ hai 21/07/2025 14:19Thứ hai 21/07/2025 14:19 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tuyên Quang đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 8500ha trồng rau an toàn (chiếm 30% diện tích gieo trồng rau) theo các tiêu chuẩn như: Hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP… ở các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp.
Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn
Tỉnh uỷ Tuyên Quang rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh

Căn cứ Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

UBND tỉnh Tuyên Quang xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 với các mục tiêu cụ thể như sau:

Diện tích cây rau toàn tỉnh đạt trên 8.500 ha, sản lượng trên 114.000 tấn/năm; trong đó, diện tích rau phục vụ chế biến, liên kết với các cơ sở chế biến khoảng 350-400 ha, sản lượng trên 22.000 tấn

Trên 95% số mẫu rau được thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn.

Tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 30% tổng diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh.

Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn
TSKH. Hà Phúc Mịch (thứ 4 từ trái qua), Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang trong một chuyến thị sát.

Định hướng phát triển rau an toàn của Tuyên Quang:

Nhóm rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ, cải ngọt, cải canh,…): Diện tích trên 3.000 ha. Ưu tiên phát triển các loại rau ưa lạnh có giá trị kinh tế cao trồng vụ đông như: Bắp cải, su hào, súp lơ; mở rộng diện tích rau sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn (VietGAP, hữu cơ, Global GAP,...) ở các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp như các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên để sản xuất rau trái vụ.

Nhóm rau ăn quả (dưa chuột, cà chua, ớt, bí ăn quả,…): Diện tích trên 2.000 ha tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều tại các huyện: Chiêm Hoá, Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên. Ưu tiên phát triển các loại rau đang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao (dưa chuột, ớt,…).

Nhóm rau ăn củ (khoai tây, khoai sọ, cà rốt,…): Diện tích trên 600 ha tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều tại các huyện: Chiêm Hoá, Yên Sơn, Sơn Dương.

Nhóm rau khác: Chiếm khoảng 30 % tổng diện tích gieo trồng rau của tỉnh, gồm các loại: Rau muống; mùng tơi, rau đay; rau gia vị;…; các loại rau bản địa có thế mạnh tại địa phương: Măng tre, rau bồ khai, rau dớn,... phân bổ ở tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh.

Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến:

Đến năm 2030, diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc trên địa bàn toàn tỉnh đạt khoảng 2.500- 2.600 ha rau các loại; trong đó, diện tích rau phục vụ chế biến, liên kết với các cơ sở chế biến khoảng 350-400 ha. Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến, liên kết với các cơ sở chế biến phân chia các huyện, thành phố như sau:

Huyện Sơn Dương: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 710 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, dưa lưới, ớt, cà chua, bí,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, cà rốt,...), hành, tỏi,...

Huyện Hàm Yên: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 250 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, dưa lưới, ớt, cà chua, bí,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, khoai sọ,...),...

Huyện Yên Sơn: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 540 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, dưa lưới, ớt, cà chua, bí, đậu đỗ,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, khoai sọ,...), rau gia vị,...

Huyện Chiêm Hoá: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 635 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, dưa lưới, ớt, cà chua, bí, đậu đỗ,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, khoai sọ, cà rốt,...), hành, tỏi, rau đặc sản địa phương,...

Huyện Na Hang: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 150 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, ớt, cà chua, bí,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, cà rốt,...), rau đặc sản địa phương,...

Huyện Lâm Bình: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 130 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, ớt, cà chua, bí,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, khoai sọ,...), rau đặc sản địa phương,...

Thành phố Tuyên Quang: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 165 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp 4 cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, cà chua, bí,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, cà rốt,...), rau gia vị,...

Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn
Tuyên Quang có rất nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Nhiệm vụ, giải pháp: Để hoàn thành kế hoạch, UBND tỉnh đã đưa ra những giải pháp cụ thể:

Về tổ chức sản xuất: Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm rau - Khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai tạo điều kiện thuận lợi để liên kết sản xuất - Đẩy mạnh sử dụng các giống rau có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; tăng tỷ lệ sử dụng giống F1, giống ghép - Tăng cường đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất - Đối với hộ gia đình, cần chủ động liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp tác xã để hình thành vùng sản xuất rau tập trung, gắn với xây dựng mã số vùng trồng truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn sản xuất rau an toàn, IPHM, VietGAP, hữu cơ,…, tăng cường kỹ năng sản xuất, quản lý vùng trồng, an toàn thực phẩm, kiến thức thị trường - Tiếp tục duy trì và nhân rộng các chuỗi liên kết đã thực hiện đạt hiệu quả. Tập trung phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột, ớt, bí đỏ,… nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu thụ theo liên kết đạt trên 20 % sản lượng rau.

Về khoa học kỹ thuật: Đầu tư lưu giữ, phát triển các giống rau bản địa; lựa chọn các giống rau mới, các giống lai F1 có năng suất, chất lượng cao - Tăng cường áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, quy trình canh tác tiên tiến, bền vững; bón phân cân đối, hợp lý, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; hạn chế sử dụng hóa chất vô cơ; ứng dụng quy trình tưới nước tiết kiệm, hợp lý; chuyển giao quy trình sản xuất rau an toàn vào thực tiễn sản xuất - Nghiên cứu dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau; áp dụng công nghệ mới trong sơ chế, bảo quản, chế biến rau, giảm tổn thất sau thu hoạch - Đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho các hợp tác xã, trang trại, nông dân - Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất…

Ngoài ra, tỉnh sẽ từng bước mở rộng diện tích vùng trồng rau xuất khẩu, vùng trồng cung cấp cho nhà máy chế biến rau xuất khẩu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, điều kiện thị trường các nước nhập khẩu. Cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói các loại rau có tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.n

Bài liên quan

6 bước ủ phân hữu cơ từ phân chuồng

6 bước ủ phân hữu cơ từ phân chuồng

Sử dụng men vi sinh phối hợp với phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi tạo thành nguồn phân hữu cơ hiệu quả là cách làm mà nhiều nông dân đang triển khai thực hiện.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ cuối: Những thách thức và định hướng phát triển PGS trong tương lai

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ cuối: Những thách thức và định hướng phát triển PGS trong tương lai

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn ngay từ những ngày đầu hoạt động, nhưng với tiềm năng phát triển nhanh chóng của các sản phẩm hữu cơ cùng với vai trò quan trọng của hệ thống PGS trong việc hỗ trợ sản xuất. Cần phải có một cơ chế rõ ràng để định hướng PGS phát triển hơn nữa trong tương lai nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nền nông nghiệp của nước ta hiện nay.
Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Từ đêm 15/7, Nhà máy Thủy điện Khe Bố (Nghệ An) dự kiến vận hành hồ chứa với tổng lưu lượng xả từ khoảng 500 m3/s đến 900 m3/s (xả qua các tổ máy và qua khoang đập tràn), để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa, an toàn cho vùng hạ du.
Quảng Ninh: Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với tàu cá có chiều dài trên 15m

Quảng Ninh: Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với tàu cá có chiều dài trên 15m

Đoàn công tác của Chi cục Biển, Hải đảo và Thủy sản, Kiểm ngư đã tiến hành kiểm tra đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với 04 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên, từ ngày 23/6 đến 04/7/2025.
Cải tạo vườn trồng cây, tá hóa phát hiện quả bom 350kg còn nguyên kíp nổ

Cải tạo vườn trồng cây, tá hóa phát hiện quả bom 350kg còn nguyên kíp nổ

Trong lúc cải tạo vườn để trồng cây, người dân ở xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An bất ngờ phát hiện quả bom nặng khoảng 350kg, vẫn còn nguyên kíp nổ.
Thái Bình: Đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thái Bình: Đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu, không chỉ để bảo vệ môi trường, mà còn nâng cao giá trị sản phẩm, tạo sinh kế lâu dài cho người nông dân.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thực phẩm "bẩn" len lỏi vào vào mâm cơm: Cần "lồng bàn" bảo vệ

Thực phẩm "bẩn" len lỏi vào vào mâm cơm: Cần "lồng bàn" bảo vệ

Chỉ trong nửa đầu năm 2025, hàng loạt các vụ liên quan tới thực phẩm bẩn, mất an toàn vệ sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ bị cơ quan chức năng phát hiện, tiêu hủy và xử lý.
Lợn đen miền núi - giống lợn bản địa có giá trị kinh tế

Lợn đen miền núi - giống lợn bản địa có giá trị kinh tế

Trong hệ sinh thái chăn nuôi truyền thống của Việt Nam, lợn đen miền núi từ lâu đã giữ một vị trí đặc biệt, không chỉ vì giá trị dinh dưỡng và kinh tế, mà còn là một phần trong văn hóa và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Giống lợn này không chỉ là nguồn thực phẩm sạch mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân miền núi.
Rực rỡ các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực tại Hải Phòng

Rực rỡ các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực tại Hải Phòng

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng khai mạc hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực Hải Phòng. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cũng như hợp nhất các cơ quan trên địa bàn TP. Hải Phòng với tỉnh Hải Dương.
Việt Nam - Brazil đẩy mạnh hợp tác đầu tư sản xuất và chế biến nông sản

Việt Nam - Brazil đẩy mạnh hợp tác đầu tư sản xuất và chế biến nông sản

Thủ tướng và Tổng thống Brazil chứng kiến lễ công bố xuất khẩu lô hàng cá tra-basa, cá rô phi đầu tiên sang Brazil và lô hàng thịt bò đầu tiên sang Việt Nam.
Lâm Đồng: Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 211 triệu USD

Lâm Đồng: Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 211 triệu USD

Trong báo cáo tình hình xuất khẩu nông sản từ ngày 12 đến 26/6/2025, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 20,96 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế từ đầu năm đến nay lên 211,51 triệu USD.
Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Trong dòng chảy của nông nghiệp xanh – sạch, Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế với nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thử thách. Câu hỏi đặt ra là: nông sản sạch xứ Nghệ đã thực sự sẵn sàng để chinh phục thị trường lớn, hay vẫn đang loay hoay trong chính “vườn nhà” mình?
Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bắc Giang, một vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa xanh mướt và những con sông hiền hòa, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu vi mà còn níu chân du khách bởi những món ăn dân dã, mang đậm hương vị quê hương. Trong số đó, Bánh đa Kế là một đặc sản không thể không nhắc đến, đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và là món quà ý nghĩa được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Bắc Giang.
Những sản phẩm hữu cơ từ cây bèo Nhật Bản

Những sản phẩm hữu cơ từ cây bèo Nhật Bản

Cây bèo Nhật Bản, hay còn gọi là lục bình (tên khoa học: Eichhornia crassipes), là một loài thực vật thủy sinh nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ của những bông hoa màu tím nhạt và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ đến mức đáng kinh ngạc.
Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Xã Bình Dương, huyện Hoà An (Cao Bằng) có diện tích rừng chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên, đây là một lợi thế để người dân của xã khai thác phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong lấy mật đã đem lại cho người dân xã Bình Dương nguồn thu nhập ổn định, cải thiện sinh kế và cơ hội làm giàu bền vững. Ông Hoàng Thanh Cư, Tổ trưởng Tổ hợp tác Mật ong hoa tự nhiên xã Bình Dương khẳng định.
TP Hồ Chí Minh: Du khách từ hơn 30 nước đến tham quan nông trại hữu cơ

TP Hồ Chí Minh: Du khách từ hơn 30 nước đến tham quan nông trại hữu cơ

Làm nông nghiệp hữu cơ đã giúp một trang trại thu hút nhiều du khách và tạo điều kiện để khách trải nghiệm, hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ.
Tiềm năng phát triển bột matcha từ lá trà xanh Việt Nam nhằm tối ưu giá trị xuất khẩu

Tiềm năng phát triển bột matcha từ lá trà xanh Việt Nam nhằm tối ưu giá trị xuất khẩu

Đứng thứ 5 thế giới về sản lượng xuất khẩu, nhưng ngành trà Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Theo khảo sát, sản phẩm Việt Nam xuất khẩu đa phần là trà xanh dạng thô, chưa qua chế biến với giá dao động từ 1.2-2.8 USD/kg, trong khi sản phẩm tinh chế của Nhật Bản có thể đạt tới 20-80 USD/kg.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính