Thứ năm 24/07/2025 16:49Thứ năm 24/07/2025 16:49 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tín dụng chính sách "thắp sáng" bản làng vùng cao

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Từng là nơi đặc biệt khó khăn, việc bán một con lợn nặng trăm cân cũng là chuyện “nan giải” vì không có đường, không có người mua, xóm Lũng Ỉn, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) hôm nay đã khác. Trên mảnh đất của đồng bào Dao đỏ sinh sống, những nông dân chân chất đã biết khai thác lợi thế đất đai, cần cù lao động, tiếp cận vốn vay ưu đãi, áp dụng khoa học kỹ thuật để làm kinh tế. Những mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi khép kín đã dần hiện rõ bức tranh thôn nông mới ở vùng sâu, vùng xa.
Tín dụng chính sách

Gia đình anh Lý Tòn Ton, xóm Lũng Ỉn, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình thu nhập hơn 200 triệu đồng từ chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả.

Hành trình vượt khó từ chăn nuôi, trồng cây ăn quả

Cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lý Tòn Ton, chị Triệu Thị Xiên là một trong số hàng chục hộ nghèo ở xóm Lũng Ỉn. Cuộc sống gắn với cái nghèo truyền kiếp. Đất trồng ngô, đỗ chỉ đủ ăn, chăn nuôi nhỏ lẻ, không có đầu ra. Muốn mang hàng nông sản xuống chợ huyện thì đường xá gập gềnh, không có phương tiện. Vậy mà chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, họ đã vươn lên thành hộ khá nhờ mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn kết hợp trồng cây ăn quả. Mỗi năm, anh chị nuôi 3 lứa lợn trắng, mỗi lứa 30 – 40 con, xuất chuồng hơn 9,5 tấn thịt lợn hơi, thu nhập trên 120 triệu đồng.

“Trước kia gia đình mình nuôi lợn đen, chậm lớn, ăn nhiều, dễ lỗ. Giờ mình nuôi lợn trắng, chủ động con giống, biết cách phòng bệnh nên không còn thiệt hại như trước nữa”. Chị Xiên chia sẻ. Nhờ vay 100 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện theo chương trình giải quyết việc làm, vợ chồng chị Xiên đầu tư xây dựng chuồng trại, lắp bể biogas vừa xử lý môi trường vừa tiết kiệm điện.

Không dừng lại ở chăn nuôi, vợ chồng chị Xiên còn chuyển đổi hơn 5.000 m² đất trồng ngô sang trồng 400 trụ thanh long được 5 năm, hơn 200 cây quýt đã cho thu hoạch, 100 cây lê giống VH6 mới trồng cuối năm 2024. Thu nhập từ cây ăn quả mỗi năm cũng hơn 100 triệu đồng.

Ở Lũng Ỉn còn có gia đình chị Lý Mùi Dần, dân tộc Dao đỏ cũng là hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế hộ. Mỗi năm, gia đình chị Dần nuôi khoảng 90 con lợn thịt, duy trì nuôi 3 con lợn nái để chủ động con giống. Chị Dần phấn khởi chia sẻ “Với 3 con lợn nái, chỉ sau 50 ngày chăm sóc, tôi đã bán được 28 lợn giống, mỗi con nặng 10 – 15 kg, giá bán từ 2 – 3 triệu đồng”. Qua nhiều năm nuôi lợn, chị Dần hiểu rõ thị trường lợn giống hiện đang khan hiếm, nhất là ở vùng sâu vùng xa. “ Do dịch bệnh, giá lợn giống năm nay cao gấp đôi so với năm ngoái. Mình phải tranh thủ nuôi vừa có sẵn lợn giống để gia đình nuôi, vừa có lợn giống bán”. Chị Dần khẳng định. Ngoài chăn nuôi, gia đình chị Dần còn trồng hàng trăm cây thanh long. Thu nhập ổn định giúp chị cải tạo, sửa chữa nhà cửa, xây nhà vệ sinh, nhà tắm sạch đẹp, tiện nghi.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Dần còn là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn. “Nhờ tổ này, vốn vay đến tay người dân nhanh, đúng người, đúng việc. Ai cũng có trách nhiệm hơn với khoản vay của mình”. Ông Lương Thanh Hiếu, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nguyên Bình nhận định.

Tín dụng chính sách

Cuộc sống người dân Lũng Ỉn, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình được đổi thay từ phát triển chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Từ “tự cung tự cấp” đến kinh tế hàng hoá

Chuyện nuôi 30 – 40 con lợn xuất chuồng một lần, bán cả tấn thịt hơi, đó là cách làm ăn mới của lớp trẻ hôm nay ở vùng cao. Trước đây, muốn bán con lợn 1 tạ cũng loay hoay không biết vận chuyển bằng cách nào. Nay có đường, xe ô tô tải đến tận bản. Giao thông mở lối, nông dân có thêm cơ hội. Cái khác biệt lớn nhất là người dân đã thay đổi tư duy từ trông chờ hỗ trợ sang chủ động phát triển sản xuất. Nhiều hộ đã đầu tư giống tốt, chăm sóc theo quy trình, phòng dịch bệnh khoa học. Theo chị Xiên, mỗi lứa lợn con được tiêm phòng đầy đủ, từ uống Amoxicillin, Sirocoli khi 1 – 2 ngày tuổi, đến tiêm vaccine PRRS, lở mồm long móng khi được 40 – 50 ngày tuổi. Gia đình chị còn kết hợp nuôi 4 bò để lấy phân bón cây ăn quả.

Xóm Lũng Ỉn hiện có 70 hộ dân tộc Dao đỏ, thì 38 hộ đang vay vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nguyên Bình, tổng dư nợ hơn 2 tỷ đồng. Nguồn vốn vay đã góp phần quan trọng giúp người dân đầu tư vào chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Ông Lãnh Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Vũ Minh khẳng định “Nhiều hộ đã thoát nghèo, có tích lũy. Các mô hình như của chị Xiên, chị Dần không chỉ giúp gia đình họ khấm khá mà còn là hình mẫu để các hộ khác làm theo”. Nhờ quản lý chặt chẽ, đúng đối tượng, tỷ lệ thu hồi nợ đạt cao, chất lượng tín dụng tốt, đội ngũ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn như chị Dần đã góp phần đưa nguồn vốn ưu đãi đến từng người dân có nhu cầu vay vốn tại các xóm bản.

Giữa vùng núi xa xôi, những vườn cây ăn quả cho trái ngọt, những đàn lợn béo tốt, những căn nhà khang trang, sạch đẹp đang là minh chứng cho sự chuyển mình bền vững. Đó không chỉ là sự đổi thay về kinh tế, mà còn là sự đổi mới về tư duy làm nông nghiệp bài bản, khoa học. Câu chuyện của Lũng Ỉn cho thấy khi người dân có khát vọng làm giàu, được chính quyền hỗ trợ, tiếp sức thì kinh tế nông thôn vùng sâu vùng xa sẽ chuyển mình mạnh mẽ. Kinh tế của người dân được nâng cao, họ vững tin xây dựng cuộc sống ngay chính trên mảnh đất quê hương mình.

Hành trình vượt khó từ chăn nuôi, trồng cây ăn quả

Cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lý Tòn Ton, chị Triệu Thị Xiên là một trong số hàng chục hộ nghèo ở xóm Lũng Ỉn. Cuộc sống gắn với cái nghèo truyền kiếp. Đất trồng ngô, đỗ chỉ đủ ăn, chăn nuôi nhỏ lẻ, không có đầu ra. Muốn mang hàng nông sản xuống chợ huyện thì đường xá gập gềnh, không có phương tiện. Vậy mà chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, họ đã vươn lên thành hộ khá nhờ mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn kết hợp trồng cây ăn quả. Mỗi năm, anh chị nuôi 3 lứa lợn trắng, mỗi lứa 30 – 40 con, xuất chuồng hơn 9,5 tấn thịt lợn hơi, thu nhập trên 120 triệu đồng.

“Trước kia gia đình mình nuôi lợn đen, chậm lớn, ăn nhiều, dễ lỗ. Giờ mình nuôi lợn trắng, chủ động con giống, biết cách phòng bệnh nên không còn thiệt hại như trước nữa”. Chị Xiên chia sẻ. Nhờ vay 100 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện theo chương trình giải quyết việc làm, vợ chồng chị Xiên đầu tư xây dựng chuồng trại, lắp bể biogas vừa xử lý môi trường vừa tiết kiệm điện.

Không dừng lại ở chăn nuôi, vợ chồng chị Xiên còn chuyển đổi hơn 5.000 m² đất trồng ngô sang trồng 400 trụ thanh long được 5 năm, hơn 200 cây quýt đã cho thu hoạch, 100 cây lê giống VH6 mới trồng cuối năm 2024. Thu nhập từ cây ăn quả mỗi năm cũng hơn 100 triệu đồng.

Ở Lũng Ỉn còn có gia đình chị Lý Mùi Dần, dân tộc Dao đỏ cũng là hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế hộ. Mỗi năm, gia đình chị Dần nuôi khoảng 90 con lợn thịt, duy trì nuôi 3 con lợn nái để chủ động con giống. Chị Dần phấn khởi chia sẻ “Với 3 con lợn nái, chỉ sau 50 ngày chăm sóc, tôi đã bán được 28 lợn giống, mỗi con nặng 10 – 15 kg, giá bán từ 2 – 3 triệu đồng”. Qua nhiều năm nuôi lợn, chị Dần hiểu rõ thị trường lợn giống hiện đang khan hiếm, nhất là ở vùng sâu vùng xa. “ Do dịch bệnh, giá lợn giống năm nay cao gấp đôi so với năm ngoái. Mình phải tranh thủ nuôi vừa có sẵn lợn giống để gia đình nuôi, vừa có lợn giống bán”. Chị Dần khẳng định. Ngoài chăn nuôi, gia đình chị Dần còn trồng hàng trăm cây thanh long. Thu nhập ổn định giúp chị cải tạo, sửa chữa nhà cửa, xây nhà vệ sinh, nhà tắm sạch đẹp, tiện nghi.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Dần còn là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn. “Nhờ tổ này, vốn vay đến tay người dân nhanh, đúng người, đúng việc. Ai cũng có trách nhiệm hơn với khoản vay của mình”. Ông Lương Thanh Hiếu, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nguyên Bình nhận định.

Từ “tự cung tự cấp” đến kinh tế hàng hoá

Chuyện nuôi 30 – 40 con lợn xuất chuồng một lần, bán cả tấn thịt hơi, đó là cách làm ăn mới của lớp trẻ hôm nay ở vùng cao. Trước đây, muốn bán con lợn 1 tạ cũng loay hoay không biết vận chuyển bằng cách nào. Nay có đường, xe ô tô tải đến tận bản. Giao thông mở lối, nông dân có thêm cơ hội. Cái khác biệt lớn nhất là người dân đã thay đổi tư duy từ trông chờ hỗ trợ sang chủ động phát triển sản xuất. Nhiều hộ đã đầu tư giống tốt, chăm sóc theo quy trình, phòng dịch bệnh khoa học. Theo chị Xiên, mỗi lứa lợn con được tiêm phòng đầy đủ, từ uống Amoxicillin, Sirocoli khi 1 – 2 ngày tuổi, đến tiêm vaccine PRRS, lở mồm long móng khi được 40 – 50 ngày tuổi. Gia đình chị còn kết hợp nuôi 4 bò để lấy phân bón cây ăn quả.

Xóm Lũng Ỉn hiện có 70 hộ dân tộc Dao đỏ, thì 38 hộ đang vay vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nguyên Bình, tổng dư nợ hơn 2 tỷ đồng. Nguồn vốn vay đã góp phần quan trọng giúp người dân đầu tư vào chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Ông Lãnh Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Vũ Minh khẳng định “Nhiều hộ đã thoát nghèo, có tích lũy. Các mô hình như của chị Xiên, chị Dần không chỉ giúp gia đình họ khấm khá mà còn là hình mẫu để các hộ khác làm theo”. Nhờ quản lý chặt chẽ, đúng đối tượng, tỷ lệ thu hồi nợ đạt cao, chất lượng tín dụng tốt, đội ngũ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn như chị Dần đã góp phần đưa nguồn vốn ưu đãi đến từng người dân có nhu cầu vay vốn tại các xóm bản.

Giữa vùng núi xa xôi, những vườn cây ăn quả cho trái ngọt, những đàn lợn béo tốt, những căn nhà khang trang, sạch đẹp đang là minh chứng cho sự chuyển mình bền vững. Đó không chỉ là sự đổi thay về kinh tế, mà còn là sự đổi mới về tư duy làm nông nghiệp bài bản, khoa học. Câu chuyện của Lũng Ỉn cho thấy khi người dân có khát vọng làm giàu, được chính quyền hỗ trợ, tiếp sức thì kinh tế nông thôn vùng sâu vùng xa sẽ chuyển mình mạnh mẽ. Kinh tế của người dân được nâng cao, họ vững tin xây dựng cuộc sống ngay chính trên mảnh đất quê hương mình.

Bài liên quan

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 2: Biên cương xanh - Có các anh

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 2: Biên cương xanh - Có các anh

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
Tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại Cao Bằng

Tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại Cao Bằng

Tại xã Trùng Khánh (Cao Bằng), ngày 18/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tổ chức tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh", mỗi nhà 80 triệu đồng và đồ dùng sinh hoạt cho hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn các xã: Trùng Khánh, Đình Phong, Đoài Dương, Đàm Thủy, Trà Lĩnh, Quang Trung.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện đã ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi, với gần 6.000 con lợn đã bị tiêu hủy với tổng trọng lượng hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.
Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết, ngày 15/7/2025, đơn vị đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao 60 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình ông Mông Văn Tuyệt, xóm Nà Chào, xã Phục Hòa, thuộc diện hộ nghèo.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu

Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu

Đó là mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu của anh Võ Văn Ngươn ở ấp 7, xã Khánh Lâm, tỉnh Cà Mau. Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm anh Ngươn đã trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu trên địa bàn.
Quảng Trị: Gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế

Quảng Trị: Gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế

Phòng Giao Dịch NHCSXH Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị đã thông qua nhiều chương trình cho vay tín dụng ưu đãi, giải ngân gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế, từng bước giúp bà con nơi đây dần thoát nghèo…
Thị trường nông sản 23/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản 23/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh hàng loạt từ 1.500 - 1.900 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 22/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê ổn định

Thị trường nông sản 22/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê ổn định

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, trong khi đó cà phê và tiêu ổn định so với hôm qua.
Nông nghiệp Lâm Đồng quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng trên 5,5%

Nông nghiệp Lâm Đồng quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng trên 5,5%

Trước mục tiêu 6 tháng cuối năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản từ 5,5% trở lên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đang tập trung triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, từ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở rộng nông nghiệp công nghệ cao đến phát triển chăn nuôi quy mô lớn, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Theo Chi cục Thống kê TP.Hải Phòng, trong 6 tháng đầu năm 2025 sản xuất nông nghiệp thành phố Hải Phòng (mới) duy trì ổn định, năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2024.
Triển vọng từ mô hình cây nho sữa xứ Hàn

Triển vọng từ mô hình cây nho sữa xứ Hàn

Mô hình trồng cây nho sữa Hàn Quốc của anh Võ Văn Thịnh trên vùng đất pha cát xóm 8 xã Đông Lộc, tỉnh Nghệ An đã mang lại tín hiệu vui mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập…
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong những năm đồng hành, sát cánh cùng người nông dân, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều đề tài nghiên cứu và dự án hỗ trợ bà con nông dân tại các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đánh giá về bức tranh nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều chia sẻ về tiềm năng và hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại vùng này.
Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều ổn định so với hôm qua.
Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính