Thứ năm 24/07/2025 02:11Thứ năm 24/07/2025 02:11 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tìm hiểu về tiêu chuẩn cà phê hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Câu chuyện cà phê hữu cơ bắt đầu từ những năm 1980 - 1990 của thế kỷ trước, khi trên thế giới xuất hiện loại cà phê độc đáo khác biệt là Blue Mountain ở Jamaica, hay Kopi Luwak của Indonesia mang lại giá trị lợi nhuận kinh tế cao, đây chính là lý do đưa đến xu hướng chuyển đổi cà phê canh tác truyền thống sang hướng canh tác hữu cơ.
Tìm hiểu về tiêu chuẩn cà phê hữu cơ
Ảnh minh họa.

Cà phê hữu cơ (organic coffee) được hiểu là một loại cafe sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay bất cứ loại phân bón tổng hợp, hóa chất nào. Cây cafe được lớn lên tự nhiên nhất, người ta chỉ sử dụng các biện pháp thủ công trong quá trình chăm sóc, chế biến và sử dụng phân vi sinh để bón cho cây. Trong suốt quá trình chế biến được giám sát chặt chẽ vì vậy thành phẩm ngoài 100% cafe thì không pha trộn thêm bất cứ phụ liệu nào khác kể cả bơ (bơ là một trong các thành phần mà đa số các nhà cung cấp cho vào trong quá trình xay, rang cafe) và cũng không có bất cứ hóa chất hay chất bảo quản nào khác... Ban đầu các chuyên gia đánh giá cà phê rất hoài nghi về chất lượng cà phê hữu cơ, vì nó đến từ các nông hộ nhỏ, nghèo mà cà phê mặc định là hữu cơ vì họ không đủ tiền mua phân bón hoặc thuốc trừ sâu. Họ cũng chỉ chăm sóc qua loa bằng việc cắt tỉa hoặc chế biến phù hợp với điều kiện hạn hẹp.

Nhưng từ năm 1989 tại khu vực Châu Mỹ người ta bắt đầu áp dụng mô hình canh tác hữu cơ theo hướng đặc sản nhằm cải tiến chất lượng cà phê tại khu vực này sau khi các chỉ tiêu đánh giá cà phê khu vực Nam Phi hoàn toàn vượt trội, đặc biệt cà phê Ethiopia được canh tác dạng sinh học thì hương vị của chúng khác biệt rõ rệt. Khái niệm cà phê đặc sản canh tác hữu cơ, đẩy giá cà phê loại này lên cao ngất ngưỡng (Giá cao 250% so với giá cà phê thông thường - Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới SCA) và hiện nay cà phê đặc sản canh tác hữu cơ chiếm 5% thị phần cà phê thế giới.

Và đi đầu trong phong trào canh tác cà phê hữu cơ phải kể đến Gary Talboy của Coffee Bean International (CBI) và Tom Harding của hiệp hội cải tiến cây trồng Hữu cơ (Orgranic Crop Improvement Association - OCIA) họ đã thực hiện quy trình chăm sóc canh tác cà phê chất lượng cao hữu cơ và chứng nhận cho cà phê hữu cơ cho những hợp tác xã chế biến cà phê đạt chuẩn hữu cơ tại khu vực mỹ La Tinh. Xu hướng cà phê hữu cơ toàn cầu dự đoán sẽ bùng nổ mạnh mẽ tại Bắc Mỹ tiếp đến là Châu Âu và Mỹ Latinh, bên cạnh đó thị trường mới nổi Châu Á - Thái Bình Dương đưa mức tiêu thụ cà phê vượt lên cao vót, các chuyên gia tài chính nông nghiệp dự báo thị trường cà phê hữu cơ sẽ lên tới con số 50 tỷ dolla trong tương lai không xa.

Các ông lớn trong thị trường cà phê hữu cơ toàn cầu là Rogers Family Company, Death Wish Coffee Co., Burke Brand Llc., Jungle Products Cr., Camano Island Coffee Roasters Llc., Special Java Inc., Coffee Bean Direct Llc., Và Allegro Coffee Company. Họ đã rất thành công trong việc định hình thị trường cà phê hữu cơ cũng như xây dựng thương hiệu, thay đổi thói quen người tiêu dùng đối với dòng sản phẩm này, đem lại mức doanh thu vượt hơn so với trước đây 45%.

Các tiêu chuẩn về cà phê hữu cơ toàn cầu: Xét về tiêu chuẩn hữu cơ cho cà phê, tương tự áp dụng với tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp khác và chúng được phân loại như sau: Cà phê hữu cơ được chia thành 4 nhóm tùy theo % chất hữu cơ chứa trong thực phẩm cà phê đó, gồm: (1) “100% organic” tức là không thêm bất cứ hóa chất nào khác; (2) “Organic” với 95% hữu cơ; (3) “Made with organic ingredients” có ít nhất 70% hữu cơ; (4) “Some organic ingredients” có dưới 70% hữu cơ. Và mỗi quốc gia đều có những chứng nhận hữu cơ riêng, một số chứng nhận có độ tin cậy trên toàn thế giới như chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA - Organic), Liên minh Châu Âu (European Union)…, hay hệ thống đảm bảo cùng tham gia trong nông nghiệp (PGS)…

- Các tiêu chí của cafe hữu cơ: Cà phê hữu cơ đang là lựa chọn hàng đầu của các quốc gia phát triển, bởi cafe hữu cơ được đánh giá là có vị thanh, không có hóa chất gây hại, an toàn cho sức khỏe. Những tiêu chuẩn về chất lượng của cafe hữu cơ: - Canh tác hữu cơ: Cây cà phê được canh tác trong môi trường hữu cơ thì: – Người nông dân tạo môi trường phát triển thuận theo tự nhiên tối đa cho cây cà phê; – Không có bất cứ yếu tố hóa học nào tác động đến cây; – Nguồn đất và nguồn nước là hai yếu tố luôn bảo đảm tiêu chuẩn trong canh tác cà phê hữu cơ. Đồng thời, các vùng canh tác cafe hữu cơ phải cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, không ô nhiễm khói bụi; – Để bảo vệ cây khỏi các loại sâu bọ phá hoại, người nông dân có thể sử dụng phân bón vi sinh hoặc thuốc trừ sâu từ thảo mộc thiên nhiên để để cây phát triển thuận lợi.

- Thu hoạch và sơ chế sạch và tự nhiên: Không như những loại café bình thường khác, café hữu cơ khi thu hoạch cũng phải đáp ứng những điều kiện khắt khe như: – Không được tuốt cả cành, chỉ hái những quả chín 100%; – Sau khi phân loại và sơ chế, được phơi giàn - đảm bảo chất lượng cao nhất.

- Bảo quản an toàn, không sử dụng chất bảo quản: Cà phê hữu cơ phải được bảo quản an toàn, chặt chẽ, đảm bảo cà phê không có những biến đổi về chất, mùi và hương vị. Người ta thường bảo quản cafe hữu cơ bằng các túi làm từ nông sản thân thiện với môi trường. Đáp ứng các tiêu chí: - Dễ phân hủy; - Thân thiện với môi trường; - Không chứa chất hóa học… Do cà phê xay luôn sinh ra CO2. Nên sử dụng túi có van 1 chiều cũng là lựa chọn tốt với chất lượng cà phê, van 1 chiều có tác dụng đẩy khí này ra ngoài để tránh sự ẩm mốc và mất mùi cà phê.

- Rang xay cà phê: Ngày trước, các sản phẩm cà phê của chúng ta thường có sự pha trộn các chất phụ gia khác như: Bột bắp, bột đậu tương, bơ, rượu, nước mắm… Cà phê hữu cơ không được phép pha trộn bất cứ một chất phụ gia nào, nó được rang mộc và thủ công hoàn toàn.

- Pha chế cà phê hữu cơ sạch: Muốn có một ly cà phê đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn hữu cơ thì bắt buộc trong quá trình pha chế phải có những quy trình thích hợp. Cà phê ngon là cà phê nguyên chất, tuyệt đối không dùng chất tạo màu tạo mùi, tạo bọt… Ngày nay, chúng ta cũng đã sử dụng khá nhiều máy pha cà phê, đặc biệt tại các thành phố lớn. Đặc điểm của cà phê pha máy là chỉ dùng được loại cà phê sạch rang mộc. Nếu sử dụng loại cà phê có tẩm ướp, rất dễ dẫn đến hư hỏng máy pha.

- Thực trạng cà phê hữu cơ tại Việt Nam hiện nay: Vì không sử dụng các chất hóa học nên năng suất của cafe hữu cơ không cao; Cafe hữu cơ khó canh tác và đòi hỏi chăm sóc vô cùng kỹ lưỡng nên không phải tất cả các vùng cafe trên thế giới đều trồng được cafe hữu cơ; Giá cafe hữu cơ cao hơn nhiều so với cà phê thông thường. Cafe hữu cơ đang trở thành một trong những hướng phát triển của người dân trồng cafe Việt Nam.

- Cà phê thải độc hữu cơ là gì: Cà phê thải độc đúng chuẩn cũng được làm từ cà phê sạch, chỉ khác với cà phê uống thông thường ở nhiệt độ rang, nhiệt độ rang của nó thấp hơn nhiều so với cà phê uống, do đó, cà phê thải độc có màu nhạt hơn và không có mùi thơm đậm đà./.

Bài liên quan

Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ trở thành ngành có thu nhập hấp dẫn

Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ trở thành ngành có thu nhập hấp dẫn

Kết hợp giữa nông nghiệp truyền thống và công nghệ hiện đại, Nông nghiệp Công nghệ cao có thu nhập hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số thời đại mới.
Giá cà phê tăng mạnh, thị trường biến động do nguồn cung khan hiếm

Giá cà phê tăng mạnh, thị trường biến động do nguồn cung khan hiếm

Giá cà phê toàn cầu đang trong xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là cà phê arabica và robusta đều tiệm cận hoặc vượt mức kỷ lục lịch sử. Nguyên nhân chính đến từ tình trạng khan hiếm nguồn cung, điều kiện thời tiết bất lợi tại các nước sản xuất lớn như Brazil và Việt Nam, cùng với tâm lý găm hàng của nông dân. Diễn biến này đang tạo ra những lo ngại lớn đối với thị trường cà phê thế giới, khi giá cả leo thang có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp cà phê và người tiêu dùng.
Vì sao người dùng lựa chọn cà phê hữu cơ?

Vì sao người dùng lựa chọn cà phê hữu cơ?

Trong vài năm trở lại đây, thực phẩm hữu cơ ngày càng được quan tâm và phổ biến, nhiều dự án về sản phẩm hữu cơ lan tỏa giá trị đến cộng đồng. Với cà phê, nhiều người yêu thích cà phê hữu cơ bởi mùi thơm, hương vị và nguồn gốc của nó.
Vai trò của ứng dụng sinh học trong sản xuất cà phê hữu cơ

Vai trò của ứng dụng sinh học trong sản xuất cà phê hữu cơ

Hiện nay, trong quá trình canh tác, người trồng cà phê phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm. Trong số đó, bệnh hại và dịch hại là những vấn đề đã và đang làm đau đầu cả những người trồng cà phê và các cấp quản lý bệnh dịch hại cây trồng.
Giá cà phê hôm nay 23/9: Thị trường đi ngang

Giá cà phê hôm nay 23/9: Thị trường đi ngang

Giá cà phê trong nước ổn định, nhưng dự báo giảm sản lượng và nhu cầu tiêu thụ tăng cao có thể khiến giá cà phê tăng vào đầu năm tới.
Giá cà phê hôm nay 19/9: Đồng loạt tăng

Giá cà phê hôm nay 19/9: Đồng loạt tăng

Giá cà phê hôm nay tăng nhẹ, dao động trong khoảng 123.000 - 123.400 đồng/kg tại thị trường trong nước.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Trồng cây thảo dược quý dưới tán rừng tự nhiên đang là hướng đi mới, bền vững, tạo ra nhiều giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây ở các khu vực miền núi. Việc trồng dược liệu dưới tán rừng tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho nhân dân mà còn giảm tải sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên, giúp khai thác, bảo vệ hệ sinh thái rừng một cách bền vững.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Một chuỗi nông sản xuất khẩu là một hệ thống phức tạp, liên kết từ người nông dân sản xuất nguyên liệu thô đến tay người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Để một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thế giới, nó phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chủ thể và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

PGS là chứng nhận đảm bảo sản phẩm được sản xuất tuân theo các quy trình của sản xuất. Hiểu một cách đơn giản, PGS là hệ thống chứng nhận sản xuất nông nghiệp theo các nguyên tắc và quy chuẩn hữu cơ, được thống nhất với sự tham gia của nhiều bên trong chuỗi sản xuất – cung ứng – tiêu thụ.
Hợp tác xã Trà Ngọc Hân: Ngọt ngào hương vị và giá trị trà Việt

Hợp tác xã Trà Ngọc Hân: Ngọt ngào hương vị và giá trị trà Việt

Nằm trên địa bàn Phúc Xuân nay là xã Đại Phúc, vùng lõi của đất chè Tân Cương Thái Nguyên, một miền quê trù phú dưới chân Tam Đảo, nơi được mệnh danh là "thủ phủ trà Việt", Hợp tác xã Trà Ngọc Hân không chỉ là một cái tên quen thuộc trong ngành trà mà còn là biểu tượng của sự nỗ lực không ngừng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của cây chè. Với cam kết về chất lượng, sự minh bạch trong sản xuất và tâm huyết với nghề, Hợp tác xã Ngọc Hân đã và đang góp phần nâng tầm thương hiệu trà Thái Nguyên trên bản đồ ẩm thực trong và ngoài nước.
Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh mướt và những khu rừng rậm rạp của vùng núi Eifel phía tây nước Đức, một phong trào nông nghiệp lặng lẽ nhưng mạnh mẽ đã bén rễ và nở rộ. Nơi đây không chỉ là một vùng đất với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn là một hình mẫu tiêu biểu cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nơi mà đất màu được xem như một kho báu vô giá và được chăm sóc bằng tất cả sự tận tâm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Thái Bình, mảnh đất được mệnh danh là "quê lúa" của Việt Nam, luôn ẩn chứa những câu chuyện thú vị về nông nghiệp và văn hóa địa phương. Nằm trong lòng tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân thuộc huyện Kiến Xương là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới, nơi những sản vật đặc trưng như lúa, rươi, cua và cáy đã trở thành niềm tự hào của người dân và là nguồn sống bền vững.
Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Ở một vùng đất nông nghiệp trù phú như Kiến Xương, Thái Bình, nơi những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài nơi có cửa sông mặn lợ với những đặc sản độc đáo như rươi, cua, cáy đã đi vào tiềm thức người dân, câu chuyện về Hoàng Văn Ba, nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân, là một điển hình sống động cho tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám làm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Trong khi ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng bền vững, an toàn và nâng cao giá trị, mô hình liên kết sản xuất giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân đóng vai trò rất quan trọng. Thực ra mô hình này đã được nói đến từ lâu, tuy nhiên mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác, để mô hình thực sự hiệu quả đòi hỏi đột phá cả lý luận và thực tiễn.
Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh yêu cầu về việc phải có một Đề án tổng thể cho ngành trồng trọt về giảm phát thải.
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một cách tiếp cận bền vững và có hệ thống để kiểm soát dịch hại, ưu tiên ngăn ngừa và giám sát, đồng thời sử dụng nhiều chiến lược để giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
Đắk Nông: Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ

Đắk Nông: Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển mình sang phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, tỉnh Đắk Nông đã và đang nỗ lực đưa nông nghiệp hữu cơ trở thành hướng đi chiến lược, không chỉ để bảo vệ hệ sinh thái mà còn gia tăng giá trị xuất khẩu và nâng tầm thương hiệu nông sản của địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính