Thứ ba 22/07/2025 07:31Thứ ba 22/07/2025 07:31 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sáng 10/5, Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 463/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia
Các đại biểu tham gia hội nghị triển khai Đề án phát triển trung tâm dược liệu quốc gia tại Quảng Nam. (Ảnh: Cáp Vương)

Hình thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh cho Sâm Ngọc Linh và dược liệu

Sâm Ngọc Linh - loài dược liệu quý hiếm của Việt Nam, từ lâu được mệnh danh là “quốc bảo”, có giá trị dược lý và kinh tế hàng đầu thế giới. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 28/02/2025 nhằm phát triển Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực, không chỉ là bước đi đột phá về chính sách mà còn thể hiện quyết tâm đưa cây dược liệu Việt lên tầm cao mới của chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời sự kiện lần này sẽ đánh dấu bước ngoặt chiến lược trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế sinh học và công nghiệp hóa dược liệu Việt Nam.

UBND tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai cụ thể với nhiều nhóm nhiệm vụ đồng bộ, từ thể chế chính sách, quy hoạch phát triển, xây dựng vùng trồng, thu hút đầu tư, đến nghiên cứu khoa học, công nghệ và xúc tiến thương mại. Trọng tâm là tạo dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ giống, nuôi trồng, chế biến đến thương mại hóa, hướng đến xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh mang tầm quốc gia và quốc tế.

Giai đoạn 2025–2045 được xác định là lộ trình phát triển toàn diện chuỗi công nghiệp dược liệu hiện đại, với 2 chặng đường rõ nét: nền tảng và tăng tốc. Trong giai đoạn 2025–2035, Quảng Nam tập trung đặt nền móng vững chắc cho ngành công nghiệp dược liệu bằng việc duy trì và mở rộng vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương, đặc biệt ưu tiên phát triển Sâm Ngọc Linh cùng các loại dược liệu có giá trị cao như Ba kích, Đảng sâm, Sa nhân tím...

Đồng thời, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ tiêu chuẩn GACP-WHO trong nuôi trồng và thu hái dược liệu nhằm đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế. Việc hoàn thiện quy hoạch đất đai và hạ tầng kỹ thuật, nhất là tại khu vực Chu Lai, cũng được xác định là trọng tâm để thu hút đầu tư và hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành dược liệu.

Bước sang giai đoạn 2036–2045, Quảng Nam sẽ chuyển sang giai đoạn tăng tốc, hoàn chỉnh hệ sinh thái công nghiệp dược liệu. Trọng tâm là đầu tư hiện đại hóa toàn diện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, logistic và năng lực chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm. Sâm Ngọc Linh tiếp tục giữ vai trò chủ lực, làm hạt nhân cho chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng với đó, tỉnh sẽ thúc đẩy xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm dược liệu, tăng cường chỉ dẫn địa lý và bảo hộ sở hữu trí tuệ, đưa ngành dược liệu Quảng Nam trở thành biểu tượng mới của công nghiệp sinh học Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhấn mạnh: “Đề án này không chỉ là cơ hội để Quảng Nam phát triển kinh tế dược liệu mà còn là chiến lược dài hơi để biến Sâm Ngọc Linh thành biểu tượng của sức khỏe và tri thức bản địa. Chúng tôi cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này”.

Ngoài ra, ông Bửu cũng khẳng định sự cần thiết của việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực dược liệu và khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. “Quảng Nam sẽ đặc biệt chú trọng xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành dược liệu tại Chu Lai, đồng thời hoàn thiện các cơ sở hạ tầng để đảm bảo các dự án phát triển dược liệu có thể thực hiện hiệu quả”.

6 trụ cột chiến lược đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Để hiện thực hóa Đề án phát triển trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia, Quảng Nam xác định 6 trụ cột chiến lược mang tính đồng bộ và liên kết chặt chẽ.

Thứ nhất, về thể chế chính sách, tỉnh sẽ rà soát, ban hành các cơ chế ưu đãi vượt trội nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản phẩm quốc gia từ Sâm Ngọc Linh.

Thứ hai, công tác quy hoạch sẽ được cập nhật đồng bộ, đảm bảo phân bổ hợp lý quỹ đất cho vùng trồng, khu chế biến và khu bảo tồn nguồn gen.

Thứ ba, Quảng Nam chú trọng xây dựng vùng trồng dược liệu lớn tại Nam Trà My và liên kết với Kon Tum, hình thành chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó việc bảo tồn và kiểm soát chất lượng giống Sâm Ngọc Linh được chuẩn hóa nghiêm ngặt.

Thứ tư là thu hút đầu tư, với việc chủ động đầu tư hạ tầng giao thông và khu công nghiệp dược liệu, đồng thời mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu và chế biến sâu.

Thứ năm, trụ cột nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ sẽ tập trung vào chọn tạo giống tốt, ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo trong kiểm soát chuỗi cung ứng, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế với các nước có ngành dược liệu tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức.

Cuối cùng, hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sẽ được đẩy mạnh thông qua việc kết hợp phát triển sản phẩm với du lịch sinh thái – dược liệu, hướng tới mô hình “một điểm đến – nhiều trải nghiệm”, đưa Sâm Ngọc Linh trở thành biểu tượng của sức khỏe, bản sắc và tri thức bản địa.

Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia
Đại biểu trình bày, trao đổi chiến lược phát triển, đánh giá tiềm năng dược liệu vùng duyên hải miền Trung – Tây Nguyên, đưa Sâm Ngọc Linh thành cây chủ lực của ngành.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp dược liệu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò chủ động của tỉnh Quảng Nam trong việc rà soát, đề xuất các cơ chế phù hợp với thực tiễn địa phương. Ông khẳng định Chính phủ sẵn sàng tiếp nhận và xem xét các kiến nghị về chính sách đặc thù để tạo điều kiện phát triển ngành dược liệu. Tỉnh cần đóng vai trò trung tâm, chủ trì phối hợp với các địa phương lân cận nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm dược liệu, đặc biệt là Sâm Ngọc Linh.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh sớm hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất và giải quyết các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy hành chính. Ông kêu gọi sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cho khu vực được xác định là trung tâm dược liệu, với mục tiêu lâu dài là khi nhắc đến Quảng Nam, mọi người sẽ nghĩ ngay đến trung tâm công nghiệp dược liệu tầm cỡ quốc gia, nơi có Sâm Ngọc Linh là niềm tự hào.

Việc triển khai Đề án phát triển trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam cần phát huy vai trò của toàn xã hội, trong đó các tổ chức chính trị – xã hội và cộng đồng dân cư đóng vai trò giám sát, phản biện và tham gia tích cực vào quá trình hành động, đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững.

Đề án nhấn mạnh sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Các Sở, ban, ngành và địa phương được giao nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp chặt chẽ theo chức năng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ vai trò đầu mối kỹ thuật, theo dõi, tổng hợp báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh và Chính phủ.

Với tầm nhìn chiến lược đến năm 2045, Đề án không chỉ mở ra cơ hội phát triển kinh tế dược liệu mà còn tạo nên hướng đi mới cho phát triển bền vững vùng trung du và miền núi phía Tây Quảng Nam. Sâm Ngọc Linh, từ loài cây quý hiếm nơi đại ngàn Trường Sơn, đang được nâng tầm thành biểu tượng mới của nền kinh tế tri thức và sinh học Việt Nam.

Sự thành công của Đề án sẽ là tiền đề quan trọng đưa Quảng Nam trở thành hình mẫu về chuyển đổi sinh kế, nâng tầm tài nguyên bản địa và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu./.

Bài liên quan

Ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản để ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ

Ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản để ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ

Trong bài đăng mới nhất trên mạng xã hội Truth Social ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Việt Nam sẽ chịu mức thuế 20% cho mọi hàng hóa đưa vào nước Mỹ.
Đà Nẵng long trọng công bố các nghị quyết, quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính

Đà Nẵng long trọng công bố các nghị quyết, quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính

Lễ công bố đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tổ chức lại bộ máy hành chính, khẳng định quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đà Nẵng trong công cuộc đổi mới hệ thống quản lý nhà nước. Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020–2025 chính thức ra mắt tại Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Kon Tum chỉ đạo kiểm tra việc cấp mã vùng trồng Sâm Ngọc Linh

Kon Tum chỉ đạo kiểm tra việc cấp mã vùng trồng Sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương kiểm tra, rà soát việc cấp mã số vùng trồng cho cây Sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu quý đang được chú ý không chỉ bởi giá trị kinh tế mà còn vì ý nghĩa bảo tồn và phát triển bền vững.
Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1656/QĐ-BVHTTDL, chính thức đưa di sản “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị đặc biệt của tri thức truyền thống gắn liền với loại dược liệu quý hiếm bậc nhất Việt Nam.
Quảng Nam khai hội Sâm Ngọc Linh, đưa “quốc bảo” Việt Nam ra thế giới

Quảng Nam khai hội Sâm Ngọc Linh, đưa “quốc bảo” Việt Nam ra thế giới

Quảng Nam chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh quốc tế lần đầu tiên, dự kiến diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025. Đây là sự kiện mang tầm vóc quốc tế, khẳng định vị thế của Sâm Ngọc Linh trên bản đồ dược liệu toàn cầu.
Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My

Việc ghi danh “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa bản địa mà còn mở ra hướng đi bền vững cho phát triển kinh tế và bảo tồn thiên nhiên tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính