Thứ bảy 26/07/2025 08:31Thứ bảy 26/07/2025 08:31 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên chọn để hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để làng nghề phục hồi và phát triển.
Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Rượu tằm Hòa Phong đạt sản phẩm OCOP 3 sao.

Ngày 20/12/2007, làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa được UBND tỉnh Phú Yên công nhận là làng nghề truyền thống để nâng cao vị thế làng nghề, tăng thu nhập cho người dân, góp phần gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền vững.

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên chọn để hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để làng nghề phục hồi và phát triển theo Kế hoạch phôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Thời gian nuôi từ lúc tằm trứng đến khi tằm cho kén khoảng 30 ngày/lứa.

Nghề trồng dâu nuôi tằm được hình thành tại thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa từ năm 1939 đến năm 1945, do ảnh hưởng của chiến tranh nên không thực hiện nữa. Đến năm 1982, Hợp tác xã NN-KD-DV Hòa Phong khôi phục lại Làng nghề trồng dâu nuôi tằm tại vùng soi bồi dọc theo sông Đà Rằng với diện tích 18ha, vì tác động của lũ lụt, một số diện tích bị bồi lấp không sản xuất được, nên diện tích cây dâu tằm bãi bồi cũ hiện còn 3,2ha.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Xã Hòa Phong hiện có 5ha cây dâu phục vụ bà con làng nghề.

Tỷ lệ hộ dân tham gia Làng nghề trồng dâu nuôi tằm đến cuối năm 2024 là 72 hộ/339 hộ, chiếm 21,38% số hộ dân thôn Mỹ Thạnh Tây. Nhờ nghề này mà nhiều người dân trong làng đã thoát khỏi khó khăn, nghèo khó, trong đó không ít gia đình trở nên khấm khá.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Nùng (66 tuổi) ở thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, cho biết: Gia đình tôi làm nghề trồng dâu nuôi tằm cũng gần 20 năm rồi, nghề này tuy không nặng nhọc nhưng lại phải chịu khó, chịu khổ thức trắng đêm canh tằm. Nếu lứa nào thời tiết thuận lợi, cây dâu sinh trưởng tốt thì nuôi tằm đạt năng suất, bán có giá cao hơn, còn cây dâu không phát triển tốt thì xem như lứa đó không có tằm để bán. Thời gian nuôi từ lúc tằm trứng đến khi tằm cho kén khoảng 30 ngày/lứa, trung bình mỗi năm có thể nuôi được từ 2-5 lứa tằm tùy vào điều kiện thời tiết thuận lợi hay không. Bởi vậy, người trồng dâu nuôi tằm chỉ mong cây dâu sinh trưởng tốt, mà muốn dâu sinh trưởng tốt thì phải có phân bón cùng sự cần cù chịu khó.

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
Tỷ lệ hộ dân tham gia Làng nghề trồng dâu nuôi tằm đến cuối năm 2024 là 72 hộ/339 hộ.

Phó Giám đốc Hợp tác xã NN-KD-DV Hòa Phong Trần Ngọc Cư chia sẻ: Nhằm duy trì Làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong không bị mai một, Hợp tác xã nghiên cứu thực hiện chuỗi giá trị sản phẩm nhằm tăng thu nhập cho bà con thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới xã nhà đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024. Với quyết tâm vực dậy nghề trồng dâu nuôi tằm, được UBND huyện Tây Hòa hỗ trợ kinh phí, Hợp tác xã trồng mới lại 1,8ha, nâng tổng diện tích cây dâu hiện có 5ha; xây dựng nhà nuôi tằm tập trung với diện tích 200m2 để phát triển sản phẩm “Rượu tằm Hòa Phong”. Hợp tác xã tự chủ về việc cung cấp giống tằm con, cũng như liên kết, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con làng nghề.

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa.

Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng và cụ thể hóa thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), ngoài việc thu nhập từ kén tằm, Hợp tác xã NN-KD-DV Hòa Phong đăng ký sản phẩm “Rượu tằm Hòa Phong” và được UBND tỉnh Phú Yên công nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020 và năm 2024.

Rượu tằm Hòa Phong đang là sản phẩm được tiêu thụ tốt, góp phần làm gia tăng giá trị và hiệu quả kinh tế địa phương. Rượu tằm Hòa Phong không chỉ là thương hiệu riêng của Hợp tác xã NN-KD-DV Hòa Phong, mà còn là đặc sản của tỉnh Phú Yên.

Bài liên quan

Đắk Lắk (mới): Sự kết hợp hài hòa tiềm năng của cao nguyên đại ngàn và duyên hải Nam Trung Bộ

Đắk Lắk (mới): Sự kết hợp hài hòa tiềm năng của cao nguyên đại ngàn và duyên hải Nam Trung Bộ

Sáng ngày 30/6, tại buổi lễ trọng thể và mang tính lịch sử, các quyết định của Trung ương về việc sáp nhập hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên đã được chính thức công bố, mở ra một chương phát triển hoàn toàn mới. Tỉnh Đắk Lắk (mới) được kỳ vọng sẽ trở thành một đầu tàu kinh tế-xã hội mạnh mẽ, kết hợp hài hòa tiềm năng của cao nguyên đại ngàn và duyên hải Nam Trung Bộ.
Phú Yên: Sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt trên 61% so với kế hoạch

Phú Yên: Sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt trên 61% so với kế hoạch

Sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2025 tại Phú Yên đạt gần 54.300 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 61,4% so với kế hoạch năm.
Phú Yên: Bắt quả tang cơ sở bơm thạch rau câu vào tôm hùm chết bán ra thị trường

Phú Yên: Bắt quả tang cơ sở bơm thạch rau câu vào tôm hùm chết bán ra thị trường

Đội Quản lý thị trường số 4 - Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên vừa Phối hợp với Công an tỉnh Phú Yên kiểm tra, bắt quả tang một cơ sở kinh doanh thủy sản bơm thạch rau câu vào tôm hùm đã chết để bán ra thị trường.
Phú Yên triển khai thực hiện quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Phú Yên triển khai thực hiện quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên: Người dân bức xúc vì Công ty Vạn Phát xả thải ra môi trường

Phú Yên: Người dân bức xúc vì Công ty Vạn Phát xả thải ra môi trường

Nước thải đen sì, nổi bọt trắng, có kèm theo bã cặn không những bốc mùi hôi thối khó ngửi. Bên cạnh đó, khi con người khi tiếp xúc với nguồn nước nhiễm thải bị ngứa ngáy khó chịu.
Phú Yên sẽ phát triển ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn

Phú Yên sẽ phát triển ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn

UBND tỉnh Phú Yên vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề án xác định mục tiêu chung là xây dựng Phú Yên trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Phú Thọ có thêm sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 5 sao cấp Quốc gia

Phú Thọ có thêm sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 5 sao cấp Quốc gia

Sét quà Con Cui (bao gồm: thịt chua Con Cui, thịt muối Con Cui, nem chua Con Cui) của Phú Thọ là sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 5 sao cấp Quốc gia, theo quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia năm 2025 (Đợt 1) của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Khoai lang “Hoàng Long” - giống khoai quý ở châu thổ sông Cửu Long

Khoai lang “Hoàng Long” - giống khoai quý ở châu thổ sông Cửu Long

Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu tập trung ở Vĩnh Long, một tỉnh nổi tiếng với đất phù sa màu mỡ. Tên gọi "Hoàng Long" gợi lên sự quý phái, sang trọng, phần nào nói lên giá trị mà giống khoai này mang lại. Đây là giống khoai lang có hình dáng thuôn dài, vỏ màu tím nhạt đến tím sẫm, và đặc biệt là ruột khoai có màu vàng cam đẹp mắt sau khi luộc hoặc chế biến.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã công nhận hơn 3.400 sản phẩm, dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng.
Thực phẩm "bẩn" len lỏi vào vào mâm cơm: Cần "lồng bàn" bảo vệ

Thực phẩm "bẩn" len lỏi vào vào mâm cơm: Cần "lồng bàn" bảo vệ

Chỉ trong nửa đầu năm 2025, hàng loạt các vụ liên quan tới thực phẩm bẩn, mất an toàn vệ sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ bị cơ quan chức năng phát hiện, tiêu hủy và xử lý.
Lợn đen miền núi - giống lợn bản địa có giá trị kinh tế

Lợn đen miền núi - giống lợn bản địa có giá trị kinh tế

Trong hệ sinh thái chăn nuôi truyền thống của Việt Nam, lợn đen miền núi từ lâu đã giữ một vị trí đặc biệt, không chỉ vì giá trị dinh dưỡng và kinh tế, mà còn là một phần trong văn hóa và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Giống lợn này không chỉ là nguồn thực phẩm sạch mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân miền núi.
Rực rỡ các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực tại Hải Phòng

Rực rỡ các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực tại Hải Phòng

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng khai mạc hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực Hải Phòng. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cũng như hợp nhất các cơ quan trên địa bàn TP. Hải Phòng với tỉnh Hải Dương.
Việt Nam - Brazil đẩy mạnh hợp tác đầu tư sản xuất và chế biến nông sản

Việt Nam - Brazil đẩy mạnh hợp tác đầu tư sản xuất và chế biến nông sản

Thủ tướng và Tổng thống Brazil chứng kiến lễ công bố xuất khẩu lô hàng cá tra-basa, cá rô phi đầu tiên sang Brazil và lô hàng thịt bò đầu tiên sang Việt Nam.
Lâm Đồng: Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 211 triệu USD

Lâm Đồng: Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 211 triệu USD

Trong báo cáo tình hình xuất khẩu nông sản từ ngày 12 đến 26/6/2025, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 20,96 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế từ đầu năm đến nay lên 211,51 triệu USD.
Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Trong dòng chảy của nông nghiệp xanh – sạch, Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế với nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thử thách. Câu hỏi đặt ra là: nông sản sạch xứ Nghệ đã thực sự sẵn sàng để chinh phục thị trường lớn, hay vẫn đang loay hoay trong chính “vườn nhà” mình?
Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bắc Giang, một vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa xanh mướt và những con sông hiền hòa, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu vi mà còn níu chân du khách bởi những món ăn dân dã, mang đậm hương vị quê hương. Trong số đó, Bánh đa Kế là một đặc sản không thể không nhắc đến, đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và là món quà ý nghĩa được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Bắc Giang.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính