Thứ bảy 19/07/2025 03:52Thứ bảy 19/07/2025 03:52 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm chức năng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế rà soát, báo cáo rõ các hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành về quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng, trong đó lưu ý xác định rõ những vấn đề còn chưa chặt chẽ, sơ hở, dễ bị lợi dụng, thao túng để làm trái quy định, không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm chức năng
Các đối tượng Nguyễn Thanh Phong, Đinh Quang Minh, Nguyễn Thị Minh Hải, Lê Thị Hiên, Cao Văn Trung (theo thứ tự từ trái qua) đã tiếp tay để Công ty MegaPharco và các đơn vị liên quan sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả với số lượng đặc biệt lớn, chỉ đạt khoảng 30% chỉ tiêu chất lượng Ảnh: Bộ Công an cung cấp

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 4704/VPCP-KGVX ngày 28/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý thông tin phản ánh về việc quản lý thực phẩm chức năng.

Công văn nêu: Ngày 15/5/2025, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thông tin báo chí phản ánh việc quản lý thực phẩm chức năng.

Theo bài báo có tiêu đề "Hệ thống kiểm tra, cấp phép thực phẩm chức năng: Nhiều kẽ hở, dễ bị thao túng" thì từ vụ án phát hiện hàng trăm thực phẩm chức năng giả, cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng điều tra các hành vi sai phạm liên quan đến hệ thống "chống lưng" cho thực phẩm chức năng giả, gây nguy hại nghiêm trọng đến cộng đồng, làm gia tăng sự phẫn nộ trong dư luận xã hội. Từ vụ án này, cơ quan điều tra nhận định rằng hệ thống kiểm tra, cấp phép cho ngành thực phẩm chức năng đang tồn tại nhiều kẽ hở. Cách làm mang tính hình thức, thiếu minh bạch và dễ bị thao túng đã biến một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người thành mảnh đất màu mỡ cho lợi ích nhóm và tham nhũng hoạt động.

Trước phản ánh trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế rà soát, báo cáo rõ các hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành về quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng, trong đó lưu ý xác định rõ những vấn đề còn chưa chặt chẽ, sơ hở, dễ bị lợi dụng, thao túng để làm trái quy định, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện ngay các giải pháp để khắc phục theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền đối với trường hợp vượt thẩm quyền; đồng thời rà soát, hoàn thiện, có quy định, chính sách, biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả quản lý loại sản phẩm này khi trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm.

Trước đó, vào ngày 15/5 báo Điện tử Tiền Phong có đăng bài báo có tiêu đề "Hệ thống kiểm tra, cấp phép thực phẩm chức năng: Nhiều kẽ hở, dễ bị thao túng". Theo nội dung bài báo thì mỗi lần đoàn công tác thực hiện hậu kiểm tại doanh nghiệp về, ông Cao Văn Trung – nguyên Phó Trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đều đưa cho ông Nguyễn Thanh Phong – nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm một phong bì với lý do là “doanh nghiệp cảm ơn”, bên trong chứa 50 triệu đồng. Tổng cộng ông Phong đã nhận 5 lần, với số tiền lên đến 250 triệu đồng. Theo lời khai, các lần nhận tiền này đều gắn với hoạt động cấp chứng nhận GMP (Thực hành sản xuất tốt) và hậu kiểm tại hai nhà máy.

Còn ông Cao Văn Trung khai rằng quá trình kiểm tra, hậu kiểm của đơn vị đã thiếu tính khách quan do buông lỏng các quy định pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp thao túng kết quả. Điều này, theo ông Trung, dẫn đến nhiều sai lệch trong quá trình cấp phép, giám sát hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng.

Ông Đinh Quang Minh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm, thừa nhận, việc tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm hoàn toàn dựa trên tài liệu do doanh nghiệp cung cấp, mà không có quy trình kiểm chứng độc lập. Việc này khiến công tác thẩm định thiếu toàn diện và khách quan.

Cũng theo nội dung bài báo thì, ông Nguyễn Năng Mạnh - Giám đốc Công ty MegaPharco đã thông đồng và chi tiền để “vận động hành lang” tới một số lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục An toàn thực phẩm. Nhờ đó, Mạnh được cấp bốn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho hai nhà máy MediPhar và MediUSA; đồng thời được phê duyệt 207 sản phẩm thực phẩm chức năng thuộc chín công ty khác nhau. Các sản phẩm này được sản xuất dựa trên nguyên liệu được công bố là nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu, nhưng thực tế phần lớn là hàng kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc.

C03 xác định, các bị can đã tiếp tay để Công ty MegaPharco và các đơn vị liên quan sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả với số lượng đặc biệt lớn, chỉ đạt khoảng 30% chỉ tiêu chất lượng. Hơn 900 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được tung ra thị trường, chủ yếu nhắm vào nhóm người dễ tổn thương như người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Sự việc không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, làm gia tăng sự phẫn nộ trong dư luận xã hội. Từ vụ án này, cơ quan điều tra nhận định rằng hệ thống kiểm tra, cấp phép cho ngành thực phẩm chức năng đang tồn tại nhiều kẽ hở. Cách làm mang tính hình thức, thiếu minh bạch và dễ bị thao túng đã biến một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người thành mảnh đất màu mỡ cho lợi ích nhóm và tham nhũng hoạt động.

Hiện, Cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng điều tra để làm rõ toàn bộ hành vi sai phạm liên quan đến hệ thống “chống lưng” cho thực phẩm chức năng giả, gây nguy hại nghiêm trọng đến cộng đồng.

Bài liên quan

Quảng Ninh: Tạm giữ lô hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ lô hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tạm giữ lô hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu trị giá 67 triệu đồng tại Bãi Cháy.
Hà Nội thành lập hai đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng

Hà Nội thành lập hai đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng

Từ ngày 9/5 đến hết 15/6, hai đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội sẽ kiểm tra đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thực trạng và hệ lụy của thị trường thực phẩm chức năng

Thực trạng và hệ lụy của thị trường thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, được nhiều người tin dùng với mong muốn tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, thị trường Thực phẩm chức năng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro với tình trạng thật giả lẫn lộn, gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành.
Phát hiện 2.000 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe chưa được cấp phép lưu hành

Phát hiện 2.000 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe chưa được cấp phép lưu hành

Các đối tượng đã cấu kết đặt hàng Công ty cổ phần Dược phẩm Abi Pharma (Hà Nội) sản xuất 2.000 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe chưa được cấp phép lưu hành.
Quảng Ninh: Tạm giữ lô hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ lô hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tạm giữ lô hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu trị giá 67 triệu đồng tại Bãi Cháy.
Bộ Y tế thu hồi công bố 18 sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Abbott Healthcare Việt Nam

Bộ Y tế thu hồi công bố 18 sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Abbott Healthcare Việt Nam

Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.
Hà Nội thành lập hai đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng

Hà Nội thành lập hai đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng

Từ ngày 9/5 đến hết 15/6, hai đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội sẽ kiểm tra đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
Danh sách 12 loại sữa bột giả vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

Danh sách 12 loại sữa bột giả vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế vừa công bố danh sách 12 loại sữa bột giả của Công ty Cổ phần dược phẩm Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood bị buộc thu hồi.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Ngày 16/7 HĐND tỉnh Sơn La khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 11 để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Hơn cả một chương trình nhà ở, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Việt Nam là một hành trình bền bỉ, thể hiện sâu sắc truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều giai đoạn với những chương trình cụ thể, phong trào này đang bước vào giai đoạn nước rút với mục tiêu cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm trên cả nước vào cuối năm 2025, mang lại niềm hy vọng về một cuộc sống an toàn, ổn định cho hàng triệu người dân.
Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo mạnh mẽ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, lực lượng chức năng và địa phương ven biển triển khai các biện pháp kiểm soát, xử lý và chấn chỉnh hoạt động khai thác thủy sản.
Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Với mục tiêu đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong quản lý tài nguyên rừng, UBND tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh công tác rà soát và phân vùng chi tiết các loại rừng trên địa bàn. Mới đây, tại buổi làm việc do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng chủ trì đã tập trung đánh giá kết quả ban đầu, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về việc hoàn thiện số liệu và tích hợp quy hoạch lâm nghiệp vào bức tranh phát triển chung của tỉnh đến năm 2030.
Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng, với những lợi thế địa lý và tài nguyên phong phú, đang hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi và dư địa rộng lớn cho sự phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh đó, sự đa dạng và tiềm năng của ngành công nghiệp nổi lên như một động lực then chốt, hứa hẹn thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Giúp người dân không bị gián đoạn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi sau khi sáp nhập

Giúp người dân không bị gián đoạn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi sau khi sáp nhập

Ngày 11/7/2025, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Bù Gia Mập phối hợp tốt cùng Hội Nông dân và các Hội – Đoàn thể xã Phú Nghĩa, tỉnh Đồng Nai tổ chức thành công phiên giao dịch đầu tiên sau khi sáp nhập xã
Nghị định mới “mở lối” sinh kế trồng dược liệu trong rừng

Nghị định mới “mở lối” sinh kế trồng dược liệu trong rừng

Đầu tháng 7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 183/2025/NĐ-CP, bổ sung quy định về nuôi, trồng và thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Nghị định có hiệu lực từ 15/8/2025, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển dược liệu bền vững gắn với bảo vệ rừng và sinh kế người dân.
Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW, được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta về vai trò then chốt của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2025/TT-BNNMT quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BNNMT quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BYT quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính