Thứ bảy 19/07/2025 04:02Thứ bảy 19/07/2025 04:02 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phải kiểm soát chặt chẽ mới có thể duy trì ở những thị trường khó tính

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Những cảnh báo từ thị trường quốc tế đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: nếu không siết chặt kiểm soát chất lượng từ gốc, nông sản Việt Nam khó có thể giữ vững thị trường xuất khẩu đặc biệt ở những thị trường khó tính.
Phải kiểm soát chặt chẽ mới có thể duy trì ở những thị trường khó tính

nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa thể kiểm soát hoàn toàn chất lượng từ khâu sản xuất. (Ảnh minh họa)

Thời gian qua, xuất khẩu sầu riêng - một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam - đã lao dốc mạnh khi lượng hàng xuất sang Trung Quốc giảm đến 80% trong 2 tháng đầu năm.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc áp dụng biện pháp kiểm soát gắt gao hơn, đặc biệt là xét nghiệm dư lượng Cadimi, chất vàng O. Mỗi lô hàng đều bị kiểm tra 100% trước khi thông quan, yêu cầu phải có kết quả phân tích từ phòng thí nghiệm được Trung Quốc công nhận. Mối lo nằm ở chỗ, nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa thể kiểm soát hoàn toàn chất lượng từ khâu sản xuất (đồng ruộng).

Ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh, chất vàng O không chỉ có trong thuốc nhúng mà có thể tồn dư từ thuốc bảo vệ thực vật. Cơ quan chức năng cần có quy định rõ ràng hơn để kiểm soát hoạt chất trừ nấm và bất kỳ hóa chất nào có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Không chỉ sầu riêng, tình trạng khó kiểm soát trong sản xuất còn ảnh hưởng đến các ngành hàng khác. Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, đề cập tình trạng cà phê giả mà cơ quan chức năng phát hiện thời gian gần đây (chỉ có 10% cà phê hạt, 70% đậu nành và 20% vỏ vụn cà phê). Theo ông, hiện nay tỉnh Đắk Lắk có gần 200 cơ sở chế biến cà phê, nhưng việc kiểm soát chất lượng đầu vào và quy trình sản xuất còn nhiều lỗ hổng. Nếu không siết chặt từ gốc, nguy cơ mất uy tín của cả ngành hàng là rất lớn.

Thế nhưng, một thực tế đáng lo ngại là công tác kiểm tra chất lượng hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào hậu kiểm. Theo ông Nguyễn Văn Hà, hệ thống kiểm nghiệm của Việt Nam còn quá mỏng, dẫn đến tình trạng khi gửi mẫu đi kiểm tra, phải mất nhiều thời gian mới có kết quả, làm chậm trễ quá trình xuất khẩu và tăng chi phí cho doanh nghiệp. Giải pháp đặt ra là cần xây dựng hệ thống kiểm nghiệm ngay tại các vùng sản xuất lớn, để có thể kiểm soát chất lượng từ gốc một cách hiệu quả.

Nếu không siết chặt từ gốc, nguy cơ mất uy tín của cả ngành hàng nông sản là rất lớn
Nếu không siết chặt từ gốc, nguy cơ mất uy tín của cả ngành hàng nông sản là rất lớn. Ảnh minh họa.

Tương tự, xuất khẩu thanh long cũng đang gặp những rào cản nhất định. Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, cho biết, với hơn 10.000ha trồng thanh long ở địa phương này, thị trường EU và Trung Quốc đều yêu cầu rất khắt khe về chất lượng. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chưa sát sao với nông dân, dẫn đến tình trạng sản xuất không đồng bộ, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Một trong những giải pháp quan trọng là doanh nghiệp cần đồng hành sát sao với nông dân trong quá trình canh tác. Theo ông Nguyễn Quốc Trịnh, doanh nghiệp cần trực tiếp xuống đồng ruộng, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân thực hiện đúng quy trình canh tác. Do thiếu liên kết với doanh nghiệp nên nhiều nông dân phải phụ thuộc vào các đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến sử dụng sai loại thuốc, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây thiệt hại lớn khi bị thị trường xuất khẩu từ chối.

Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật Việt Nam, trong năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, EU đã phát đi 130 cảnh báo đối với nông sản và thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Trong đó, cảnh báo về dư lượng hóa chất như thuốc trừ sâu và thuốc thú y chiếm gần 51%. Riêng mặt hàng thanh long nhận 7 cảnh báo về dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép. Do gia tăng số lượng cảnh báo nên EU đã tăng tần suất kiểm tra tại cửa khẩu đối với một số mặt hàng: thanh long (30%), ớt và đậu bắp (50%), sầu riêng (10%).

Muốn nông sản Việt Nam vươn xa, không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực của cơ quan quản lý mà cần sự tham gia của toàn bộ chuỗi cung ứng. Ông Ngô Xuân Nam cho rằng, nếu chỉ có một bên nỗ lực, dù là cơ quan quản lý hay doanh nghiệp, thì cũng không đủ. Cần phải đồng thuận của cả hệ thống, từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp và chính quyền địa phương, mới có thể tạo sự thay đổi bền vững.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, phải kiểm soát chặt chẽ, từ vùng nguyên liệu đến chế biến, chúng ta mới có thể duy trì thị phần ở những thị trường khó tính. Yêu cầu này đặc biệt quan trọng với thị trường EU (không chỉ yêu cầu sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mà còn phải đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường).

Phải tuân thủ nghiêm ngặt về kiểm định chất vàng O trong sầu riêng Phải tuân thủ nghiêm ngặt về kiểm định chất vàng O trong sầu riêng

Trung Quốc vừa thông báo áp dụng quy định 100% lô hàng sầu riêng Thái Lan, Việt Nam phải có thêm giấy chứng nhận kiểm ...

Củng cố niềm tin của thị trường đối với loại trái “tỷ đô” Củng cố niềm tin của thị trường đối với loại trái “tỷ đô”

Bộ NN&PTNT cho biết hiện đang triển khai một chương trình giám sát dư lượng hóa chất trên toàn quốc nhằm kiểm soát chất lượng ...

Bài liên quan

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa tươi tiếp đà tăng, trong khi đó tiêu và cà phê ổn định so với hôm qua.
Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 2.300 - 2.800 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo có biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 1.000 - 1.200 đồng/kg so với hôm qua.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Rực rỡ các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực tại Hải Phòng

Rực rỡ các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực tại Hải Phòng

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng khai mạc hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực Hải Phòng. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cũng như hợp nhất các cơ quan trên địa bàn TP. Hải Phòng với tỉnh Hải Dương.
Việt Nam - Brazil đẩy mạnh hợp tác đầu tư sản xuất và chế biến nông sản

Việt Nam - Brazil đẩy mạnh hợp tác đầu tư sản xuất và chế biến nông sản

Thủ tướng và Tổng thống Brazil chứng kiến lễ công bố xuất khẩu lô hàng cá tra-basa, cá rô phi đầu tiên sang Brazil và lô hàng thịt bò đầu tiên sang Việt Nam.
Lâm Đồng: Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 211 triệu USD

Lâm Đồng: Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 211 triệu USD

Trong báo cáo tình hình xuất khẩu nông sản từ ngày 12 đến 26/6/2025, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 20,96 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế từ đầu năm đến nay lên 211,51 triệu USD.
Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Trong dòng chảy của nông nghiệp xanh – sạch, Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế với nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thử thách. Câu hỏi đặt ra là: nông sản sạch xứ Nghệ đã thực sự sẵn sàng để chinh phục thị trường lớn, hay vẫn đang loay hoay trong chính “vườn nhà” mình?
Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bắc Giang, một vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa xanh mướt và những con sông hiền hòa, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu vi mà còn níu chân du khách bởi những món ăn dân dã, mang đậm hương vị quê hương. Trong số đó, Bánh đa Kế là một đặc sản không thể không nhắc đến, đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và là món quà ý nghĩa được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Bắc Giang.
Những sản phẩm hữu cơ từ cây bèo Nhật Bản

Những sản phẩm hữu cơ từ cây bèo Nhật Bản

Cây bèo Nhật Bản, hay còn gọi là lục bình (tên khoa học: Eichhornia crassipes), là một loài thực vật thủy sinh nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ của những bông hoa màu tím nhạt và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ đến mức đáng kinh ngạc.
Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Xã Bình Dương, huyện Hoà An (Cao Bằng) có diện tích rừng chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên, đây là một lợi thế để người dân của xã khai thác phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong lấy mật đã đem lại cho người dân xã Bình Dương nguồn thu nhập ổn định, cải thiện sinh kế và cơ hội làm giàu bền vững. Ông Hoàng Thanh Cư, Tổ trưởng Tổ hợp tác Mật ong hoa tự nhiên xã Bình Dương khẳng định.
TP Hồ Chí Minh: Du khách từ hơn 30 nước đến tham quan nông trại hữu cơ

TP Hồ Chí Minh: Du khách từ hơn 30 nước đến tham quan nông trại hữu cơ

Làm nông nghiệp hữu cơ đã giúp một trang trại thu hút nhiều du khách và tạo điều kiện để khách trải nghiệm, hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ.
Tiềm năng phát triển bột matcha từ lá trà xanh Việt Nam nhằm tối ưu giá trị xuất khẩu

Tiềm năng phát triển bột matcha từ lá trà xanh Việt Nam nhằm tối ưu giá trị xuất khẩu

Đứng thứ 5 thế giới về sản lượng xuất khẩu, nhưng ngành trà Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Theo khảo sát, sản phẩm Việt Nam xuất khẩu đa phần là trà xanh dạng thô, chưa qua chế biến với giá dao động từ 1.2-2.8 USD/kg, trong khi sản phẩm tinh chế của Nhật Bản có thể đạt tới 20-80 USD/kg.
Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Ngày nay, không khó để bắt gặp những hình ảnh bắt mắt về “Organic Apples” từ Mỹ, “Organic Milk” từ Úc hay “EU Organic Veggie” tại các kệ siêu thị, cửa hàng cao cấp, và thậm chí trên các nền tảng bán hàng trực tuyến. Nhưng lối “sính ngoại” và tâm lý “đắt sắt ra miếng” có đang thực sự đúng đối với sản phẩm, thực phẩm hữu cơ?
Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính