Thứ năm 24/07/2025 09:58Thứ năm 24/07/2025 09:58 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở mức báo động

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh tính cấp thiết và nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đồng thời yêu cầu các cơ quan, địa phương phải nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể, có trách nhiệm rõ ràng và lộ trình cải thiện tình hình trong thời gian sớm nhất.
Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở mức báo động
Chúng ta không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh tính cấp thiết và nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đồng thời yêu cầu các cơ quan, địa phương phải nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể, có trách nhiệm rõ ràng và lộ trình cải thiện tình hình trong thời gian sớm nhất.

Phó Thủ tướng nêu rõ, dù Luật Bảo vệ môi trường đã quy định trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai các văn bản pháp luật, kế hoạch hành động vẫn còn rất nhiều bất cập và tồn tại.

"Chúng ta đã có luật, nhưng nếu không có hành động cụ thể và quyết liệt thì tình hình sẽ không thể thay đổi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Đặc biệt, khi các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thì trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các lãnh đạo địa phương, phải được xác định rõ ràng và hành động kịp thời.

"Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt. Chúng ta không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân", Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho biết, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn là vấn đề đã hình thành trong nhiều năm gần đây, tập trung 2 khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc (xung quanh "vùng Thủ đô" Hà Nội) và phía nam (xung quanh khu vực thành phố Hồ Chí Minh).

Thành phần ô nhiễm chủ yếu đã được xác định là bụi đường, bụi PM10 và bụi mịn PM2.5, xảy ra vào các tháng mùa đông xuân (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau).

Nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại các đô thị là từ hoạt động giao thông, bao gồm bụi đường, khí thải từ phương tiện giao thông cũ, nát, xe tải chạy dầu DO cũ, xe chở vật liệu xây dựng (đặc biệt là tại Hà Nội).

Bên cạnh đó là hoạt động sản xuất công nghiệp (chủ yếu là vật liệu xây dựng, xi măng, nhà máy nhiệt điện, sản xuất sắt thép); công trình xây dựng không che chắn, không có biện pháp ngăn bụi phát tán; hoạt động đốt rác, rơm rạ ngoài trời.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất một số giải pháp cấp bách cần triển khai ngay để cải thiện chất lượng không khí.

Cụ thể là tổ chức giám sát các công trình xây dựng (xây dựng khu đô thị; khu nhà cao tầng; công trình giao thông; công trình công cộng, công ích; công trình cải tạo mặt đường, vỉa hè), bắt buộc che chắn bụi, phun nước giảm bụi.

Quy hoạch tuyến đường cho xe tải, kiểm soát xe cũ, tăng cường giao thông công cộng.

Tăng cường rửa đường, quét bụi, lắp đặt hệ thống giàn phun nước tại các tuyến giao thông chính.

Siết chặt quản lý đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch, khuyến khích tái chế; phân công và giám sát thực thi trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện, xã.

Giám sát tự động khí thải từ các nhà máy, xử lý nghiêm vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ô nhiễm không khí và các biện pháp giảm thiểu.

Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị tập trung hoàn thiện các chính sách về kiểm soát khí thải, chuyển đổi xanh; hoàn thành kiểm kê nguồn thải, tổ chức giám sát chặt chẽ; vận hành hệ thống cảnh báo - chỉ huy trên nền tảng cơ sở dữ liệu về nguồn thải, giải pháp kỹ thuật, công nghệ giám sát tự động các nguồn thải lớn và kết nối trực tuyến; phát triển hệ thống giao thông công cộng thông minh, thân thiện môi trường, giao thông xanh; tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo chất lượng không khí; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, kết quả thực hiện các nhiệm vụ giữa các bộ, ngành, địa phương.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Trung tướng Trần Minh Lệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05). Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Cũng tại cuộc họp, Trung tướng Trần Minh Lệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05) cho rằng, Bộ Công an đang làm việc với các bộ ngành liên quan để tăng cường hình thức xử phạt và tháo gỡ những rào cản pháp lý, để các chủ nguồn thải phải có trách nhiệm ngay từ đầu, cam kết không gây ô nhiễm. Cơ quan quản lý nhà nước khác cũng phải có trách nhiệm chung.

“Chúng ta cần phải có các chế tài ngay từ đầu để mọi người nhận thức được rằng vi phạm môi trường là không thể chấp nhận, và họ sẽ phải chịu trách nhiệm ngay lập tức", Trung tướng Lệ nói.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết ô nhiễm môi trường trước xu thế suy giảm nghiêm trọng chỉ số về chất lượng không khí, nước, chất thải rắn... Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số thành phố lớn, tại một số thời điểm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân.

"Chúng ta cần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết tình hình ô nhiễm không khí, xác định mục tiêu từng năm và cả giai đoạn 5 năm", Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đánh giá toàn diện bức tranh về ô nhiễm không khí theo tiêu chuẩn quốc tế trên phạm vi cả nước cũng như ở từng đô thị, từng thành phố, nhất là Hà Nội và TPHCM, chỉ ra những nguồn gây ô nhiễm không khí (giao thông, xây dựng, xử lý rác thải, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp); phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khoẻ để người dân nhận thức đúng, ủng hộ và cùng tham gia thực hiện. Từ đó, có căn cứ, dữ liệu, có đánh giá khoa học để đưa ra giải pháp, xác lập lộ trình từng năm, và cả giai đoạn 5 năm, nhằm mục tiêu sớm đưa chất lượng không khí về mức độ an toàn, không ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì thiết lập quy trình đo đếm, giám sát các chỉ số chất lượng không khí, hình thành hệ thống quan trắc chính xác, tin cậy, tập trung ở các khu vực trọng điểm về ô nhiễm không khí, truyền dữ liệu trực tuyến về cơ quan quản lý.

Các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phát thải vào không khí cho từng ngành, lĩnh vực, như: Giao thông, xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, xử lý rác thải; đồng thời cho phép các tỉnh, thành phố áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tình hình ô nhiễm ở địa phương.

Nhấn mạnh kế hoạch hành động chỉ được triển khai khi đã có đầy đủ công cụ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia… để hoàn thiện các nhóm nhiệm vụ về quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; cơ chế, chính sách; các chương trình, dự án cụ thể; làm thật tốt công tác truyền thông đến người dân và toàn xã hội.

Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và môi trường Hà Nội giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức các hoạt động ...

Giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội Giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ ...

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý phản ánh nhà máy dệt vô tư xả khói bụi vào khu dân cư Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý phản ánh nhà máy dệt vô tư xả khói bụi vào khu dân cư

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý thông tin dư ...

Ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề “nóng” của Hà Nội Ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề “nóng” của Hà Nội

Ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề “nóng” của Hà Nội. Nguyên nhân là do chưa kiểm soát tốt các nguồn thải; thiếu ...

Bài liên quan

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác kỹ thuật, chuyển giao công nghệ định giá đất

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác kỹ thuật, chuyển giao công nghệ định giá đất

Ngày 23/7/2025, trong khuôn khổ chương trình công tác tại Nhật Bản, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam do Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản.
Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã công nhận hơn 3.400 sản phẩm, dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2025/TT-BNNMT quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 22/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả.
Lâm Đồng: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, cây đổ, xe bẹp dúm

Lâm Đồng: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, cây đổ, xe bẹp dúm

Tỉnh Lâm Đồng đang gánh chịu những thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 3. Trong hai ngày qua, đặc biệt là sáng nay, gió giật rất mạnh đã gây ra nhiều tổn thất lớn về tài sản của người dân.
Lời cảnh báo từ thiên nhiên đến con người – cháy rừng

Lời cảnh báo từ thiên nhiên đến con người – cháy rừng

Cháy rừng, một hiện tượng tự nhiên có vai trò nhất định trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái của một số hệ sinh thái, giờ đây đã biến thành một trong những thảm họa môi trường thảm khốc và đáng báo động nhất trên toàn cầu.
Lâm Đồng ra Công điện khẩn ứng phó bão số 3 - Bão Wipha

Lâm Đồng ra Công điện khẩn ứng phó bão số 3 - Bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Công điện khẩn số 310/CD-UBND chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Tin bão khẩn cấp - Tin phát lúc 14h ngày 21/7

Tin bão khẩn cấp - Tin phát lúc 14h ngày 21/7

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 3, tại đặc khu Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đặc khu Cô Tô gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Hồi 13h ngày 21/7, tâm bão ở khoảng 21,1°N; 109,1°E, cách Quảng Ninh khoảng 120km, Hải Phòng 260km, Hưng Yên 280km và Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 9 - 10 (75 - 102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10 - 15km/h.
Hiệu ứng nhà kính tác động thế nào lên trái đất

Hiệu ứng nhà kính tác động thế nào lên trái đất

Trong bầu khí quyển của Trái Đất, một số khí nhất định có khả năng giữ lại nhiệt, tương tự như cách một nhà kính giữ lại nhiệt mặt trời. Hiện tượng tự nhiên này được gọi là hiệu ứng nhà kính, và nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ phù hợp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ thấp hơn nhiều, có thể xuống đến khoảng -18 độ C, khiến cho nước đóng băng và sự sống như chúng ta biết sẽ khó tồn tại.
Quảng Ninh: Sẵn sàng ứng phó cơn bão số 3

Quảng Ninh: Sẵn sàng ứng phó cơn bão số 3

LLVT Quân khu 3 và tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhanh chóng, đồng bộ các phương án để ứng phó với cơn bão số 3, thể hiện tinh thần chủ động, sẵn sàng “4 tại chỗ”, quyết tâm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Thành phố Hải Phòng đang chủ động và quyết liệt triển khai công tác phòng chống bão số 3 (WIPHA), nhận được sự chỉ đạo sát sao từ Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp địa phương, sở ban ngành, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ngày 20/7, Sở Du lịch Ninh Bình đã ban hành công văn số 103/SDL-QLCSLT về việc chủ động ứng phó với bão WIPHA gần Biển Đông.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
Giao thông phát thải thấp: Hướng tới một tương lai giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Giao thông phát thải thấp: Hướng tới một tương lai giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Giao thông là huyết mạch của mọi nền kinh tế và xã hội hiện đại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của đô thị hóa và di chuyển, ngành giao thông cũng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính (GHG) lớn nhất, gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Hải Phòng: Chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 Wipha

Hải Phòng: Chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 Wipha

Thành phố Hải Phòng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó ở cấp độ cao nhất trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 năm 2025. Đây là một cơn bão được đánh giá là rất mạnh, di chuyển nhanh, với phạm vi và cường độ ảnh hưởng rộng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính