Thứ sáu 25/07/2025 11:04Thứ sáu 25/07/2025 11:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng được ưa chuộng như một “lời hứa” về thực phẩm an toàn và phát triển bền vững. Thế nhưng, hàng loạt hành vi từ chính con người đang từng ngày phá vỡ lời hứa đó, dù vô tình hay có chủ đích.
Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người
Nông nghiệp hữu cơ không chỉ là một mô hình sản xuất, mà còn là lời cam kết với sức khỏe con người và bảo vệ hành tinh xanh. (Ảnh: Cáp Vương)

Nông nghiệp hữu cơ ngày càng được xem là giải pháp bền vững cho tương lai, tuy nhiên một loạt hành vi vô ý thức và có chủ đích từ con người đang âm thầm hủy hoại mô hình canh tác này. Tình trạng đó đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp sạch, từ nguy cơ mất uy tín thị trường đến tác động lâu dài lên hệ sinh thái.

Nông nghiệp hữu cơ dưới sức ép từ con người

Nông nghiệp hữu cơ là phương thức canh tác không sử dụng hóa chất tổng hợp và thân thiện với môi trường. Đây là phương thức được đánh giá là xu thế tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm đất và khủng hoảng an toàn thực phẩm. Dù mang lại nhiều lợi ích rõ ràng nhưng mô hình này đang phải đối mặt với các hành vi phá hoại có hệ thống và rải rác, xuất phát từ sự thiếu ý thức, cạnh tranh không lành mạnh hoặc phát triển đô thị thiếu kiểm soát…

Theo một báo cáo từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), các yếu tố con người đang là một trong những trở ngại lớn nhất với sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

Những hình thức “phá hoại” phổ biến

Ô nhiễm chéo từ khu canh tác hóa học: Một trong những vấn đề nổi cộm là tình trạng ô nhiễm chéo từ các nông trại sử dụng hóa chất ở gần khu vực canh tác hữu cơ. Việc phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hay sử dụng phân bón hóa học không kiểm soát có thể theo gió, nước hoặc đất xâm nhập vào vùng hữu cơ, làm mất tiêu chuẩn và chứng nhận của sản phẩm.

Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người
Việc lạm dụng sử dụng thuốc hóa học có thể gây ô nhiễm chéo.

Gian lận trong chuỗi cung ứng: Không ít doanh nghiệp hoặc cá nhân vì chạy theo lợi nhuận đã trộn lẫn sản phẩm không đạt tiêu chuẩn vào chuỗi cung ứng hữu cơ, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Hành vi này không chỉ vi phạm đạo đức kinh doanh mà còn đẩy lùi niềm tin vào toàn bộ ngành hàng.

Phá hoại có chủ đích từ đối thủ cạnh tranh: Một số nông trại hữu cơ đã phản ánh tình trạng bị phá hoại từ các cá nhân được nghi là đối thủ cạnh tranh. Với các hành vi như: phá hỏng hệ thống tưới tiêu, thả sâu bệnh, hoặc đốt vườn cây. Những hành vi này không chỉ gây tổn thất kinh tế trực tiếp mà còn ảnh hưởng lâu dài đến khả năng phục hồi của hệ sinh thái canh tác.

Tác động tiêu cực từ người dân địa phương như nhiều hành vi phá hoại xuất phát từ sự thiếu hiểu biết: xả rác thải sinh hoạt gần nguồn nước tưới tiêu, chăn thả gia súc vào ruộng canh tác, hoặc sử dụng hóa chất để diệt cỏ gần nông trại hữu cơ. Mặc dù không mang tính chất cố ý, những hành động này vẫn để lại hậu quả nặng nề.

Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người
Xả rác thải sinh hoạt gần nguồn nước cũng gây tác động xấu đến nông nghiệp hữu cơ.

Công nghiệp hóa thiếu quy hoạch: tại nhiều địa phương, việc cấp phép xây dựng một số nhà máy, khu dân cư, hoặc dự án giao thông sát vùng trồng hữu cơ mà không có đánh giá tác động môi trường kỹ lưỡng đang khiến nguồn nước, không khí và đất đai bị ô nhiễm. Đây là mối đe dọa dài hạn đối với nền nông nghiệp sạch.

Hiện nay, tình trạng thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các dự án bất động sản hoặc phát triển hạ tầng đang khiến nhiều nông trại hữu cơ mất trắng thành quả sau nhiều năm đầu tư cải tạo đất. Việc định giá đất chưa phản ánh đúng giá trị sinh thái khiến nông dân rơi vào thế bị động và dễ bị tổn thương.

Hệ lụy khôn lường

Các hành vi phá hoại nông nghiệp hữu cơ cho dù là tiếp hay gián tiếp, đều để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Làm mất đi niềm tin của người tiêu dùng khi chất lượng sản phẩm hữu cơ bị nghi ngờ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất đến nhà phân phối.

Mỗi vụ mùa bị phá hoại là một cú sốc tài chính cho nông dân, đặc biệt với mô hình sản xuất nhỏ lẻ. Ngoài ra, chi phí tái canh tác, tái chứng nhận hữu cơ rất cao, vì vậy sẽ gây tổn thất lớn về kinh tế.

Mặt khác, do một số hành vi làm ô nhiễm đất, nước và không khí sẽ làm giảm sự hiện diện của vi sinh vật có lợi, côn trùng thụ phấn và các loài sinh vật hỗ trợ cây trồng. Đây sẽ là nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học.

Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người
Ô nhiễm đất, nước là nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng sinh học.

Đặc biệt, việc đối mặt với các rủi ro từ hành vi con người sẽ khiến cho nhiều nông dân nản lòng dẫn đến từ bỏ mô hình hữu cơ, gây chậm tiến độ trong mục tiêu phát triển xanh quốc gia, làm chậm trễ trong chuyển đổi nông nghiệp bền vững.

Giải pháp và kiến nghị

Để bảo vệ nông nghiệp hữu cơ giảm thiểu tối đa các hành vi phá hoại, một số chuyên gia, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách khuyến nghị cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như:

Tăng cường nhận thức cộng đồng: Các chương trình giáo dục, truyền thông về giá trị của nông nghiệp hữu cơ nên được lồng ghép vào chính sách phát triển nông thôn.

Quy hoạch vùng trồng hợp lý: Cần thiết lập các vùng đệm sinh thái, có khoảng cách an toàn giữa nông trại hữu cơ và khu vực canh tác truyền thống hoặc khu công nghiệp.

Giám sát chuỗi cung ứng bằng công nghệ: Áp dụng mã QR, blockchain và hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp hạn chế gian lận thương mại.

Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người
Minh bạch chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn với hàng hóa hữu cơ.

Các hành vi phá hoại cần được xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự để đảm bảo tính răn đe.

Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho nông dân hữu cơ cần được quan tâm, Nhà nước nên có chính sách trợ giá, bảo hiểm mùa vụ và hỗ trợ tái chứng nhận để giúp nông dân yên tâm trước các rủi ro.

Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ không chỉ là một mô hình sản xuất, mà còn là lời cam kết với sức khỏe con người và bảo vệ hành tinh xanh. Tuy nhiên, để nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững, cần có sự quyết liệt, chung tay của mọi người. Ngăn chặn các hành vi phá hoại từ con người không chỉ là bảo vệ cây trồng, mà còn là giữ gìn tương lai xanh cho thế hệ sau./.

Bài liên quan

Nông nghiệp hữu cơ qua thời "lẻ bóng bơ vơ" một mình-Bài 1:Triết lý chuyển mình và “mệnh lệnh” từ trái tim

Nông nghiệp hữu cơ qua thời "lẻ bóng bơ vơ" một mình-Bài 1:Triết lý chuyển mình và “mệnh lệnh” từ trái tim

LTS: Trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam, đã có một thời, nông nghiệp hữu cơ như một điểm sáng cô độc, một "ngách" nhỏ đầy thách thức và ít người dám bước chân vào. Nhưng giờ đây, bức tranh đã hoàn toàn thay đổi, từ những vùng đất bạc màu từng chịu ảnh hưởng hóa chất, đến những cánh đồng xanh mướt được chăm chút bằng tình yêu và tri thức, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ chỗ "lẻ bóng bơ vơ" trở thành xu thế tất yếu, kiến tạo một tương lai nông nghiệp xanh, sạch, và bền vững cho cả cộng đồng. Trong loạt bài viết này, chúng tôi sẽ đưa bạn đọc qua từng chặng đường, từ nền tảng lý luận, những bước chuyển mình đầy gian khó nhưng kiên cường, cho đến những giải pháp đột phá để nông nghiệp hữu cơ Việt Nam vươn tầm, khẳng định vị thế trên bản đồ nông nghiệp toàn cầu.
Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 2: Biên cương xanh - Có các anh

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 2: Biên cương xanh - Có các anh

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
Nữ “thuyền trưởng” kiên trì đi theo con đường sản xuất nông nghiệp bền vững

Nữ “thuyền trưởng” kiên trì đi theo con đường sản xuất nông nghiệp bền vững

Là một hợp tác xã non trẻ với hầu hết là người khuyết tật, song HTX Tâm Ngọc (xã Sóc Sơn, TP Hà Nội) vẫn kiên trì đi theo con đường sản xuất trà thảo dược “tiến tới” hữu cơ và trái ngọt đã đến khi nay HTX đã có tới 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

Sáng nay, một không khí sôi động và đầy hứng khởi đã tràn ngập Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh khi sự kiện "Organic Vibes" chính thức khai mạc, đánh dấu bước đệm quan trọng cho chuỗi các hoạt động của chiến dịch "Hữu cơ easy với Gen G". Được định hướng nhằm phát triển bền vững thông qua việc nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, sự kiện đã thu hút đông đảo sinh viên, đối tác, nhà báo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Ngành nông nghiệp Việt Nam, trụ cột kinh tế và nguồn sống của hàng triệu người dân, đang đứng trước những biến động sâu sắc từ các chính sách thuế quan mới trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi trong chính sách thuế của các quốc gia, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn.
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Từ ngày 26–28/6/2025, tại Ba Bể, Bắc Kạn, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 30 học viên là nông dân nòng cốt, cán bộ địa phương, cán bộ Hội Nông dân xã/huyện, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Bể và đại diện hợp tác xã đến từ 4 xã: Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê và Khang Ninh.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Ngày 12/04/2025, một sự kiện lịch sử đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng khi Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức thông qua việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên gọi là thành phố Hải Phòng. Quyết định này không chỉ mở rộng địa giới hành chính mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu Hải Phòng mới có đủ tiềm lực và lợi thế để thực sự trở thành "thủ phủ khu công nghiệp" hàng đầu của Việt Nam?
Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Ngày 22/6/2025, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính