Thứ năm 17/07/2025 05:39Thứ năm 17/07/2025 05:39 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nhiều hệ lụy từ việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp là dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, môi trường và xã hội…
Nhiều hệ lụy từ việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp
Xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp có thể sẽ làm phá vỡ kết cấu đất, giảm độ phì nhiêu, thoái hóa đất và ô nhiễm đất.

Việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp cho dù là nhà ở, nhà xưởng, quán ăn, kho bãi hay công trình tôn giáo… đều là dấu hiệu của hành vi sử dụng đất sai mục đích khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Hành vi này không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, môi trường, xã hội và quản lý nhà nước.

Đất nông nghiệp là tài nguyên quý giá, dùng để trồng trọt, chăn nuôi, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,… Khi bị sử dụng trái phép để xây dựng, sử dụng sai mục đích sẽ làm diện tích đất canh tác bị thu hẹp, ảnh hưởng đến năng suất và kế hoạch sản xuất nông nghiệp lâu dài. Hành vi này sẽ làm giảm sản lượng lương thực, gây thiếu hụt nguồn cung nông sản và làm gia tăng nhập khẩu nông phẩm.

Quá trình xây dựng thường đi kèm với san lấp mặt bằng, đổ bê tông, chôn lấp rác thải xây dựng… làm phá vỡ kết cấu đất, giảm độ phì nhiêu, thoái hóa đất và ô nhiễm đất, làm mất dần khả năng sản xuất nông nghiệp. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ đất không thể tái canh tác, ngay cả khi đã tháo dỡ công trình.

Đất nông nghiệp có vai trò hấp thụ nước mưa, điều hòa khí hậu. Khi bị bê tông hóa trái phép, lượng nước mưa không thể thấm vào lòng đất nên dễ gây nên tình trạng ngập úng cục bộ, ô nhiễm nguồn nước, và gia tăng áp lực lên hệ thống thoát nước đô thị. Từ đó, môi trường sinh thái sẽ bị phá vỡ, ảnh hưởng đến chất lượng sống của mọi người dân.

Nhiều hệ lụy từ việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp
Một công trình có dấu hiệu xây dựng sai phép đang tồn tại trên đất nông nghiệp ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thành phố Huế.

Sự tồn tại các công trình xây dựng trái phép sẽ làm phá vỡ quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Điều này khiến các cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát phát triển hạ tầng, giao thông, trường học, y tế... Hiện tượng đô thị hóa thiếu bền vững sẽ tạo áp lực cho chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý.

Hầu hết, các công trình xây dựng trái phép không tuân thủ quy chuẩn xây dựng, phòng cháy chữa cháy hoặc an toàn lao động, đặc biệt là nhà xưởng, quán ăn, điểm kinh doanh… Tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhiều rủi ro về cháy nổ, tai nạn và sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Nhiều hệ lụy từ việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp
Nhà thờ họ Trần Thọ, huyện Cam Lộ - một công trình xây dựng vi phạm pháp luật về đất đai, hiện vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Khi hành vi xây dựng trái phép không bị xử lý nghiêm hoặc được hợp thức hóa sau thời gian dài, sẽ tạo tâm lý “làm trước, xin sau” tạo tiền lệ xấu, gây mất trật tự pháp luật, dễ khiến người dân khác làm theo, phá vỡ nguyên tắc “thượng tôn pháp luật”. Gây nên việc khó kiểm soát vi phạm, làm suy giảm hiệu lực của hệ thống quản lý nhà nước.

Theo quy định tại Luật Đất đai 2024 và Nghị định 123/2024/NĐ-CP, người tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng trái phép có thể bị: Phạt tiền lên đến 200 triệu đồng; Buộc tháo dỡ công trình vi phạm; Buộc khôi phục hiện trạng đất ban đầu; Buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm...

Ngoài ra, việc xây dựng trái phép có thể gây ảnh hưởng đến những người xung quanh như lấn ranh giới, chắn lối đi, cản trở dòng chảy, hoặc gây tiếng ồn, ô nhiễm… sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, kiện tụng kéo dài, gây mâu thuẫn trong cộng đồng xã hội.

Việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp là dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, môi trường và xã hội. Người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, đặc biệt là tuân thủ các quy định về mục đích sử dụng đất.

Mọi hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc xây dựng công trình đều phải được thực hiện đúng trình tự, được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính pháp lý và tránh rủi ro không đáng có./.

Bài liên quan

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
Đại học Luật Huế tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

Đại học Luật Huế tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

Vừa qua, tại TP Huế, Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Huế chủ trì tổ chức buổi tọa đàm nhằm thu thập ý kiến đóng góp quan trọng cho Dự thảo Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi).
Tp. Huế công khai dự thảo sửa đổi quy định tách, hợp thửa đất theo địa giới hành chính mới

Tp. Huế công khai dự thảo sửa đổi quy định tách, hợp thửa đất theo địa giới hành chính mới

Ngày 10/7/2025, UBND Tp. Huế đã công bố dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tách thửa đất và hợp thửa đất đối với đất ở và đất nông nghiệp, nhằm cập nhật theo địa giới hành chính mới - thiết lập khi đơn vị hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) chuyển sang Tp. Huế.
Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Theo phản ánh của người dân sống trên địa bàn thôn Giang Phong, xã Tam Giang, tỉnh Đắk Lắk, đã nhiều ngày qua có nhiều xe tải, máy xúc, máy ủi công suất lớn, tập trung hoạt động san lấp, đào bới đất rầm rộ một thửa đất rộng gần 2 ha. Điều khiến người dân khó hiểu là tại sao vụ việc diễn ra ngang nhiên, giữa ban ngày nhưng lại không bị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Nhiều vụ vi phạm thị trường hàng thiết yếu tại thành phố Huế

Nhiều vụ vi phạm thị trường hàng thiết yếu tại thành phố Huế

Trong bối cảnh đời sống ngày càng cải thiện, nhu cầu người tiêu dùng đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, sữa, xăng dầu, thuốc lá… không ngừng tăng, thành phố Huế có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giữ thị trường trong sạch, bền vững.
Giám đốc Sở NN&MT Nghệ An nói gì về việc điều chỉnh bảng giá đất mới?

Giám đốc Sở NN&MT Nghệ An nói gì về việc điều chỉnh bảng giá đất mới?

Phiên thảo luận tại hội trường của kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hoàng Quốc Việt giải trình việc điều chỉnh bảng giá đất mới được nhiều người dân quan tâm.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Theo phản ánh của người dân sống trên địa bàn thôn Giang Phong, xã Tam Giang, tỉnh Đắk Lắk, đã nhiều ngày qua có nhiều xe tải, máy xúc, máy ủi công suất lớn, tập trung hoạt động san lấp, đào bới đất rầm rộ một thửa đất rộng gần 2 ha. Điều khiến người dân khó hiểu là tại sao vụ việc diễn ra ngang nhiên, giữa ban ngày nhưng lại không bị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Hơn 13 tấn chân gà được ngâm tẩy hóa chất chuẩn bị đưa đến tay người tiêu dùng thì bị lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt giữ.
Đồng Nai xử phạt công ty hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy phép môi trường

Đồng Nai xử phạt công ty hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy phép môi trường

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 287/QĐ-XPHC xử phạt hành chính Công ty TNHH Vạn Kiến Đạt vì vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, Công ty bị phạt số tiền 320 triệu đồng do không có Giấy phép môi trường theo quy định.
Gia Lai: Siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Gia Lai: Siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Văn bản số 170/UBND-NNMT nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Động thái này được đưa ra sau chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 4007/BNNMT-VPĐP, thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc bảo đảm uy tín và phát triển bền vững cho sản phẩm OCOP địa phương.
Nhiều vụ vi phạm thị trường hàng thiết yếu tại thành phố Huế

Nhiều vụ vi phạm thị trường hàng thiết yếu tại thành phố Huế

Trong bối cảnh đời sống ngày càng cải thiện, nhu cầu người tiêu dùng đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, sữa, xăng dầu, thuốc lá… không ngừng tăng, thành phố Huế có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giữ thị trường trong sạch, bền vững.
Đắk Lắk: Đá lăn từ đồi đè 2 cháu nhỏ, một bé gái tử vong

Đắk Lắk: Đá lăn từ đồi đè 2 cháu nhỏ, một bé gái tử vong

Một vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại xã Cư Pui, tỉnh Đắk Lắk khiến một bé gái 2 tuổi tử vong và một cháu nhỏ khác bị thương khi đang theo người lớn đi chăn bò.
Đắk Lắk: Khởi tố nhóm người làm thuê trộm tôm hùm hơn 300 triệu đồng của chủ

Đắk Lắk: Khởi tố nhóm người làm thuê trộm tôm hùm hơn 300 triệu đồng của chủ

Trong quá trình làm thuê tại trại nuôi tôm hùm ở tỉnh Đắk Lắk, một thanh niên đã câu kết với 3 người khác nhiều lần trộm tôm hùm của chủ, bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên đến hơn 310 triệu đồng.
Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca mắc bệnh "vi khuẩn ăn thịt người"

Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca mắc bệnh "vi khuẩn ăn thịt người"

Ngày 10/7, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa phát hiện 2 trường hợp mắc bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" - bệnh Whitmore.
Hà Nội: 8 bị can bị khởi tố về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm

Hà Nội: 8 bị can bị khởi tố về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm

"Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" là một trong những hoạt động trọng tâm được Hà Nội triển khai hàng năm nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Năm 2025, Tháng hành động tiếp tục được thực hiện với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và đã ghi nhận những kết quả đáng kể, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Cải tạo vườn trồng cây, tá hóa phát hiện quả bom 350kg còn nguyên kíp nổ

Cải tạo vườn trồng cây, tá hóa phát hiện quả bom 350kg còn nguyên kíp nổ

Trong lúc cải tạo vườn để trồng cây, người dân ở xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An bất ngờ phát hiện quả bom nặng khoảng 350kg, vẫn còn nguyên kíp nổ.
Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường bởi bãi tập kết đầu trâu, nội tạng động vật ở phường Vinh Phú (tỉnh Nghệ An), chính quyền địa phương đã có phương án xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh.
Cao Bằng: Triệt phá đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 4 bánh heroin

Cao Bằng: Triệt phá đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 4 bánh heroin

Ngày 7/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp triệt phá thành công chuyên án CB725, đấu tranh với đường dây mua bán trái phép chất ma túy có yếu tố xuyên quốc gia, bắt giữ 4 đối tượng và thu giữ 4 bánh heroin.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính