Thứ bảy 19/07/2025 02:47Thứ bảy 19/07/2025 02:47 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kết nối “tam giác vàng” phá giải “ma trận” sữa giả

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thị trường sữa Việt Nam đang không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng, mối quan hệ giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng ngày càng thể hiện vai trò trung tâm trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững, minh bạch và công bằng. Kết nối ba chủ thể này tạo thành một “tam giác vàng” tạo trụ cột của một hệ sinh thái nhằm phát triển thị trường sữa lành mạnh.
Kết nối “tam giác vàng” phá giải “ma trận” sữa giả

“Ma trận” sữa giả

Vụ việc gần 600 loại sữa bột giả trong đó có cả sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai khiến người tiêu dùng hoang mang. Vấn nạn sữa giả gây mất niềm tin vào thị trường cũng khiến người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm nội địa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thực phẩm và dinh dưỡng.

Bước đầu cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định từ tháng 8/2021 đến nay, Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất kinh doanh sữa bột. Đến nay đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.

Theo thông tin trên tờ tuoitrer.vn, đại tá Nguyễn Minh Tuấn - phó chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) - cung cấp, đó là các nghi phạm sử dụng thủ đoạn lợi dụng quy định trong quản lý về sản xuất kinh doanh thực phẩm cho phép doanh nghiệp tự công bố sản phẩm; tự công bố các chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng, thành phần dinh dưỡng, tính năng, tác dụng sản phẩm. Song việc này không chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm nghiệm, cấp phép trước khi lưu hành.

Đặc biệt để sản phẩm "bay cao, bay xa", các nghi phạm đã thuê các cá nhân có uy tín, ảnh hưởng trên mạng để quảng cáo, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Việc bán hàng được thực hiện với các thông tin sai sự thật, thổi phồng, phóng đại tính năng, tác dụng, chất lượng sản phẩm để bán được số lượng hàng rất lớn.

Cơ chế tự công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP từng được đánh giá là bước cải cách hành chính tích cực, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí khi đưa sản phẩm ra thị trường. Thế nhưng, khi 573 sản phẩm sữa giả ngang nhiên tồn tại suốt nhiều năm qua, không thể không đặt dấu hỏi lớn: Phải chăng cơ chế này đang trở thành “tấm bình phong” cho những hành vi gian dối?

"Ma trận" sữa giả khiến người tiêu dùng hoang mang

Vấn nạn sữa giả gây mất niềm tin vào thị trường cũng khiến người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm nội địa, ảnh hưởng ...

Thực tế cho thấy nghị định 15 sau bảy năm thực hiện đã bộc lộ nhiều lỗ hổng trong việc quản lý sản phẩm tự công bố. Chia sẻ với báo chí, PGS.TS, Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia bày tỏ quan ngại khi quá nhiều sản phẩm sữa, thực phẩm bổ sung tràn lan trên thị trường mà không được kiểm định chất lượng. Thực tế đã có nhiều trường hợp nhập viện, thậm chí nguy cơ tử vong, tổn hại sức khỏe... sau khi sử dụng các loại sản phẩm gắn mác "thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng", đặc biệt trong các sản phẩm giảm cân, xương khớp.

Những sản phẩm tự công bố được cơ quan chức năng cấp phép đưa ra thị trường khi chưa có sự kiểm tra chất lượng cũng khiến chính các bác sĩ, là người có chuyên môn y tế, khó có thể xác định được sản phẩm có chất lượng để tư vấn cho người bệnh. Vụ việc sữa giả lần này là bài học cho những nhà sản xuất không trung thực, vụ lợi trên sức khỏe của người dân.

CHI TIẾT: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, nghị định 15 triển khai theo cơ chế tương đối thông thoáng, chuyển dần từ tiền kiểm sang hậu kiểm, thủ tục cũng chuyển dần từ đăng ký sản phẩm sang tự công bố sản phẩm. Mặc dù vậy công tác hậu kiểm vẫn được duy trì, Bộ Y tế thừa nhận công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu thực tế.

Thực tế với hàng ngàn thực phẩm chức năng có mặt trên thị trường nhưng công tác hậu kiểm còn hạn chế, đồng nghĩa còn rất nhiều sản phẩm đang được lưu thông nhưng chưa được kiểm soát về chất lượng, người tiêu dùng cũng có thể gặp rủi ro khi sử dụng sản phẩm bất cứ lúc nào.

Trong vụ việc sữa giả vừa bị phát hiện, hàng loạt sản phẩm in nhãn mác tương tự các thương hiệu nổi tiếng, đi kèm những dòng chữ gây ngộ nhận mập mờ, không kiểm chứng như: “sữa nhập khẩu Mỹ”, “phòng ngừa Covid-19”, “tăng đề kháng cho trẻ”… Dù vậy, các sản phẩm này chỉ được tự công bố, tức là do doanh nghiệp tự kê khai thành phần, tự dán nhãn, tự chịu trách nhiệm mà không phải trải qua bất kỳ quy trình thẩm định hay kiểm chứng nào từ cơ quan nhà nước.

Việc sử dụng sữa giả không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội. Theo các chuyên gia y tế, hậu quả lâu dài của việc này là tăng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, gia tăng bệnh mạn tính, giảm tuổi thọ và làm trầm trọng thêm bất bình đẳng y tế. Mất niềm tin vào thị trường cũng khiến người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm nội địa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thực phẩm và dinh dưỡng. Điều này có thể kéo theo sự giảm sút trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sữa chính hãng, ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế.

"Con voi chui lọt lỗ kim"

Kết nối “tam giác vàng” phá giải “ma trận” sữa giả
Ảnh minh họa.

Một vụ việc có quy mô lớn, kéo dài nhiều năm mà không bị phát hiện sớm thì không thể chỉ trách doanh nghiệp. Trách nhiệm thuộc về các khâu hậu kiểm, kiểm tra liên ngành và đặc biệt là các đơn vị quản lý địa phương. Phải công khai trách nhiệm của từng cơ quan liên quan.

Trên thực tế, sau khi tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp chỉ cần gửi hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền là đã đủ điều kiện lưu hành sản phẩm. Việc kiểm tra, giám sát chất lượng được giao lại cho cơ chế hậu kiểm nhưng chính cơ chế này lại đang bộc lộ nhiều “lỗ hổng”.

Vụ việc gần 600 loại sữa bột giả không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, mà còn gián tiếp “giết chết” các doanh nghiệp làm ăn tử tế. Theo phản ánh từ nhiều công ty sữa, sau các đợt phát hiện sản phẩm giả, doanh số bán hàng của họ đều giảm sút nghiêm trọng do người tiêu dùng mất niềm tin vào thị trường.

Chính vì đồng tiền đã bất chấp lương tâm, bất chấp sức khỏe và tính mạng của con người, đặc biệt người dân nghèo, có thu nhập thấp. Bên cạnh đó qua vụ việc sữa giả trên, dư luận đã gọi tên nhiều "ngôi sao" quảng cáo sữa dỏm, đây là đối tượng tiếp tay lớn nhất cho những người sản xuất sữa giả.

Hay mới đây, vụ việc sản xuất, quảng cáo sai về kẹo rau củ Kera khi Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố, còn hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra. Vụ án này cũng là lời cảnh tỉnh về trách nhiệm pháp lý và đạo đức của người nổi tiếng, KOLs (những người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội) khi tham gia quảng cáo trong thời đại truyền thông số.

Có thể nói, chuyện "người nổi tiếng" nhận các hợp đồng quảng cáo để kiếm thêm thu nhập là không sai. Tuy nhiên, nhận quảng cáo thế nào? Cách thức ra sao mới là điều quan trọng. Nhiều "người nổi tiếng" vì thiếu sự kiểm chứng hoặc có thể chạy theo những hợp đồng lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng khiến họ bất chấp, không soi xét về hậu quả.

Vì vậy, nghệ sĩ phải có trách nhiệm trong việc giữ hình ảnh, quảng cáo sản phẩm mang đến cho công chúng. Bởi vì khán giả tin tưởng, yêu mến, họ mới sử dụng.

Mức hình phạt nào đang chờ Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục? Mức hình phạt nào đang chờ Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục?
"1 viên tương đương 1 đĩa rau" quảng cáo "nổ" phóng đại công dụng sản phẩm bị xử phạt thế nào?

Theo khoản 7 Điều 109 Luật Thương mại 2005, quảng cáo sai sự thật bao gồm việc cung cấp thông tin không đúng về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, xuất xứ, bao bì, bảo hành và các yếu tố khác của sản phẩm, dịch vụ.

Khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 cũng nghiêm cấm quảng cáo gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, chất lượng, giá cả, công dụng và các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Như vậy, hành vi quảng cáo sai sự thật là vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm.

Khi cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021, cụ thể như sau:

- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng sự thật hoặc gây sự nhầm lẫn cho khách hàng về chất lượng, số lượng, công dụng, nguồn gốc xuất xứ, phương thức phục vụ và thời hạn bảo hành của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã được đăng ký hoặc công bố, trừ các trường hợp sau đây:

+ Hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc bị gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc theo khoản 4 Điều 51 Nghị định 38/2021: Phạt từ 30 - 40 triệu đồng.

+ Hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng bị gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc để chữa bệnh theo điểm b khoản 4 Điều 52 Nghị định 38/2021: Phạt từ 20 - 30 triệu đồng.

+ Hành vi quảng cáo sai sự thật về công dụng, bản chất, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của thức ăn chăn nuôi/thuỷ sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi/thuỷ sản theo khoản 1 Điều 60 Nghị định 38/2021: Phạt từ 10 - 15 triệu đồng.

+ Hành vi quảng cáo giống cây trồng không đúng sự thật hoặc gây sự nhầm lẫn cho khách hàng về khả năng kinh doanh giống cây trồng của cá nhân, tổ chức kinh doanh, nội dung được ghi trên nhãn hoặc nhãn hiệu theo điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021: Phạt từ 05 - 10 triệu đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng cách xóa bỏ, tháo gỡ, thu hồi sản phẩm, hàng hoá quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội và phải buộc cải chính thông tin, xin lỗi đối với hành vi vi phạm của mình theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021.

- Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì phải chịu mức phạt gấp hai lần số tiền phạt đối với cá nhân (căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021).

Hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, theo đó người nào có hành vi quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ, đã bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà tiếp tục vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Ngoài ra, người có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, bị cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Liên kết “tam giác vàng” tạo trụ cột của một hệ sinh thái sữa lành mạnh

Kết nối “tam giác vàng” phá giải “ma trận” sữa giả
Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng liên kết thành một “tam giác vàng” tạo trụ cột của một hệ sinh thái nhằm phát triển thị trường sữa lành mạnh. Ảnh minh họa.

Nhà nước đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng hành lang pháp lý, đảm bảo trật tự thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các chính sách như kiểm soát giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, tiêu chuẩn hóa nhãn mác, truy xuất nguồn gốc hay quy định về quảng cáo sữa công thức đã giúp siết chặt quản lý, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thị trường sữa vẫn còn không ít khoảng trống cần Nhà nước can thiệp kịp thời, từ việc cập nhật các tiêu chuẩn mới, xử lý các vi phạm cạnh tranh không lành mạnh, đến việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tiếp cận công nghệ và vốn.

Các doanh nghiệp sữa giữ vai trò đầu tàu trong việc cung ứng sản phẩm, phát triển công nghệ và đảm bảo chất lượng. Từ những “ông lớn” như Vinamilk, TH True Milk, Nutifood… đến các doanh nghiệp nhỏ, vừa và startup sữa hữu cơ, thị trường đang chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ về giá mà còn về giá trị dinh dưỡng và uy tín thương hiệu.

Tuy nhiên, cùng với áp lực tăng trưởng, không ít doanh nghiệp đã từng đối mặt với các vấn đề về minh bạch thông tin, quảng cáo thổi phồng công dụng, thậm chí là gian lận thương mại. Điều đó đặt ra yêu cầu về sự tự điều chỉnh, tuân thủ đạo đức kinh doanh và minh bạch hóa chuỗi giá trị.

Ngày nay, người tiêu dùng không còn là “bên yếu thế” chỉ biết mua và sử dụng. Họ ngày càng thông minh hơn, có khả năng tra cứu thông tin, so sánh chất lượng, giá cả và đặc biệt là lên tiếng khi quyền lợi bị xâm phạm. Chính sự chủ động này đã buộc doanh nghiệp và cơ quan quản lý phải thay đổi cách tiếp cận, trở nên minh bạch và lắng nghe hơn.

Song, để người tiêu dùng thực sự trở thành “mắt xích chủ động”, cần nâng cao nhận thức tiêu dùng thông qua giáo dục, truyền thông, và tạo điều kiện để họ tiếp cận thông tin chính xác, khách quan về sản phẩm.

Sẽ không có một thị trường sữa phát triển đúng nghĩa nếu chỉ có một hoặc hai trong ba chủ thể hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp cần Nhà nước làm “trọng tài” và người tiêu dùng làm “kim chỉ nam”. Nhà nước cần sự đồng hành từ doanh nghiệp và phản hồi từ người dân để hoàn thiện chính sách. Người tiêu dùng cần sự minh bạch và trách nhiệm từ cả hai phía để yên tâm lựa chọn.

Khi mối quan hệ ba bên được củng cố, niềm tin thị trường sẽ được xây dựng và đó chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững, không chỉ với thị trường sữa, mà còn với mọi ngành hàng thiết yếu trong nền kinh tế Việt Nam.

Trong năm 2024, Bộ Y tế đã kiểm tra 354.820 cơ sở, phát hiện 22.073 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm; xử lý 9.043 cơ sở (chiếm 40,9% số cơ sở vi phạm), trong đó phạt tiền 6.658 cơ sở với số tiền phạt hơn 33,53 tỷ đồng.

Bộ Công an phát hiện, xử lý 8.959 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (tăng 1.854 vụ so với năm 2023) với 8.978 đối tượng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (tăng 1.917 so với năm 2023), trong đó 8.490 cá nhân và 488 tổ chức. Khởi tố 62 vụ, 97 bị can (tăng 29 vụ, 63 bị can so với năm 2023). Về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm có 43 vụ; tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm 9 vụ; các tội khác liên quan đến thực phẩm 10 vụ. Xử phạt vi phạm hành chính 8.374 vụ (tăng 3.864 vụ so với năm 2023) với 7.949 cá nhân, 517 tổ chức; tổng tiền phạt vi phạm hành chính hơn 36,1 tỷ đồng (tăng hơn 5 tỷ đồng so với năm 2023).

Bài liên quan

Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml vì phát hiện chứa các chất không nằm trong công thức đã được công bố.
Quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BYT quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Tăng cường hợp tác để nâng cao năng lực cho nhân viên y tế

Tăng cường hợp tác để nâng cao năng lực cho nhân viên y tế

Bộ Y tế phối hợp vừa với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Tăng cường Hệ thống phát triển năng lực cho nhân viên y tế thông qua khám, chữa bệnh từ xa”.
Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Sau lễ công bố tại TP.Hồ Chí Minh, cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp công nghệ cao 2025 đã lan tỏa khắp cả nước, thắp lên tinh thần chuyển đổi số và khát vọng phát triển bền vững. Với chủ đề “Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp bền vững”, cuộc thi trở thành điểm kết nối ý tưởng, công nghệ và nguồn lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Đắk Lắk: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm

Đắk Lắk: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Đắk Lắk đã hướng dẫn và tổ chức nhiều hoạt động, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty TNHH Phát Anh Minh

Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty TNHH Phát Anh Minh

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản số: 1855/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông thông tin nhà sản xuất trên nhãn không đúng như hồ sơ công bố của Công ty TNHH Phát Anh Minh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định số 358/QĐ-QLD về việc thu hồi bắt buộc toàn bộ các lô thuốc đối với thuốc Femancia (số đăng ký: VD-27929-17).
Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm-Thực phẩm Bình Thuận; Các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn tỉnh tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc.
Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ một đối tượng dùng bè mảng vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP.HCM đang triển khai một kế hoạch đột phá nhằm thay đổi căn bản công tác đào tạo nghề cho lao động tại các khu vực nông thôn, đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kế hoạch này không chỉ khắc phục các hạn chế trước đây mà còn định hướng phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng hiện đại, gắn liền với chuyển đổi số và phát triển bền vững.
Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Hơn cả một chương trình nhà ở, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Việt Nam là một hành trình bền bỉ, thể hiện sâu sắc truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều giai đoạn với những chương trình cụ thể, phong trào này đang bước vào giai đoạn nước rút với mục tiêu cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm trên cả nước vào cuối năm 2025, mang lại niềm hy vọng về một cuộc sống an toàn, ổn định cho hàng triệu người dân.
Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Với mục tiêu đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong quản lý tài nguyên rừng, UBND tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh công tác rà soát và phân vùng chi tiết các loại rừng trên địa bàn. Mới đây, tại buổi làm việc do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng chủ trì đã tập trung đánh giá kết quả ban đầu, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về việc hoàn thiện số liệu và tích hợp quy hoạch lâm nghiệp vào bức tranh phát triển chung của tỉnh đến năm 2030.
Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml vì phát hiện chứa các chất không nằm trong công thức đã được công bố.
Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, tỉnh Gia Lai mới có Thư xin lỗi về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết làm phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển đến nơi chôn lấp, xử lý tập trung gửi Ban Nhân dân các thôn trên địa bàn xã và toàn thể Nhân dân xã Bình Hiệp.
Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng, với những lợi thế địa lý và tài nguyên phong phú, đang hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi và dư địa rộng lớn cho sự phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh đó, sự đa dạng và tiềm năng của ngành công nghiệp nổi lên như một động lực then chốt, hứa hẹn thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số 3 bị cáo có một người là Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty chuyên về trồng rừng.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê vừa có văn bản gửi UBND xã Chư Sê, Công an xã Chư Sê về việc hơn 262 ha đất và vườn cây thuộc sự quản lý của doanh nghiệp đang bị người dân trên địa bàn xã này chiếm dụng trái phép.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính