Thứ bảy 19/07/2025 05:26Thứ bảy 19/07/2025 05:26 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân của Hội Nông dân Việt Nam năm 2025

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Vừa qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân năm 2025 với 7 nội dung trọng tâm.
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân của Hội Nông dân Việt Nam năm 2025
Ra mắt CLB Nông dân với pháp luật ở phường Hạp Lĩnh (TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ảnh tư liệu

Theo Kế hoạch số 178 – KH/HNDTW ngày 11/3/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nêu rõ: Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân năm 2025 nhằm thường xuyên thực hiện tốt Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, các văn bản pháp luật mới được ban hành; nâng cao nhận thức của cán bộ Hội các cấp và hội viên, nông dân về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống.Đồng thời, chú trọng công tác phổ biến, giáo dục kịp thời nội dung các văn bản pháp luật có liên quan đến đời sống nhân dân, đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân…

Trong Kế hoạch 178, Hội Nông dân Việt Nam đã xác định 7 nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, cụ thể như sau:

1. Tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nhất là những nội dung liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trọng tâm là Chỉ thị số 35CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII "về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045"; Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

2. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các chính sách pháp luật có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân; ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Thực hiện truyền thông dự thảo chính sách, đổi mới, nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua trong năm 2024, năm 2025 (kỳ họp thứ 9, kỳ họp thứ 10). Chú trọng tuyên truyền, phổ biến định hướng đối với các quy định pháp luật mà xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.

4. Tăng cường tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở.

5. Tiếp tục triển khai, tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam (ngày 09/11 hàng năm) trong các cấp Hội và cán bộ, hội viên, nông dân.

6. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân theo Kế hoạch số 08-KH/ĐĐ-HNDTW của Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư bằng hình thức phù hợp.

7. Tuyên truyền và triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" trong các cấp Hội và cán bộ, hội viên, nông dân.

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân của Hội Nông dân Việt Nam năm 2025
Tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân ở Hội Nông dân huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh tư liệu

Trên cơ sở các nội dung trọng tâm, các cấp Hội có thể lựa chọn hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân phù hợp với tình hình địa phương như:

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng: Phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống báo chí của Hội; trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Củng cố, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật: Bồi dưỡng, tập huấn nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, Luật và các văn bản hướng dẫn, thi hành có liên quan trực tiếp đến đời sống nông dân...; nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ Hội Nông dân tỉnh, huyện, xã, mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, thành viên Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật và hội viên, nông dân.

3. Biên soạn, cung cấp tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Lựa chọn những nội dung pháp luật thiết thực đối với cán bộ, hội viên, nông dân để biên soạn tờ rơi, tờ gấp, sổ tay phổ biến pháp luật, băng đĩa tuyên truyền... phát hành làm tài liệu sinh hoạt tới các cơ sở Hội.

4. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân: Đẩy mạnh hoạt động tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân qua các hình thức phù hợp: Thi sân khấu hóa, thi viết, thị trên Internet, thi trên các phương tiện thông tin đại chúng... Nội dung được lựa chọn là những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

5. Tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2025: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, nông dân. Tuyên truyền cổ động qua băng rôn, khẩu hiệu, qua hệ thống báo chí của Hội.

6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:Hội Nông dân các cấp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy hiệu quả tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng.

7. Công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân của Hội Nông dân các cấp.

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân của Hội Nông dân Việt Nam năm 2025
Ký kết hoạt động của CLB Nông dân với pháp luật xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh tư liệu

Hội Nông dân Việt Nam giao cho Ban Tuyên giáo chịu trách nhiệm tham mưu, phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân theo Kế hoạch. Các ban, đơn vị Trung ương Hội phổ biến, giáo dục pháp luật các lĩnh vực chuyên môn được phân công theo chức năng, nhiệm vụ.

Đối với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố cần xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân năm 2025 và hướng dẫn Hội Nông dân cấp huyện, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư; Phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phương tổ chức học tập, phổ biến các nội dung văn bản pháp luật mới ban hành, sửa đổi, bổ sung và có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Bài liên quan

Danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân các tỉnh, thành phố

Danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân các tỉnh, thành phố

Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố trên cả nước, xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân của tỉnh, thành phố.
Mở lối cho doanh nghiệp nhỏ từ Nghị quyết 68

Mở lối cho doanh nghiệp nhỏ từ Nghị quyết 68

Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, biến nó trở thành động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quỹ hỗ trợ nông dân - đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế tập thể

Quỹ hỗ trợ nông dân - đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế tập thể

Trong thời gian qua, thông qua nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã tích cực đồng hành cùng hội viên, nông dân phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nghề nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất bền vững), đóng góp thiết thực vào công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Bàn giao nhà cho hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hành

Bàn giao nhà cho hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hành

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi vừa bàn giao ngôi nhà mới cho hộ nông dân nghèo Nguyễn Văn Nhân ở thôn Đồng Miếu, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành.
Tăng cường khả năng giám sát, phản biện cho cán bộ, hội viên nông dân

Tăng cường khả năng giám sát, phản biện cho cán bộ, hội viên nông dân

Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tập huấn về kỹ năng giám sát và phản biện xã hội năm 2025 cho cán bộ, hội viên nông dân tại 5 huyện, thành phố.
Hỗ trợ nông dân sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ở Nghệ An

Hỗ trợ nông dân sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ở Nghệ An

Ngày 13/05, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và tập huấn phương pháp xử lý nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại vùng chưa có nước sạch năm 2025 cho hội viên, nông dân huyện Diễn Châu.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định số 358/QĐ-QLD về việc thu hồi bắt buộc toàn bộ các lô thuốc đối với thuốc Femancia (số đăng ký: VD-27929-17).
Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm-Thực phẩm Bình Thuận; Các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn tỉnh tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc.
Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ một đối tượng dùng bè mảng vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP.HCM đang triển khai một kế hoạch đột phá nhằm thay đổi căn bản công tác đào tạo nghề cho lao động tại các khu vực nông thôn, đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kế hoạch này không chỉ khắc phục các hạn chế trước đây mà còn định hướng phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng hiện đại, gắn liền với chuyển đổi số và phát triển bền vững.
Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Hơn cả một chương trình nhà ở, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Việt Nam là một hành trình bền bỉ, thể hiện sâu sắc truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều giai đoạn với những chương trình cụ thể, phong trào này đang bước vào giai đoạn nước rút với mục tiêu cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm trên cả nước vào cuối năm 2025, mang lại niềm hy vọng về một cuộc sống an toàn, ổn định cho hàng triệu người dân.
Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Với mục tiêu đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong quản lý tài nguyên rừng, UBND tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh công tác rà soát và phân vùng chi tiết các loại rừng trên địa bàn. Mới đây, tại buổi làm việc do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng chủ trì đã tập trung đánh giá kết quả ban đầu, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về việc hoàn thiện số liệu và tích hợp quy hoạch lâm nghiệp vào bức tranh phát triển chung của tỉnh đến năm 2030.
Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml vì phát hiện chứa các chất không nằm trong công thức đã được công bố.
Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, tỉnh Gia Lai mới có Thư xin lỗi về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết làm phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển đến nơi chôn lấp, xử lý tập trung gửi Ban Nhân dân các thôn trên địa bàn xã và toàn thể Nhân dân xã Bình Hiệp.
Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng, với những lợi thế địa lý và tài nguyên phong phú, đang hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi và dư địa rộng lớn cho sự phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh đó, sự đa dạng và tiềm năng của ngành công nghiệp nổi lên như một động lực then chốt, hứa hẹn thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số 3 bị cáo có một người là Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty chuyên về trồng rừng.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê vừa có văn bản gửi UBND xã Chư Sê, Công an xã Chư Sê về việc hơn 262 ha đất và vườn cây thuộc sự quản lý của doanh nghiệp đang bị người dân trên địa bàn xã này chiếm dụng trái phép.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính