Thứ bảy 19/07/2025 01:30Thứ bảy 19/07/2025 01:30 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Khái niệm “hữu cơ nhưng không chứng nhận” đã không còn xa lạ. Trên các sạp rau, trang thương mại điện tử, hay thậm chí trong các group mua hàng nội trợ, dễ dàng bắt gặp các sản phẩm được giới thiệu là “trồng hữu cơ”, “không hóa chất”, “canh tác tự nhiên”... nhưng hoàn toàn không có giấy tờ kiểm định nào. Dù nhiều người tiêu dùng vẫn mua, nhưng niềm tin đã bị đặt trong trạng thái lưng chừng: “Tin vì cảm tính, nhưng vẫn sợ mình bị lừa.”
“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng
Khái niệm “hữu cơ nhưng không chứng nhận” đã không còn xa lạ với người tiêu dùng.

Nhiều sản phẩm hữu cơ không có chứng nhận

Theo định nghĩa quốc tế, sản phẩm hữu cơ là sản phẩm được sản xuất theo quy trình không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, phân bón hóa học, hormone tăng trưởng hay giống biến đổi gen. Việc một sản phẩm được công nhận là "hữu cơ" đòi hỏi nó phải trải qua một quy trình kiểm định nghiêm ngặt bởi các tổ chức độc lập như USDA (Hoa Kỳ), EU Organic (Châu Âu), hay tại Việt Nam là tiêu chuẩn PGS, VietFarm hoặc chứng nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được gắn mác “hữu cơ” một cách tự phát. Theo một khảo sát nhỏ không chính thức từ người tiêu dùng tại TP.HCM và Hà Nội, hơn 60% người được hỏi cho biết họ từng mua sản phẩm hữu cơ không có chứng nhận, và gần 70% trong số đó không chắc chắn về độ tin cậy của sản phẩm mình mua.

Vậy vì sai nhiều sản phẩm hữu cơ lại không có chứng nhận. Lý do phổ biến nhất là chi phí chứng nhận quá cao so với khả năng của nông dân sản xuất nhỏ lẻ. Quá trình chứng nhận hữu cơ thường kéo dài từ 1 đến 3 năm, đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt và có sự giám sát định kỳ. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn thường được xây dựng theo quy chuẩn quốc tế, đôi khi không phù hợp với điều kiện canh tác tại Việt Nam.

Ngoài ra, thiếu kiến thức và hỗ trợ kỹ thuật cũng là rào cản lớn. Nhiều nông dân muốn chuyển đổi sang mô hình hữu cơ nhưng không có đủ thông tin, hoặc không có tổ chức trung gian hỗ trợ về kỹ thuật và thủ tục.

Chính vì vậy, họ lựa chọn “hữu cơ theo cách riêng”, nghĩa là làm theo hướng tự nhiên, không hóa chất, nhưng không đăng ký chứng nhận. Tuy nhiên, việc này lại tạo ra lỗ hổng lớn về niềm tin từ phía người tiêu dùng.

“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng
Nhiều người tiêu dùng không chắc chắn về độ tin cậy của sản phẩm mình mua.

Không có chứng nhận, người tiêu dùng buộc phải tin vào lời người bán, hoặc đánh giá sản phẩm bằng cảm tính: rau có sâu là sạch, quả không bóng là tự nhiên, hay đơn giản là “mua vì quen mặt người bán”.

Thực tế, đây là môi trường lý tưởng cho việc đánh tráo khái niệm. Một số đối tượng thương mại lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng, gắn nhãn "hữu cơ" lên các sản phẩm thông thường để nâng giá bán. Điều này khiến thị trường bị nhiễu loạn, đồng thời làm mất lòng tin của người tiêu dùng với cả những người sản xuất thật sự tử tế.

Một vấn đề cốt lõi khác nằm ở chính hệ thống kiểm định khi còn quá tập trung vào tiêu chuẩn quốc tế, thiếu sự thích nghi với thực tiễn sản xuất trong nước.

Hệ thống chứng nhận hữu cơ hiện nay tại Việt Nam còn thiếu tính linh hoạt, thiếu hỗ trợ và chi phí cao. Đặc biệt là với những nông dân quy mô nhỏ, hoặc các hợp tác xã mới hình thành. Họ không đủ lực để theo đuổi các chứng chỉ đắt đỏ, nhưng nếu không chứng nhận thì khó tiếp cận thị trường, còn nếu "tự xưng hữu cơ" thì dễ bị nghi ngờ hoặc gạt khỏi hệ thống phân phối chính thức.

Thêm vào đó, công tác truyền thông và giáo dục người tiêu dùng về cách nhận biết sản phẩm hữu cơ cũng chưa hiệu quả. Người tiêu dùng không có công cụ rõ ràng để phân biệt hàng thật, hàng giả, khiến cho mọi sản phẩm đều bị nghi ngờ một cách đồng đều.

Làm sao để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng

Để phục hồi và xây dựng lại lòng tin, cần sự phối hợp từ nhiều phía, tuy nhiên việc đầu tiên là phải xây dựng phát triển mô hình PGS (Hệ thống đảm bảo có sự tham gia). Mô hình này cho phép chính cộng đồng gồm nông dân, người tiêu dùng và các tổ chức xã hội cùng giám sát và bảo đảm chất lượng. Đây là hướng đi bền vững, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp còn phân tán và nhỏ lẻ.

Việc tăng cường tính minh bạch thông tin khi sử dụng các ứng dụng công nghệ như QR code truy xuất nguồn gốc, blockchain trong chuỗi cung ứng… giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận thông tin minh bạch hơn về nơi trồng, cách canh tác, nhật ký nông trại.

“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng
Tăng cường tính minh bạch thông tin khi sử dụng các ứng dụng công nghệ như QR code truy xuất nguồn gốc sẽ giúp người tiêu dùng cảm thấy tin tưởng vào sản phẩm hữu cơ.

Ngoài ra việc người tiêu dùng cần tự trang bị kiến thức về thực phẩm sạch, học cách đọc nhãn mác, tìm hiểu về các tiêu chuẩn chứng nhận, và xây dựng thói quen mua hàng có kiểm chứng rõ ràng, thay vì chỉ dựa vào cảm tính. Đối với ngành chức năng cần có chính sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và thị trường đầu ra cho các nông dân làm nông nghiệp hữu cơ thật sự. Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý và giám sát thị trường để xử lý nghiêm những hành vi gian dối, gây nhiễu loạn lòng tin.

Có thể thấy rằng “hữu cơ nhưng không chứng nhận” là một hiện tượng phản ánh rõ nét những khoảng trống trong quản lý, sự thiếu minh bạch và hệ thống hỗ trợ yếu kém. Nhưng hơn hết, nó cho thấy sự thiệt thòi của người tiêu dùng khi mong muốn một cuộc sống lành mạnh lại bị đặt vào tình huống phải tin bằng cảm tính, hoặc hoài nghi tất cả.

Để xây dựng một thị trường nông sản sạch đúng nghĩa, không chỉ cần người sản xuất làm thật, mà còn cần một hệ thống chứng nhận linh hoạt, công nghệ minh bạch và người tiêu dùng được trao quyền tiếp cận thông tin. Khi đó, niềm tin sẽ không còn là thứ “xa xỉ” trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Bài liên quan

Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Đằng sau ánh hào quang của nhãn mác “hữu cơ” là một hành trình gian nan mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Chứng nhận hữu cơ là thứ tưởng chừng là một “tấm vé vàng” để nâng tầm sản phẩm lại đang trở thành một bài toán đầy thách thức, từ chi phí, kỹ thuật, đến sự thiếu ổn định của thị trường đầu ra.
Tuân thủ chứng nhận hữu cơ –  bản lề của nông nghiệp hữu cơ

Tuân thủ chứng nhận hữu cơ – bản lề của nông nghiệp hữu cơ

Chứng nhận hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh người tiêu dùng quan tâm hơn đến sức khỏe và môi trường. Đây không chỉ là một dấu hiệu trên bao bì sản phẩm mà còn là sự đảm bảo cho một quy trình sản xuất tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt về nông nghiệp bền vững, không sử dụng hóa chất tổng hợp, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay sinh vật biến đổi gen.
Chứng nhận hữu cơ: “Rào cản mềm” xuất khẩu nông sản Việt Nam tới các nước phát triển

Chứng nhận hữu cơ: “Rào cản mềm” xuất khẩu nông sản Việt Nam tới các nước phát triển

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thân thiện sức khỏe và môi trường ngày càng gia tăng, việc kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ trở thành “tấm vé thông hành” giúp sản phẩm nội địa có cơ hội xuất khẩu. Một số chứng nhận hữu cơ uy tín tại các nước phát triển như Mỹ (USDA Organic), Liên minh châu Âu (EU Organic) và Nhật Bản (JAS Organic) mang những đặc điểm khác biệt về chuyên môn nhưng đều khắt khe trong khâu kiểm định.
"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

Sáng nay, một không khí sôi động và đầy hứng khởi đã tràn ngập Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh khi sự kiện "Organic Vibes" chính thức khai mạc, đánh dấu bước đệm quan trọng cho chuỗi các hoạt động của chiến dịch "Hữu cơ easy với Gen G". Được định hướng nhằm phát triển bền vững thông qua việc nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, sự kiện đã thu hút đông đảo sinh viên, đối tác, nhà báo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng. Nắm bắt xu hướng đó, chị Đỗ Thị Thanh Thúy (xã Hòa Phước, TP. Đà Nẵng) đã khởi nghiệp với sản phẩm ổi hữu cơ, góp phần lan tỏa lối sống xanh và tiêu dùng bền vững
Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Lần đầu tiên, những mầm rau hữu cơ đã có mặt trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đây là kết quả của dự án tự nguyện được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ (thuộc VUSTA) kết hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân với mong muốn giúp quân dân Trường Sa cải thiện cuộc sống và tạo hệ sinh thái hữu cơ có lợi trên các đảo, góp phần phủ xanh biển đảo quê hương.
Đam Rông đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận

Đam Rông đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận

Ngày 12/6, UBND huyện Đam Rông (Lâm Đồng) phối hợp với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo đào tạo “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận: Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường”, nhằm quảng bá và nâng cao giá trị ba sản phẩm đặc trưng vừa được xác lập nhãn hiệu chứng nhận.
11.000 lượt bình chọn dịch vụ người tiêu dùng bình chọn tin cậy

11.000 lượt bình chọn dịch vụ người tiêu dùng bình chọn tin cậy

Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố kết quả khảo sát hàng hóa - dịch vụ tin cậy năm 2024, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp cam kết bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Ngành nông nghiệp Việt Nam, trụ cột kinh tế và nguồn sống của hàng triệu người dân, đang đứng trước những biến động sâu sắc từ các chính sách thuế quan mới trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi trong chính sách thuế của các quốc gia, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn.
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Từ ngày 26–28/6/2025, tại Ba Bể, Bắc Kạn, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 30 học viên là nông dân nòng cốt, cán bộ địa phương, cán bộ Hội Nông dân xã/huyện, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Bể và đại diện hợp tác xã đến từ 4 xã: Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê và Khang Ninh.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Ngày 12/04/2025, một sự kiện lịch sử đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng khi Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức thông qua việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên gọi là thành phố Hải Phòng. Quyết định này không chỉ mở rộng địa giới hành chính mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu Hải Phòng mới có đủ tiềm lực và lợi thế để thực sự trở thành "thủ phủ khu công nghiệp" hàng đầu của Việt Nam?
Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Ngày 22/6/2025, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trên hành trình hội nhập quốc tế

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trên hành trình hội nhập quốc tế

Nông nghiệp hữu cơ đã trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững toàn cầu. Tại Việt Nam, những tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ hiện hành được xây dựng nhằm thúc đẩy sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các tiêu chuẩn này có thực sự phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam hay không và điều chỉnh gì để phù hợp hơn với các quy định quốc tế?. Phóng viên (PV) Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam về thực trạng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính