Thứ năm 24/07/2025 01:34Thứ năm 24/07/2025 01:34 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hướng tới mục tiêu "nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh" *

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 12/10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới dự và có bài phát biểu nhân dịp Khai giảng năm học mới 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp Hữu Cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Lễ khai giảng năm học mới tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Lễ khai giảng năm học mới tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Thưa các Giáo sư, giảng viên, các vị khách quý và các em sinh viên thân mến,

Nhân dịp Khai giảng năm học mới 2024-2025 và kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam (12/10/1956-12/10/2024), tiền thân là Trường Đại học Nông lâm, 1 trong 4 trường đại học được thành lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi xin thân ái gửi đến các Giáo sư, giảng viên, các vị khách quý và các em sinh viên lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Chúc các thầy cô sức khỏe, thành công trong sự nghiệp trồng người, chúc các em sinh viên đạt được nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện, để trở thành những chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai!

Thưa quý vị và các em,

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu; Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh!” và lời dạy của cổ nhân “phi nông bất ổn”, nên trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và coi trọng phát triển nông nghiệp.

Trong thời đại ngày nay, với những gì chúng ta đã có, tôi tin là nền nông nghiệp Việt Nam sẽ luôn chủ động về tâm, thế và lực để làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số quốc gia để từ đó có những đổi thay căn bản và toàn diện về thể chế và tổ chức, về khoa học và công nghệ, về giáo dục và đào tạo, về khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, đủ sức tạo ra những đột phá về chất và lượng, tạo ra các động lực và nguồn lực mới, đưa nông nghiệp nước ta vươn lên những tầm cao mới, mang tính thời đại và cách mạng, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường toàn cầu, mang lại cho bà con nông dân cuộc sống ngày thêm ấm no hơn, giàu có hơn, nông thôn Việt Nam ngày thêm văn minh, giàu đẹp và thịnh vượng hơn.

Thưa các thầy cô giáo, các vị khách quý và các em sinh viên,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong các trường đại học trọng điểm của đất nước. Gần 70 năm qua, Học viện đã đào tạo cho đất nước hơn 120 nghìn cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có trình độ đại học, trên 15.000 thạc sĩ và hơn 700 tiến sĩ. Lực lượng cán bộ do Học viện đào tạo là nguồn nhân lực rất quan trọng trên mặt trận nông nghiệp và phát triển nông thôn, dấu chân họ đã in đậm trên mọi nẻo đường đất nước, họ đã cống hiến sức lực và trí tuệ vào những thành tựu nổi bật của công cuộc phát triển nông nghiệp và nông thôn nước nhà, nhất là trong thời kỳ đổi mới.

Thực hiện các Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về giáo dục và đào tạo, về khoa học và công nghệ, nhất là Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tôi rất vui mừng được biết, Học viện luôn là đơn vị đi đầu và tiên phong trên nhiều lĩnh vực; tôi xin nêu một số kết quả rất cụ thể sau:

Về tổ chức và thể chế, Học viện là 1 trong 6 trường đại học đầu tiên được Chính phủ tin tưởng giao thí điểm tự chủ theo của Nghị quyết của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập; và được đánh giá là 1 trong các trường đại học thực hiện sinh động và thành công nhất Nghị định của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như việc thực hiện có hiệu quả luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học do Quốc hội khóa 14 ban hành.

Về đào tạo, Học viện là một trong các trường đại học luôn đi đầu trong đổi mới về chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, kết hợp nhuần nhuyễn và biện chứng giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo, giữa nhà trường với thực tiễn sản xuất-kinh doanh, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, lập thân lập nghiệp, đổi mới và sáng tạo cho sinh viên, đồng thời hướng các em đến các nền nông nghiệp tiên tiến, mở ra các tầm nhìn mới, các ý tưởng mới, mang tư duy công nghiệp vào phát triển nông nghiệp nước nhà. Học viện cũng là đơn vị đi đầu tiếp cận giáo dục đại học chất lượng cao theo mô hình phát triển của các trường đại học nghiên cứu danh tiếng trên thế giới. Tôi rất vui mừng khi biết trên 97% sinh viên của Học viện có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, điều này cho thấy chất lượng đào tạo của Học viện đã đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động.

Về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Học viện đã coi nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là sức sống của trường đại học, gắn bó hữu cơ với nhiệm vụ đào tạo. Học viện cũng luôn chủ động, tích cực và sáng tạo trong chuyển giao công nghệ vào thực tiễn. Bà con nông dân và doanh nghiệp trên nhiều vùng miền của đất nước có lẽ không bao giờ quên các giống cây trồng, các chế phẩm sinh học, các cuộc cách mạng về mùa vụ, về tái cơ cấu nông nghiệp, đổi mới mô hình quản lý của Học viện mà bà con và doanh nghiệp đã được đón nhận và ứng dụng thành công; các thế hệ thày và trò Học viện luôn tự hào với tên tuổi các nhà khoa học, nhà giáo lừng danh như Lương Định Của, Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Thị Trâm… nhiều cán bộ và sinh viên Học viện được trao “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về khoa học và công nghệ, được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động …

Học viện cũng là một điển hình về hội nhập quốc tế theo phương châm “lấy ngoại lực để thúc đẩy nội lực phát triển”, chấp nhận và vươn đến các chuẩn mực quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị nhà trường. Sự hiện diện của các vị khách quốc tế như các vị Đại sứ, Ngân hàng Thế giới, JICA, KOICA… và đại diện sinh viên quốc tế đến từ nhiều quốc gia đang học tập tại đây là một minh chứng rất thuyết phục về tầm vóc của Học viện trong con mắt bạn bè quốc tế.

Với những đóng góp to lớn cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho đất nước, Học viện đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, 2 lần đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tôi ghi nhận và biểu dương những thành tựu to lớn mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có được trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tiêu biểu là giữ vững an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, đi đầu trong việc tạo lập nền nông nghiệp tuần hoàn, carbon thấp, tăng trưởng xanh; trong đó có sự đóng góp xuất sắc và toàn diện của Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào thành tựu chung đó.

Thưa quý vị đại biểu và các em sinh viên,

Các bài học trong quá trình phát triển của đất nước từ ngày có Đảng cho thấy, sự đổi mới và các thành tựu mang tầm thời đại của Dân tộc ta hầu như đều được khởi nguồn từ nông dân, từ nông nghiệp, để từ đó đất nước vươn mình lên tầm vóc và vị thế mới. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc; kỷ nguyên mới được bắt đầu từ tầm nhìn mới, từ tư duy mới, từ nhận thức mới; điều đó được kiến tạo trước hết là từ nông nghiệp, vì nông nghiệp.

Muốn vậy, nông nghiệp cần và phải dựa trên 3 trụ cột với tâm và thế mới, đó là (i) thể chế và tổ chức, (ii) khoa học và công nghệ, và (iii) đào tạo nguồn nhân lực đủ sức gánh vác các nhiệm vụ mới; trong đó, các trường đại học phải thực sự trở thành trung tâm của đổi mới và sáng tạo và là biểu tượng, là niềm tự hào về tiềm lực khoa học và công nghệ Quốc gia.

Đảng ta đã nhiều lần khẳng định giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, khoa học và công nghệ là then chốt đối với sự phát triển và hưng thịnh của Đất nước. Nhân dịp này, tôi đề nghị các Bộ, ngành và Học viện Nông nghiệp Việt Nam tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, Trường đại học phải là một thực thể quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo Quốc gia, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số. Vì vậy, Học viện phải phấn đấu để không những là trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu của đất nước mà còn phải là một cơ sở giáo dục đại học có uy tín cao trong khu vực và thế giới, một trung tâm của đổi mới sáng tạo, một địa chỉ tin cậy của khởi nghiệp Quốc gia. Học viện cần xây dựng một Đề án phát triển tổng thể với lộ trình phù hợp để trở thành một đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, đa phân hiệu theo mô hình của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới. Các bộ ngành, trước hết là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn và hỗ trợ Học viện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt Đề án này. Trong khi chờ xây dựng và phê duyệt Đề án, tôi đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ ngành liên quan cùng với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ưu tiên hỗ trợ Học viện xây dựng Công viên khoa học nông nghiệp và Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời với việc cho sáp nhập một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc và trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Học viện, tạo lập nên một hệ sinh thái đủ mạnh để Học viện có thể phục vụ tốt hơn, toàn diện hơn cho sự phát triển của ngành, của đất nước.

Hai là, những người tốt nghiệp đại học ngày nay không những cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt, có khả năng thích ứng nhanh, kịp thời với trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và chuyển đổi số; mà còn cần phải có kỹ năng tự học suốt đời, kỹ năng đổi mới sáng tạo, có khả năng tư duy phản biện và hợp tác, cùng với các kĩ năng mềm khác, đảm bảo các em có đủ năng lực tự chủ và thích ứng tốt với môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng. Vì thế, các trường đại học, trong đó có Học viện, phải tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo phải bảo đảm tính tương thích, hội nhập, quốc tế hóa theo các chuẩn mực tiên tiến càng sớm càng tốt; tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Tôi tin rằng, sinh viên được đào tạo từ Học viện sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng để góp phần đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Ba là, các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam, phải tiếp tục thực hiện công cuộc tự chủ đại học thực chất hơn và ở tầm cao mới, theo các tiêu chí và thông lệ của giáo dục đại học ở các nước phát triển; bảo đảm hội nhập toàn diện hơn về giáo dục đại học, nhưng vẫn thấm đẫm văn hóa Việt, tâm hồn Việt, xuất phát từ thực tiễn đất nước và con người Việt Nam. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu và ban hành chính sách để các trường đại học thực hiện đầy đủ và đồng bộ quyền tự chủ đại học, để chúng ta sớm có một hệ thống giáo dục đại học có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Tự chủ đại học không có nghĩa là Nhà nước không đầu tư mà là đầu tư theo các "kết quả đầu ra" mà cơ sở giáo dục cam kết với Nhà nước; đặc biệt là ưu tiên đặt hàng, giao nhiệm vụ với các ngành nghề khó xã hội hóa, ít hấp dẫn đối với người học, nhưng đất nước đang thực sự rất cần và là thế mạnh của chúng ta như nông-lâm-ngư nghiệp.

Bốn là, Nghiên cứu của Học viện phải hướng tới phục vụ mục tiêu “nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh". Trọng tâm nghiên cứu của Học viện là phục vụ phát triển một nền nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, giá trị gia tăng cao, đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới thịnh vượng và văn minh. Các bộ ngành hỗ trợ và hướng dẫn Học viện sớm cho thí điểm và mở rộng mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (Spin-off), làm cầu nối giữa nghiên cứu trong trường đại học với doanh nghiệp, với thực tiễn, nhanh chóng thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

Năm là, tôi rất vui mừng khi được chứng kiến một cơ ngơi khang trang, bề thế, sáng xanh sạch đẹp của Học viện trong ngày khánh thành dự án VNUA-SHAHEP từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới. Để phát huy cao hơn nữa nguồn lực trí tuệ, nguồn lực đất đai và cơ sở vật chất hiện đại này, tôi yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tạo điều kiện tốt nhất để Học viện tham gia tích cực vào các chương trình khoa học và công nghệ do Bộ chủ trì, trước mắt là chương trình xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải thấp và các chương trình khác trong thời gian tới; các phòng thí nghiệm với các thiết bị ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trên thế giới của Học viện phải là lực lượng chủ lực trong hệ thống các phòng thí nghiệm tham chiếu, được chỉ định của Quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng và sức mạnh cạnh tranh của nông sản Việt; cũng như Bộ cần tiếp tục hỗ trợ, đầu tư để Học viện có thể thực hiện tốt hơn việc giáo dục toàn diện cho người học về đức-trí-thể-mỹ, để các em có đủ sức khỏe về tâm hồn và thể chất, về chuyên môn và khả năng thích ứng, về đạo đức và sự tự tin, về tầm nhìn và lòng tự hào để có thể vững bước trên con đường lập thân lập nghiệp trong một thế giới hội nhập và thay đổi nhanh chóng; và điều đó chính là chỉ dấu cho việc sinh viên thực sự là trung tâm trong suốt quá trình đào tạo của Nhà trường.

Tôi yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Học viện Nông nghiệp Việt Nam làm đầu mối của các trường đại học liên quan tổ chức đào tạo về phòng, chống thiên tai để hình thành đội ngũ cán bộ phòng, chống thiên tai chuyên nghiệp ở nước ta; đồng thời giao Học viện mở lại chương trình đào tạo cán bộ quản trị hợp tác xã theo hình thức đối tác công tư, một lĩnh vực rất quan trọng của đất nước và Học viện đã có kinh nghiệm nhiều năm trước đây trong việc đào tạo lĩnh vực này, một khâu rất quan trọng trong việc tổ chức nông dân và kết nối nông dân với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị các ngành hàng nông sản của chúng ta.

Sáu là, Phải gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa trường đại học với địa phương, nhất là địa phương sở tại. Trường đại học đóng trên địa bàn nào cần có những hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ phục vụ ngay tại địa phương đó; đồng thời, chính quyền các cấp của địa phương cần cộng tác, hỗ trợ tích cực cho trường đại học trên địa bàn của mình phát triển. Với tinh thần đó tôi đề nghị thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm, thị trấn Trâu Quỳ cần hợp tác chặt chẽ với Học viện và quan tâm hơn nữa đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, kết nối hạ tầng và vệ sinh môi trường, tích cực phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn giúp đỡ Học viện trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực, thực hiện tốt quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt.

Thưa các Giáo sư, giảng viên, các vị khách quý và các em sinh viên thân mến,

Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển mới, hôm nay trong khí thế của những ngày đầu năm học mới 2024-2025, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, một lần nữa tôi tôi gửi lời cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các địa phương, tỉnh thành, bộ ngành, của các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng.

Tôi mong và tin rằng Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, luôn không ngừng đổi mới sáng tạo, xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp hàng đầu của Việt Nam, sớm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Học viện, một Nhà trường Anh hùng, thực hiện thật tốt lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu “Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng, để tiến bộ mãi!”.

Chúc các Giáo sư, giảng viên, các vị đại biểu, các vị khách quý và các em sinh viên luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

Trân trọng cảm ơn!

----

* Tiêu đề do Tạp chí Nông Nghiệp Hữu cơ Việt Nam đặt.

Bài liên quan

Động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam

Động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đối diện nhiều thách thức về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cùng quá trình chuyển đổi số đang mang đến những tín hiệu tích cực, mở ra hướng đi mới, tạo động lực bền vững cho tăng trưởng nông nghiệp trong giai đoạn tới.
Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ trở thành ngành có thu nhập hấp dẫn

Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ trở thành ngành có thu nhập hấp dẫn

Kết hợp giữa nông nghiệp truyền thống và công nghệ hiện đại, Nông nghiệp Công nghệ cao có thu nhập hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số thời đại mới.
Đưa nông sản OCOP ra thế giới: Rào cản và cơ hội nâng cao giá trị nông nghiệp Việt

Đưa nông sản OCOP ra thế giới: Rào cản và cơ hội nâng cao giá trị nông nghiệp Việt

Với hơn 8.000 sản phẩm OCOP đã được công nhận trên toàn quốc, phần lớn mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, Việt Nam có tiềm năng lớn để chinh phục thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để OCOP thật sự trở thành “thương hiệu quốc gia” trên các sàn thương mại quốc tế, cần một chặng đường dài với sự đầu tư bài bản, định hướng chiến lược và sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Nông nghiệp Việt Nam: "Song hành" giữa an toàn thực phẩm và biến đổi khí hậu

Nông nghiệp Việt Nam: "Song hành" giữa an toàn thực phẩm và biến đổi khí hậu

Nông nghiệp Việt Nam, trụ cột của nền kinh tế, đang đối mặt với "song kiếm hợp bích" đầy thách thức: an toàn vệ sinh thực phẩm và biến đổi khí hậu. Hai vấn đề này không chỉ đe dọa trực tiếp đến sản xuất, năng suất và chất lượng nông sản, mà còn tác động sâu sắc đến sức khỏe cộng đồng, môi trường và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nông nghiệp Việt Nam: Tăng tốc xuất khẩu, chinh phục mục tiêu mới

Nông nghiệp Việt Nam: Tăng tốc xuất khẩu, chinh phục mục tiêu mới

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang thể hiện sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, hướng tới mục tiêu chinh phục những cột mốc mới.
TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thanh Hóa: Chuẩn bị ứng phó bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”

Thanh Hóa: Chuẩn bị ứng phó bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”

Để đảm bảo công tác phòng chống bão số 3 Wipha tốt nhất, phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, Mai Xuân Liêm đã họp trực tuyến và trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại 24 xã miền núi của tỉnh.
Hoa lửa một thời, nghĩa tình đồng đội mãi vang xa…

Hoa lửa một thời, nghĩa tình đồng đội mãi vang xa…

Nhằm ôn lại những năm tháng sát vai cùng nhau “đấu sức, đấu trí” trong nguy nan một thời, ngày 21/7/2025 tại Nghệ An, Ban liên lạc truyền thống Đại Đoàn Đồng Bằng – Sư đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh long trọng chủ trì giao lưu gặp mặt với các cựu chiến binh thuộc mặt trận Tây Nguyên Quân đoàn 3, Cựu chiến binh ban liên lạc Sư đoàn 320 các tỉnh thành nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Quảng Ninh: Tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân vụ lật tàu du lịch

Quảng Ninh: Tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân vụ lật tàu du lịch

Sáng nay 21/7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tìm thấy một thi thể nạn nhân trong vụ tàu du lịch QN-7105 bị lật trên vịnh Hạ Long.
Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bão số 3 (Wipha) được dự báo rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển và đất liền rất rộng và nguy hiểm. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Công văn về việc triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão.
Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng và an toàn tài sản của nhân dân trong việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện cấm tàu thuyền, ngư dân ra biển từ 8 giờ sáng ngày 21/07.
Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Ngày 20/7, quá trình tái cơ cấu các đơn vị ngành dọc của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với những thách thức, đặc biệt là việc sắp xếp các trạm liên xã sau khi sáp nhập hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên.
Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Tỉnh Ninh Bình mới có hệ sinh thái du lịch phong phú, đa dạng bậc nhất cả nước, hội tụ cả di sản thiên nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch tâm linh, sinh thái, biển, đồng quê.
Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, phát huy tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn địa bàn.
Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa lũ năm 2025, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo gửi đến các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện trên địa bàn, yêu cầu triển khai hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa và vùng hạ du.
Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Ngày 20/7, hòa chung không khí trang nghiêm và ý nghĩa hướng tới Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, tỉnh Đắk Lắk vinh dự đón Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác cấp cao của Trung ương tới thăm và làm việc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính