Thứ bảy 26/07/2025 08:29Thứ bảy 26/07/2025 08:29 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hà Tĩnh siết chặt bảo vệ rừng và ứng phó thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và nguy cơ cháy rừng ngày càng tăng, tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) và phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN). Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do UBND tỉnh tổ chức chiều 24/4 đã nêu rõ các tồn tại, thách thức, đồng thời xác định quyết tâm bảo vệ rừng, ứng phó hiệu quả với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng khó lường.
undefined
“Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì hội nghị tổng kết công tác BVR-PCCCR và PCTT&TKCN năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.”

Hà Tĩnh hiện có hơn 358.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, gần 90% diện tích đã được giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý; phần diện tích còn lại do UBND cấp xã quản lý. Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Các chủ rừng đã chủ động xây dựng phương án PCCCR, triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát ở nhiều khu vực trọng điểm. Nhờ vậy, nhiều vụ cháy đã được phát hiện sớm, xử lý kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”, hạn chế tối đa thiệt hại về rừng và tài sản.

Tuy vậy, năm 2024 vẫn ghi nhận 126 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có 1 vụ bị khởi tố hình sự. Lực lượng chức năng đã tịch thu hơn 67 m³ gỗ, nhiều cá thể động vật rừng và tang vật khác, thu nộp ngân sách hơn 1,4 tỷ đồng. Một số địa phương vẫn để xảy ra tình trạng khai thác, tập kết lâm sản trái phép, xẻ rừng nghèo để trồng rừng nguyên liệu, chuyển nhượng đất rừng sai quy định… Những hành vi này không chỉ làm suy giảm tài nguyên rừng mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao trong mùa khô nóng.

Dự báo trong năm 2025, nhiệt độ toàn cầu và khu vực tiếp tục tăng, trung bình cao hơn từ 0,5 – 1 độ C so với năm trước. Thời tiết nắng nóng kéo dài, cộng với khô hanh, dễ khiến nguy cơ cháy rừng gia tăng trên diện rộng. Do đó, tỉnh Hà Tĩnh xác định mục tiêu bảo vệ nghiêm ngặt 217.000 ha rừng tự nhiên hiện có, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, phấn đấu giữ vững độ che phủ rừng ở mức 52%. Các địa phương, chủ rừng được yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuần tra, giám sát chặt chẽ tại các khu vực trọng điểm, kiểm soát người ra vào rừng và sẵn sàng lực lượng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

Song song với công tác bảo vệ rừng, việc phòng, chống thiên tai cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong năm qua, Hà Tĩnh đã chịu nhiều đợt mưa lớn gây tốc mái hàng chục nhà dân, sạt lở đất tại các huyện miền núi, ngập úng ở nhiều khu vực và làm gián đoạn việc học tập của hàng vạn học sinh. Một số điểm trọng yếu như tuyến đường qua xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn), bờ biển Thịnh Lộc, Cẩm Nhượng, Xuân Hội… bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế của người dân.

Nhận định thời tiết năm 2025 tiếp tục diễn biến khó lường, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương rà soát, cập nhật phương án phòng chống thiên tai phù hợp với tình hình mới; củng cố hạ tầng ứng phó, tăng cường kiểm tra các công trình hồ đập, kênh mương, đặc biệt là các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao. Đồng thời, siết chặt quản lý hoạt động khai thác cát sỏi, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng sông gây cản trở dòng chảy, làm gia tăng nguy cơ ngập lụt.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng ứng phó thiên tai cho lực lượng tại chỗ, nhất là cấp xã; nâng cao ý thức cộng đồng trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Các địa phương cần sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để chủ động ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố.

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ trọng tâm như bảo vệ sản xuất nông nghiệp, kiểm soát dịch bệnh, phát triển nuôi trồng thủy sản, chống khai thác IUU, xóa nhà tạm cho hộ nghèo… cũng được Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đặc biệt nhấn mạnh tại hội nghị. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp này không chỉ nhằm ứng phó hiệu quả với thiên tai mà còn đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

Dịp này, tỉnh đã trao tặng bằng khen cho 4 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phát triển rừng năm 2024, ghi nhận những đóng góp thầm lặng nhưng đầy trách nhiệm của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ giữa rừng sâu hay trong các tình huống khẩn cấp.

Hội nghị là dịp để đánh giá toàn diện kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại trong công tác BVR-PCCCR, PCTT&TKCN năm 2024. Bước sang năm 2025, với diễn biến thời tiết phức tạp, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục siết chặt kỷ cương, chủ động phòng ngừa, xử lý nghiêm vi phạm, thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”, bảo vệ rừng và đảm bảo an toàn cho người dân trước thiên tai.

Bài liên quan

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
Đồng Nai xử phạt công ty hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy phép môi trường

Đồng Nai xử phạt công ty hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy phép môi trường

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 287/QĐ-XPHC xử phạt hành chính Công ty TNHH Vạn Kiến Đạt vì vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, Công ty bị phạt số tiền 320 triệu đồng do không có Giấy phép môi trường theo quy định.
Đồng Nai: Xử phạt Công ty Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài vi phạm về đất đai và môi trường

Đồng Nai: Xử phạt Công ty Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài vi phạm về đất đai và môi trường

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (Địa chỉ: Số 537, đường Đinh Quang Ân, KP Tân Cang, phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) với tổng số tiền phạt lên đến 1.550.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hơn 154 tỷ đồng.
Hà Tĩnh: Nông dân làm giàu nhờ nghề nuôi ong

Hà Tĩnh: Nông dân làm giàu nhờ nghề nuôi ong

Từ một nghề truyền thống, nuôi ong lấy mật đang trở thành hướng phát triển kinh tế tiềm năng, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân ở địa phương.
Hà Tĩnh: 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất lúa vụ hè thu

Hà Tĩnh: 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất lúa vụ hè thu

Thời điểm này, nhiều diện tích lúa hè thu đã phát triển xanh tốt thì trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn có hơn 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Người dân Trung Quốc thi nhau nhặt hải sản sau bão Wipha

Người dân Trung Quốc thi nhau nhặt hải sản sau bão Wipha

Sáng ngày 21/7, ngay sau khi bão Wipha tan, người dân Thâm Quyến và Sán Đầu (Trung Quốc) bất chấp mưa gió ùa ra bãi biển Aomen, mang theo thùng, chậu để nhặt sò, hàu, cá…
Nghệ An: Lũ quét khiến nhiều bản làng bị cô lập, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng

Nghệ An: Lũ quét khiến nhiều bản làng bị cô lập, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng

Trận lũ quét bất ngờ ở xã Nhôn Mai khiến nhiều bản làng bị cô lập, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề. Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến 1 người dân ở Nghệ An bị thương, hơn 100 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 22/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả.
Lâm Đồng: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, cây đổ, xe bẹp dúm

Lâm Đồng: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, cây đổ, xe bẹp dúm

Tỉnh Lâm Đồng đang gánh chịu những thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 3. Trong hai ngày qua, đặc biệt là sáng nay, gió giật rất mạnh đã gây ra nhiều tổn thất lớn về tài sản của người dân.
Lời cảnh báo từ thiên nhiên đến con người – cháy rừng

Lời cảnh báo từ thiên nhiên đến con người – cháy rừng

Cháy rừng, một hiện tượng tự nhiên có vai trò nhất định trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái của một số hệ sinh thái, giờ đây đã biến thành một trong những thảm họa môi trường thảm khốc và đáng báo động nhất trên toàn cầu.
Lâm Đồng ra Công điện khẩn ứng phó bão số 3 - Bão Wipha

Lâm Đồng ra Công điện khẩn ứng phó bão số 3 - Bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Công điện khẩn số 310/CD-UBND chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Tin bão khẩn cấp - Tin phát lúc 14h ngày 21/7

Tin bão khẩn cấp - Tin phát lúc 14h ngày 21/7

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 3, tại đặc khu Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đặc khu Cô Tô gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Hồi 13h ngày 21/7, tâm bão ở khoảng 21,1°N; 109,1°E, cách Quảng Ninh khoảng 120km, Hải Phòng 260km, Hưng Yên 280km và Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 9 - 10 (75 - 102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10 - 15km/h.
Hiệu ứng nhà kính tác động thế nào lên trái đất

Hiệu ứng nhà kính tác động thế nào lên trái đất

Trong bầu khí quyển của Trái Đất, một số khí nhất định có khả năng giữ lại nhiệt, tương tự như cách một nhà kính giữ lại nhiệt mặt trời. Hiện tượng tự nhiên này được gọi là hiệu ứng nhà kính, và nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ phù hợp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ thấp hơn nhiều, có thể xuống đến khoảng -18 độ C, khiến cho nước đóng băng và sự sống như chúng ta biết sẽ khó tồn tại.
Quảng Ninh: Sẵn sàng ứng phó cơn bão số 3

Quảng Ninh: Sẵn sàng ứng phó cơn bão số 3

LLVT Quân khu 3 và tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhanh chóng, đồng bộ các phương án để ứng phó với cơn bão số 3, thể hiện tinh thần chủ động, sẵn sàng “4 tại chỗ”, quyết tâm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Thành phố Hải Phòng đang chủ động và quyết liệt triển khai công tác phòng chống bão số 3 (WIPHA), nhận được sự chỉ đạo sát sao từ Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp địa phương, sở ban ngành, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ngày 20/7, Sở Du lịch Ninh Bình đã ban hành công văn số 103/SDL-QLCSLT về việc chủ động ứng phó với bão WIPHA gần Biển Đông.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính