Thứ bảy 26/07/2025 08:29Thứ bảy 26/07/2025 08:29 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Doanh nghiệp vừa và nhỏ với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm 97,14% tổng số DN tại Việt Nam và đóng góp trực tiếp gần 50% GDP hàng năm, 33% thu ngân sách cả nước, 45% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội. Như vậy DNNVV đang ngày một khẳng định vị trí quan trọng đối với nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm và đóng góp vào ngân sách quốc gia.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0
Ảnh minh họa.

Đứng trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các DNVVN vừa mang đến nhiều cơ hội phát triển, hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài, song vừa đặt ra các thách thức về sức cạnh tranh và mặt yếu kém công nghệ sản xuất. Cơ hội và lợi ích lớn nhất dành cho các DNVVN Việt Nam khi tham gia vào Cách mạng công nghệ số chính là tăng năng suất và giảm chi phí trong sản xuất. Nhờ ứng dụng công nghệ cao, dây chuyền sản xuất hiện đại, giải pháp phần mềm mà các DNVVN có thể tạo ra sản phẩm sản xuất hàng loạt với các mô hình kinh doanh mới. Đồng thời tạo ra quá trình quản trị DN như quản trị nhân lực, tài chính, vốn được xử lý nhanh , chính xác và kịp thời hơn.

Cách mạng công nghệ 4.0, giúp việc kết nối giữa các DNVVN Việt Nam với đối tác nước ngoài trở nên đơn giản hơn nhờ ứng dụng các thành tựu công nghệ Internet of things, AI, Big data, cloud computing… Các giải pháp quản trị DN giúp tối thiểu sai sót, tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhà quản trị. Các ứng dụng cảm biến thông minh giúp toàn bộ quá trình sản xuất của các DNVVN trở thành tự động hóa. Các hệ thống điều hành tập trung dành cho DNVVN như ERP, BI giúp việc điều hành và giải quyết các vấn đề nội bộ một cách nhanh chóng, chính xác.

Cuộc CMCN 4.0 mang đến cho các DNVVN Việt Nam những giải pháp công nghệ thông minh, có thể quản trị tại mọi nơi, mọi lúc giúp nâng cao hiệu suất lao động và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trước những cơ hội, CMCN 4.0 đã mang đến không ít những thách thức cho DN Việt Nam nói chung và đặc biệt DNVVN nói riêng. Các DNVVN muốn đứng vững trong thời đại công nghệ 4.0 cần chuẩn bị cho mình những chiến lược dài hạn và bài bản về chiến lược kinh doanh, ứng dụng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, chất lượng nhân sự… Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều DNVVN sẵn sàng hoặc chưa biết cách hội nhập, thay đổi cho phù hợp với thời đại công nghệ số. Có rất nhiều DNVVN hoạt động theo hình thức truyền thống tại Việt Nam còn đang loay hoay tìm cách tồn tại và phát triển trong hiện tại.

Thực trạng phát triển về cơ sở hạ tầng dữ liệu còn non yếu cũng là một trong những thách thức không nhỏ mà các DNVVN Việt đang phải đối mặt trong thời đại công nghệ 4.0. Mặt khác so với các DNVVN trong khu vực và trên thế giới, tốc độ phát triển công nghệ của các DNVVN Việt còn hạn chế và yếu kém nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng tiềm năng cho các DNVVN Việt.Nam trong thời gian tới. Ngoài ra nguồn nhân lực còn thiếu và yếu cũng là khó khăn của các DNVVN trong việc phát triển công nghệ số hiện nay.

Khuyến cáo cho các DNVVN của Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nếu không muốn là DN tụt hậu, bỏ lại phía sau hoặc dẫm chết bởi các DN lớn, các DNVVN Việt Nam cần phải thực hiện các bước chuyển mình. Thông qua các giải pháp công nghệ số để tiếp sức cho DNVVN Việt Nam hiện sẵn sàng xông pha, cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực và thế giới.

Khuyến cáo về chính sách

Chính phủ cần hoàn thiện những chính sách và hành lang pháp lý mới để phù hợp với công nghệ số nói riêng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung. Đồng thời Chính phủ cần tạo điều kiện để các DNVVN, start-up công nghệ phát triển, hỗ trợ DN truyền thống phát triển mạnh hơn. Các quy định của pháp luật và các cơ chế chính sách hoàn thiện nhằm để đảm bảo môi trường pháp lý, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho ứng dụng cho công nghệ, đẩy mạnh phát triển hạ tầng tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển.

Cần chuyển giao đột phá giữa các DN lớn và DNVVN

Các công nghệ mới như: Điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, người máy, vật liệu mới,… cần được các DN lớn, các DN nước ngoài chuyển giao cho các DNVVN. Các công nghệ trên đều được tích hợp trong máy tính và thiết bị điện tử, giúp việc tiếp cận và xử lý dữ liệu trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn. Nhờ các bước chuyển giao công nghệ bộ máy sản xuất, nhân sự của các DNVVN được phát triển lên một tầm cao mới. Việc giao tiếp giữa các phòng ban, bộ phận, nhân sự trong DNVVN trở nên nhanh và chính xác hơn, năng suất lao động nâng cao. Các phần mềm cũng giúp quy trình sản xuất được tự động hóa, tiết kiệm nhân lực, sức lao động và thời gian.

Khuyến cáo nội tại các DNVVN

Thay đổi văn hóa DNVVN, CMCN 4.0 cũng mang đến các tác động đến văn hóa phát triển, hợp tác của các DNVVN Việt Nam với các đối tác. Trong thời đại kinh tế số các nhà quản trị DN cần phải nói không với sự trì trệ, chậm chạp trong bộ máy quản lý, không ngừng đổi mới, linh hoạt trong việc tiếp cận khách hàng. Nhà quản trị DN ngoài chuyên môn, kinh nghiệm còn cần trang bị các giải pháp, công cụ phần mềm cho mình.

Đào tạo nguồn lao động có đủ khả năng và kiến thức về công nghệ số và triển khai tại DNVVN. Con người là một yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường chinh phục thế giới số, thời đại số. Đầu tư vào con người chưa bao giờ là một sự đầu tư không có lợi nhuận. Do vậy các nhà quản trị DNVVN không ngừng học hỏi, tiếp thu, cập nhật các công nghệ nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất. DN cần tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn công nghệ, giải pháp phần mềm đến các nhân sự của mình. Qua đó tạo nên bộ máy nhân sự có chuyên môn, trình độ và kỹ năng nhằm tạo dựng DN phát triển sức mạnh từ bên trong nội tại./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chứng nhận hữu cơ trong nông nghiệp: Nền tảng của lòng tin và sự phát triển bền vững

Chứng nhận hữu cơ trong nông nghiệp: Nền tảng của lòng tin và sự phát triển bền vững

Ngành nông nghiệp hữu cơ đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trên toàn cầu, không chỉ vì lợi ích về sức khỏe con người mà còn vì cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và uy tín của các sản phẩm hữu cơ, vai trò của các tổ chức chứng nhận hữu cơ là không thể thiếu. Họ chính là những "người gác cổng" đáng tin cậy, xác minh rằng các trang trại và nhà sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn hữu cơ đã được thiết lập.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ cuối: Những thách thức và định hướng phát triển PGS trong tương lai

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ cuối: Những thách thức và định hướng phát triển PGS trong tương lai

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn ngay từ những ngày đầu hoạt động, nhưng với tiềm năng phát triển nhanh chóng của các sản phẩm hữu cơ cùng với vai trò quan trọng của hệ thống PGS trong việc hỗ trợ sản xuất. Cần phải có một cơ chế rõ ràng để định hướng PGS phát triển hơn nữa trong tương lai nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nền nông nghiệp của nước ta hiện nay.
Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ trồng dừa hữu cơ

Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ trồng dừa hữu cơ

Mô hình trồng dừa hữu cơ gắn với tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
"Organic Vibes" đưa Nông nghiệp Hữu cơ đến gần hơn với Gen Z

"Organic Vibes" đưa Nông nghiệp Hữu cơ đến gần hơn với Gen Z

Sự kiện trải nghiệm "Organic Vibes," một phần quan trọng của chiến dịch truyền thông phi lợi nhuận "Hữu cơ Easy," sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 tháng 7 năm 2025 tại Trường Đại học FPT TP.HCM. Hướng đến thế hệ Gen Z, sự kiện hứa hẹn mang đến một không gian sáng tạo và truyền cảm hứng, giúp nông nghiệp hữu cơ trở nên gần gũi và thú vị hơn bao giờ hết.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 3: Những lợi ích khi tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 3: Những lợi ích khi tham gia chứng nhận PGS

Không chỉ cung cấp chứng nhận bảo đảm sự an toàn, được đánh giá bởi nhiều cá nhân và tổ chức liên quan trực tiếp đến việc giám sát, cam kết chất lượng sản phẩm khi cung cấp ra thị trường. Hệ thống PGS, còn mang lại nhiều giá trị lợi ích thiết thực cho các bên tham gia nhằm hỗ trợ mở rộng sản xuất và kết nối thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Trồng cây thảo dược quý dưới tán rừng tự nhiên đang là hướng đi mới, bền vững, tạo ra nhiều giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây ở các khu vực miền núi. Việc trồng dược liệu dưới tán rừng tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho nhân dân mà còn giảm tải sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên, giúp khai thác, bảo vệ hệ sinh thái rừng một cách bền vững.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW, được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta về vai trò then chốt của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Một chuỗi nông sản xuất khẩu là một hệ thống phức tạp, liên kết từ người nông dân sản xuất nguyên liệu thô đến tay người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Để một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thế giới, nó phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chủ thể và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

PGS là chứng nhận đảm bảo sản phẩm được sản xuất tuân theo các quy trình của sản xuất. Hiểu một cách đơn giản, PGS là hệ thống chứng nhận sản xuất nông nghiệp theo các nguyên tắc và quy chuẩn hữu cơ, được thống nhất với sự tham gia của nhiều bên trong chuỗi sản xuất – cung ứng – tiêu thụ.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính