Thứ hai 21/07/2025 13:06Thứ hai 21/07/2025 13:06 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tiếp tục xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay đàm phán lại

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, nhờ các nỗ lực ngoại giao, ngày 21/5/2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã cập nhật thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam, nâng tổng số lên 1.396 mã vùng trồng và 188 mã cơ sở đóng gói (sau khi trừ các mã bị thu hồi). Đặc biệt, GACC tiếp tục cho phép xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay yêu cầu đàm phán lại, đồng thời tự động gia hạn Nghị định thư ký ngày 11/7/2022, có hiệu lực theo chu kỳ 3 năm.
Tiếp tục xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay đàm phán lại
4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc đạt 105,7 triệu USD, giảm 75,5% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)

Theo số liệu của Cục Hải quan (Bộ Tài chính), xuất khẩu sầu riêng 4 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt 51.860 tấn, tương ứng trị giá 183,5 triệu USD, giảm 53% về lượng và 61% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; giá xuất khẩu bình quân của sầu riêng giảm 16%, xuống còn 3.538 USD/tấn.

Nguyên nhân chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam giảm mạnh. 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc đạt 105,7 triệu USD, giảm 75,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Phùng Đức Tiến cho biết, nhờ các nỗ lực ngoại giao, ngày 21/5/2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã cập nhật thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam, nâng tổng số lên 1.396 mã vùng trồng và 188 mã cơ sở đóng gói (sau khi trừ các mã bị thu hồi). Đặc biệt, GACC tiếp tục cho phép xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay yêu cầu đàm phán lại, đồng thời tự động gia hạn Nghị định thư ký ngày 11/7/2022, có hiệu lực theo chu kỳ 3 năm.

"Đây là dấu hiệu tích cực, thể hiện sự tin tưởng của Trung Quốc vào các biện pháp kiểm soát rủi ro của Việt Nam", ông Tiến nhấn mạnh. Kết quả bước đầu được ghi nhận khi tháng 5/2025, Việt Nam đã xuất khẩu lô sầu riêng đông lạnh đầu tiên sang Trung Quốc, cùng hàng trăm tấn sầu riêng tươi.

Để tận dụng cơ hội và lấy lại đà tăng trưởng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg, yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai các giải pháp đồng bộ. Bộ NN&MT đã tổ chức hội nghị "Phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững" tại Tây Nguyên, đồng thời Đoàn công tác do Bộ trưởng Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã làm việc với GACC từ ngày 27-29/5/2025 để tháo gỡ khó khăn.

Đồng thời, từ ngày 27-29/5/2025, Đoàn công tác của Bộ NN&MT do Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm trưởng đoàn đã sang làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhằm trao đổi và phối hợp tháo gỡ những khó khăn trong xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng sầu riêng và phối hợp chuẩn bị các giải pháp nhằm đảm bảo thông suốt các hoạt động xuất, nhập khẩu cho vụ vải thiều sắp tới.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đánh giá, sầu riêng là một trong những mặt hàng nông sản tăng trưởng ấn tượng nhất trong thập kỷ qua.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đánh giá, sầu riêng là một trong những mặt hàng nông sản tăng trưởng ấn tượng nhất trong thập kỷ qua.

Tại Hội nghị "Phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đánh giá, sầu riêng là một trong những mặt hàng nông sản tăng trưởng ấn tượng nhất trong thập kỷ qua. Diện tích trồng sầu riêng đã tăng gần 6 lần, lên gần 180.000ha, trong đó riêng tỉnh Đắk Lắk chiếm hơn 30.000ha, đưa loại quả này trở thành trái cây chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Bước ngoặt lớn diễn ra vào tháng 7/2022, khi Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc. Chỉ sau 2 năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt 3 tỷ USD, đưa sầu riêng trở thành một trong những sản phẩm chiến lược trong cơ cấu xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu, Bộ trưởng cảnh báo về những hệ lụy từ phát triển nóng, đặc biệt là các dấu hiệu bất ổn trong 4 tháng đầu năm 2025. Những mâu thuẫn đang ngày càng bộc lộ rõ rệt: giữa tốc độ mở rộng sản xuất và khả năng tổ chức chuỗi cung ứng; giữa yêu cầu kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu và năng lực đáp ứng còn hạn chế trong nước.

“Nếu không sớm tái cơ cấu, ngành hàng sầu riêng có nguy cơ đánh mất niềm tin từ khách hàng và làm tổn hại đến uy tín nông sản Việt Nam”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.

Dựa trên các chỉ đạo, Bộ NN&MT đề ra 9 biện pháp cụ thể:

Thứ nhất, rà soát quy trình canh tác. Theo đó cần kiểm tra đất, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đẩy mạnh công tác chọn tạo giống, đảm bảo sầu riêng đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Thứ hai kiểm tra cơ sở đóng gói và mã số vùng trồng. Tăng cường quản lý, gắn với chuyển đổi số để truy xuất nguồn gốc minh bạch, tránh gian lận thương mại.

Thứ ba, giảm nguy cơ nhiễm cadim bằng cách xây dựng 5 giải pháp cải tạo đất, kiểm soát kim loại nặng, đặc biệt tại các vùng trồng trọng điểm như Tây Nguyên, ĐBSCL.

Thứ tư, rà soát phân bón nhập khẩu, siết chặt kiểm soát chất lượng phân bón, đặc biệt phân DAP nhập từ Hàn Quốc, nơi từng ghi nhận hàm lượng cadimi vượt ngưỡng 28 mg/kg (tiêu chuẩn cho phép 12 mg/kg).

Thứ năm, hoàn thiện khung pháp lý, cụ thể là rà soát và đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật theo chuỗi an toàn dịch bệnh, đảm bảo quản lý chất lượng, năng suất và an toàn thực phẩm (hoàn thành trong quý III/2025).

Thứ sáu, tăng cường hợp tác với Trung Quốc, phối hợp chặt chẽ với GACC trong kiểm dịch thực vật, đảm bảo thông quan nhanh, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch cao điểm.

Thứ bảy, mở rộng hệ thống phòng thí nghiệm, củng cố và bố trí thêm phòng kiểm nghiệm tại các địa bàn trọng điểm. Công ty Vinacontrol TP.HCM đang đề xuất xây dựng phòng thử nghiệm tại Đắk Lắk, dự kiến vận hành trước mùa vụ 8-9/2025.

Thứ tám, hỗ trợ tại cửa khẩu, tăng cường cán bộ hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tại các cửa khẩu, tránh ùn tắc hàng hóa trong mùa thu hoạch rộ.

Thứ chín, giải quyết căn bản vấn đề chất lượng, tập trung kiểm soát từ gốc, từ khâu canh tác đến đóng gói.

Bài liên quan

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2025/TT-BNNMT quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Hiện nay, cây sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. Việc ứng dụng mô hình canh tác tuần hoàn và các công nghệ mới sẽ giúp gia tăng giá trị, cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững.
Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BNNMT quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phê duyệt mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu – Bước tiến lớn chinh phục thị trường Trung Quốc

Phê duyệt mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu – Bước tiến lớn chinh phục thị trường Trung Quốc

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản thông báo về việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chính thức phê duyệt mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói (CSĐG) sầu riêng của tỉnh đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho ngành sầu riêng địa phương nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thúc đẩy phát triển sầu riêng Việt Nam: Từ “vua"của các loại trái cây đến biểu tượng xuất khẩu tỷ đô

Thúc đẩy phát triển sầu riêng Việt Nam: Từ “vua"của các loại trái cây đến biểu tượng xuất khẩu tỷ đô

Sầu riêng, loại trái cây được mệnh danh là “vua" của các loại trái cây không chỉ nổi tiếng bởi hương vị đặc trưng, mà còn đang trở thành một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao bậc nhất của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản  đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1%

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Hơn 22 tấn sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu sang Trung Quốc

Hơn 22 tấn sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu sang Trung Quốc

Chỉ 2 ngày sau cuộc hội đàm trực tiếp giữa lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc tại Bắc Kinh, hơn 22 tấn sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu cầu Bắc Luân II đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác thương mại nông sản giữa hai nước.
Củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Doanh nghiệp hồ hởi trước tín hiệu tích cực từ hội đàm Việt - Trung, tiếp tục củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu.
Xử lý thông tin "Sầu riêng vẫn loay hoay giải quyết chất vàng O"

Xử lý thông tin "Sầu riêng vẫn loay hoay giải quyết chất vàng O"

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu thông tin báo chí nêu về việc "sầu riêng vẫn loay hoay giải quyết chất vàng O."
Giải bài toán nâng tầm nông sản xuất khẩu

Giải bài toán nâng tầm nông sản xuất khẩu

Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đạt được nhiều kết quả tích cực, với kim ngạch năm 2024 đạt hơn 1 tỷ USD và thị trường mở rộng tới hơn 35 quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nổi bật, hoạt động xuất khẩu tỉnh Đắk Nông vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức cần sớm được giải quyết.
Tập trung các giải pháp xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Tập trung các giải pháp xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản 4 tháng đầu năm 2025 tăng 10,7% đạt 21,15 tỷ USD

Xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản 4 tháng đầu năm 2025 tăng 10,7% đạt 21,15 tỷ USD

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố, 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 21,15 tỷ USD tăng 10,7%; nhập khẩu đạt 15,97 tỷ USD. Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt khoảng 5,18 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân, sầu riêng Việt Nam qua thời hoàng kim?

Thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân, sầu riêng Việt Nam qua thời hoàng kim?

Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đang đối mặt với nhiều cảnh báo về chất lượng, đồng thời có thêm đối thủ cạnh tranh là Lào và Indonesia, Campuchia cùng những đối thủ quen mặt như Thái Lam Malaysia, Philippines khiến vị trí nhà cung cấp sầu riêng số 1 cho thị trường này của nước ta đang bị lung lay dữ dội.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng trong việc, kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính