Thứ ba 22/07/2025 08:52Thứ ba 22/07/2025 08:52 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thừa Thiên Huế phát triển nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thừa Thiên Huế với mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, góp phần ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Thừa Thiên Huế phát triển nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa Phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 - 2030". Ảnh minh họa

Trong bối cảnh đó, nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển nông nghiệp xanh đã được ban hành, như: Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định, vai trò của nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó phát triển nông nghiệp gắn với nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, gắn với nhu cầu thị trường.

Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

Từ chủ trương phát triển nông nghiệp hữu cơ, những chính sách quan tâm, hỗ trợ của tỉnh đã tạo điều kiện cho các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng lan tỏa, qua đó, tạo thêm hướng đi mới, hiệu quả cho người nông dân. Đây cũng là giải pháp phát triển, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với thế mạnh về du lịch, dịch vụ của Thừa Thiên Huế.

Mới đây, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã Phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 - 2030".

Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, góp phần ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn tỉnh gắn với tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực, khả năng tổ chức sản xuất, sức cạnh tranh trong chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Theo Đề án mục tiêu đến năm 2030 cụ thể:

Đối với lĩnh vực trồng trọt: Diện tích đất trồng trọt hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị đạt khoảng 1,0-1,5% tổng diện tích đất trồng trọt đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, lạc, rau các loại, sen, bưởi các loại, chuối, cam, các cây làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (ngô, sắn, cỏ). Nâng cao hiệu quả của sản xuất trồng trọt hữu cơ theo chuỗi giá trị trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị cao gấp 1,5 - 1,8 lần so với phi hữu cơ.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị đạt khoảng 1,0 - 1,2% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong tỉnh. Các sản phẩm chăn nuôi chủ lực được ưu tiên: Thịt gia súc, gia cầm,… Nâng cao hiệu quả của sản xuất chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị cao gấp 1,2 - 1,5 lần so với phi hữu cơ.

Đối với lĩnh vực thủy sản: Tỷ lệ sản phẩm thủy sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị đạt khoảng 0,5 - 1,0% tính trên tổng sản phẩm thủy sản sản xuất trong tỉnh. Các sản phẩm thủy sản chủ lực được ưu tiên: Cá (dìa, nâu, đối,…), tôm (sú, chân trắng,..). Nâng cao hiệu quả của sản xuất thủy sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên thủy sản hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị cao gấp 1,0 - 1,2 lần so với phi hữu cơ.

Về lựa chọn vùng trồng trọt hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị: Phát triển các vùng sản xuất đã có sản phẩm chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, ... có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi phù hợp đối tượng cây trồng chủ lực, thực hiện chuyển đổi sang sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị. Vùng chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị: Xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị với các sản phẩm chủ lực. Vùng thủy sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị: Xây dựng các vùng thuỷ sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản.

Theo đó tỉnh xác định các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị, xây dựng khoảng 21 mô hình điểm, thực hiện hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật chuyển đổi sang sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, gồm: (1) Mô hình trồng trọt: Sản xuất lúa, rau màu, cây ăn quả... đạt chứng nhận hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị; (2) Mô hình chăn nuôi: lợn, gà, bò hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị; (3) Mô hình nuôi cá, tôm theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị.

Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn kết với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, gồm: (1) Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt hữu cơ (lúa gạo, lạc, rau, sen, thanh trà ...).; (2) Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ (lợn, bò gà ....); (3) Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo hướng hữu cơ (tôm, cá đầm phá); (4) Chuỗi liên kết tận dụng các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn. Tận dụng (rơm rạ, thân lá lạc, rau.. làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm rơm và phân hữu. Thu gom chế biến chất thải của chăn nuôi, thuỷ sản làm phân bón hữu cơ.

Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu, đăng ký mã số vùng trồng, mã vạch cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực; Đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực; Đào tạo, tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị.

Nghiên cứu thị trường để sản xuất, cung ứng các sản phẩm hữu cơ, tuần hoàn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu. Tăng cường các hoạt động truyền thông, bao gồm cả truyền thông nội bộ và truyền thông đại chúng. Khuyến khích liên kết giữa đơn vị sản xuất với các đơn vị làm du lịch như công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng .... để tiêu thụ sản phẩm. Phát triển các cơ sở sản xuất hữu cơ, tuần hoàn thành các điểm tham quan du lịch trải nghiệm, hướng đến xuất khẩu tại chỗ đối với các sản phẩm hữu cơ, tuần hoàn.

Hành trình sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đến với người tiêu dùng Hành trình sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đến với người tiêu dùng

Trong những năm gần đây, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự tin dùng từ ...

Nông nghiệp hữu cơ giữa lòng đô thị Nông nghiệp hữu cơ giữa lòng đô thị

Như chúng ta đã biết, Nông nghiệp đô thị là một hình thức sản xuất nông sản ngay trong các khu vực đô thị. Đây ...

Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ phục vụ du lịch Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ phục vụ du lịch

Khi du lịch ngày càng phát triển và nhu cầu trải nghiệm những điều mới lạ của du khách ngày càng tăng cao, mô hình ...

Bài liên quan

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...
Ngos trong nước và quốc tế: Khẳng định vai trò chiến lược trong phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Ngos trong nước và quốc tế: Khẳng định vai trò chiến lược trong phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nông nghiệp hữu cơ đang dần phát triển, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích canh tác rộng lớn cùng truyền thống nông nghiệp lâu đời, Việt Nam đang hướng tới việc phát triển nông sản chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Bên cạnh các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong nước, các tổ chức NGOs Quốc tế (INGOs) không chỉ hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, thương mại cho người nông dân và doanh nghiệp mà còn cung cấp tài chính, chuyển giao công nghệ và thu hút du khách và nhà đầu tư tới Việt Nam.
Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; 5 năm Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 có hiệu lực, bộ mặt ngành nông nghiệp nói chung sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng tại nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam ghi lại chia sẻ của lãnh đạo ngành, địa phương về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vai trò của truyên thông, báo chí trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay.
Đắk Nông: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Đắk Nông: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án và thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025.
Giải pháp đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam: Hiện đại hóa, bền vững và vươn tầm thế giới

Giải pháp đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam: Hiện đại hóa, bền vững và vươn tầm thế giới

Trong bối cảnh môi trường bị đe dọa, nông nghiệp xanh, phương pháp sản xuất hữu cơ không chỉ là xu hướng, yêu cầu tất yếu trong bối cảnh môi trường bị đe dọa và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng cao. Đảng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Tuy nhiên, để biến những chính sách này thành hiện thực, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.
Chi hội Nông nghiệp hữu cơ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên triển khai hoạt động năm 2025

Chi hội Nông nghiệp hữu cơ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên triển khai hoạt động năm 2025

Ngày 20/2/2025, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã họp triển khai các hoạt động năm 2025 tại HTX Nông nghiệp Hữu cơ Thành Đạt, tỉnh Thái Nguyên.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lâm Đồng: Công trình “Thắp sáng vùng biên” chào mừng kỷ niệm Đại hội Đảng các cấp

Lâm Đồng: Công trình “Thắp sáng vùng biên” chào mừng kỷ niệm Đại hội Đảng các cấp

Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp, UBND xã Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp với các lực lượng Công an, Quân sự, Đồn Biên phòng, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội của xã, cùng Ban Tự quản bon và đông đảo Nhân dân, đã đồng loạt ra quân triển khai thực hiện công trình “Thắp sáng vùng biên”.
Vai trò tích cực của việc giảm thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ

Vai trò tích cực của việc giảm thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ

Với tình hình kinh tế hiện tại, việc hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng. Trong số các biện pháp hỗ trợ, giảm thuế được coi là một trong những công cụ hiệu quả nhất, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hộ kinh doanh nhỏ, đồng thời tạo ra những tác động tích cực lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế.
Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP.HCM đang triển khai một kế hoạch đột phá nhằm thay đổi căn bản công tác đào tạo nghề cho lao động tại các khu vực nông thôn, đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kế hoạch này không chỉ khắc phục các hạn chế trước đây mà còn định hướng phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng hiện đại, gắn liền với chuyển đổi số và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết, ngày 15/7/2025, đơn vị đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao 60 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình ông Mông Văn Tuyệt, xóm Nà Chào, xã Phục Hòa, thuộc diện hộ nghèo.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Ngày 16/7 HĐND tỉnh Sơn La khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 11 để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Hơn cả một chương trình nhà ở, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Việt Nam là một hành trình bền bỉ, thể hiện sâu sắc truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều giai đoạn với những chương trình cụ thể, phong trào này đang bước vào giai đoạn nước rút với mục tiêu cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm trên cả nước vào cuối năm 2025, mang lại niềm hy vọng về một cuộc sống an toàn, ổn định cho hàng triệu người dân.
Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo mạnh mẽ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, lực lượng chức năng và địa phương ven biển triển khai các biện pháp kiểm soát, xử lý và chấn chỉnh hoạt động khai thác thủy sản.
Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Với mục tiêu đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong quản lý tài nguyên rừng, UBND tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh công tác rà soát và phân vùng chi tiết các loại rừng trên địa bàn. Mới đây, tại buổi làm việc do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng chủ trì đã tập trung đánh giá kết quả ban đầu, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về việc hoàn thiện số liệu và tích hợp quy hoạch lâm nghiệp vào bức tranh phát triển chung của tỉnh đến năm 2030.
Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng, với những lợi thế địa lý và tài nguyên phong phú, đang hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi và dư địa rộng lớn cho sự phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh đó, sự đa dạng và tiềm năng của ngành công nghiệp nổi lên như một động lực then chốt, hứa hẹn thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Giúp người dân không bị gián đoạn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi sau khi sáp nhập

Giúp người dân không bị gián đoạn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi sau khi sáp nhập

Ngày 11/7/2025, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Bù Gia Mập phối hợp tốt cùng Hội Nông dân và các Hội – Đoàn thể xã Phú Nghĩa, tỉnh Đồng Nai tổ chức thành công phiên giao dịch đầu tiên sau khi sáp nhập xã
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính