Chủ nhật 27/07/2025 07:33Chủ nhật 27/07/2025 07:33 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thái Nguyên: Nâng cao giá trị sản xuất chè "sạch"

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Để nâng cao giá trị thu được từ cây chè, việc mở rộng diện tích áp dụng các quy trình sản xuất “sạch” để tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường là một trong những mục tiêu mà tỉnh hướng đến.
Thái Nguyên: Nâng cao giá trị sản xuất chè
Hiện nay, Thái Nguyên có trên 6.000ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Nhằm khuyến khích người trồng chè đầu tư cho sản xuất “sạch”, những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều chính sách và mang lại hiệu quả thiết thực.

Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho hay: Các chính sách hỗ trợ về đào tạo, tuyên truyền, giống chè mới; phân bón hữu cơ, sinh học; chứng nhận VietGAP, hữu cơ; hỗ trợ cơ giới hoá, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trong sản xuất và thiết bị sơ chế, chế biến chè… đã giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất an toàn cho người trồng chè. Nhờ đó, đến nay Thái Nguyên đã có trên 6.000ha chè được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Thực tế cho thấy, sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ được tiêu thụ khá thuận lợi. Ông Nguyễn Thành Năm, một trong những hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở làng nghề chè Tiền Phong, xã Văn Hán, chia sẻ: Từ năm 2014, gia đình tôi bắt đầu sản xuất gần 1 mẫu chè theo tiêu chuẩn VietGAP; nhờ vậy giá bán tăng gấp đôi so với trước. Hiện, chè được bán với giá 250-300 nghìn đồng/kg búp khô.

Có thể khẳng định, sản xuất “sạch” không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của cả người sản xuất, người tiêu dùng. Tuy nhiên, diện tích chè được công nhận tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ của Thái Nguyên còn khá ít ỏi. 3 năm trở lại đây, mỗi năm Thái Nguyên có trên dưới 500ha chè được cấp mới chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Toàn tỉnh hiện mới có 120ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Trong khi đó, không chỉ người tiêu dùng trong nước mà cả thị trường thế giới cũng đòi hỏi rất khắt khe về độ an toàn của sản phẩm trà.

Do đó, việc đẩy mạnh sản xuất chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ và các tiêu chuẩn an toàn của thế giới cần được các cấp, ngành chức năng và người dân thực hiện quyết liệt hơn.

Mục tiêu trước mắt là nâng cao chất lượng các vùng sản xuất chè tập trung theo hướng đẩy mạnh sản xuất chè an toàn áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ tưới nước chủ động, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Để làm được việc này, tỉnh nên tiếp tục thực hiện công tác rà soát quỹ đất, quản lý và bảo vệ diện tích đất vào mục đích trồng chè, quy hoạch các vùng sản xuất chè an toàn nói riêng.

Cùng với đó là xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ và các tiêu chuẩn an toàn của thế giới với quy mô lớn hơn. Trong đó, chú trọng xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn đạt tiêu chuẩn hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu, áp dụng quy trình GAP từ khâu sản xuất đến chế biến thành phẩm cuối cùng…

Đặc biệt, tỉnh cần có cơ chế, chính sách thu hút thêm nhiều doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ để mở rộng quy mô, tạo ra lượng lớn sản phẩm chè an toàn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới…

Bài liên quan

Người phụ nữ đam mê xây dựng thương hiệu chè hữu cơ

Người phụ nữ đam mê xây dựng thương hiệu chè hữu cơ

Trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam, những tấm gương tiên phong như bà Trịnh Tú Anh - Giám đốc Hợp tác xã chè hữu cơ Tây Trúc Xanh là minh chứng sống động cho tinh thần khởi nghiệp, đổi mới và cống hiến vì cộng đồng. Sinh năm 1962, bà Trịnh Tú Anh đã dành trọn tâm huyết và trí tuệ để xây dựng mô hình chè hữu cơ tại Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hành trình của bà không chỉ là câu chuyện về sự nghiệp cá nhân mà còn là biểu tượng của lòng kiên trì, khát vọng phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Lai Châu: Huyện Than Uyên tập trung phát triển vùng nguyên liệu chè

Lai Châu: Huyện Than Uyên tập trung phát triển vùng nguyên liệu chè

Xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là một trong những xã có vùng nguyên liệu chè hàng hóa tốt nhất của huyện, do đó địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, tập trung phát triển sản xuất vùng nguyên liệu chè.
Tuyên Quang hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ

Tuyên Quang hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ

Tuyên Quang có tổng diện tích chè gần 8.373 ha; cây chè được trồng tập trung tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên; vùng chè Shan tuyết tại huyện Na Hang, Lâm Bình với diện tích chè Shan tuyết hiện có trên 1.300 ha.
Khởi tố chủ xưởng sản xuất "chè Thái Nguyên" giả thu lợi gần 46 tỉ đồng

Khởi tố chủ xưởng sản xuất "chè Thái Nguyên" giả thu lợi gần 46 tỉ đồng

Đinh Văn Vương đã tự thiết kế logo nhãn hiệu Chè Thái Nguyên để dán vào các gói chè, doanh thu từ tháng 11/2024 đến nay là gần 46 tỉ đồng.
Thái Nguyên dự kiến cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng

Thái Nguyên dự kiến cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng

Theo dự kiến trong năm 2025 tỉnh Thái Nguyên sẽ cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng các loại, riêng đối với sản phẩm chủ lực là cây chè tỉnh này phấn đấu đến năm 2030 sẽ có 24.000ha chè, trong đó 70% diện tích được cấp mã số vùng trồng.
Du lịch chè Thái Nguyên: Nỗ lực nâng tầm trải nghiệm

Du lịch chè Thái Nguyên: Nỗ lực nâng tầm trải nghiệm

Thái Nguyên, "đệ nhất danh trà" của Việt Nam, đang tập trung khai thác tiềm năng du lịch gắn với văn hóa trà.
Khẳng định uy tín và chất lượng của chè “made in Vietnam” trên trường quốc tế

Khẳng định uy tín và chất lượng của chè “made in Vietnam” trên trường quốc tế

Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Ông Hoàng Vĩnh Long cho biết, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới. Ngành chè nước ta có trên 1,5 triệu người trực tiếp tham gia trồng và sản xuất chè và khoảng 2,5 triệu người gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.
Phát triển chè hữu cơ ở Thái Nguyên

Phát triển chè hữu cơ ở Thái Nguyên

Trong tình hình người tiêu dùng rất lo ngại về thực phẩm không an toàn hiện nay, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là bước đi cần thiết và kịp thời cho nông nghiệp Việt Nam.
Đề xuất công nhận các cây chè cổ thụ ở Núi Bóng là di sản quốc gia

Đề xuất công nhận các cây chè cổ thụ ở Núi Bóng là di sản quốc gia

Chi hội Nông nghiệp hữu cơ Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên cùng Hội Chè Thái Nguyên và Hội Chè Đại Từ đã khảo sát các cây chè cổ thụ ở Núi Bóng, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ và đưa ra đề nghị công nhận các cây chè này là cây di sản.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 26/7/2025: Giá gạo, cà phê tiếp đà tăng

Thị trường nông sản 26/7/2025: Giá gạo, cà phê tiếp đà tăng

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá gạo tăng, tiểu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng từ 1.300 - 1.500 đồng/kg so với hôm qua.
Biến lợi thế tự nhiên thành đòn bẩy xây dựng nông thôn mới bền vững

Biến lợi thế tự nhiên thành đòn bẩy xây dựng nông thôn mới bền vững

Từ một xã vùng cao nghèo với hơn 98% dân tộc thiểu số, Liêm Phú (nay thuộc xã Khánh Yên, tỉnh Lào Cai) đã vươn lên mạnh mẽ nhờ mô hình HTX gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển kinh tế xanh, khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa, thúc đẩy chuyển đổi sinh kế và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Thị trường nông sản 25/7/2025: Giá gạo, cà phê tiếp đà tăng

Thị trường nông sản 25/7/2025: Giá gạo, cà phê tiếp đà tăng

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá gạo tăng, lúa tươi bình ổn, tiêu giữ giá, đáng chú ý cà phê tiếp tục tăng nhẹ từ 400 đến 500 đồng/kg so với hôm qua.
Trồng hoa thiên lý, hướng thoát nghèo bền vững cho người nông dân

Trồng hoa thiên lý, hướng thoát nghèo bền vững cho người nông dân

Những năm trở lại đây, nhiều hộ dân tại xã Công Chính (Thanh Hóa) đã vươn lên làm giàu từ việc trồng hoa thiên lý. Toàn xã hiện có 40ha hoa thiên lý đang cho thu hoạch và diện tích trồng đang ngày càng được mở rộng, tạo thu nhập ổn định cho đời sống bà con nhân dân.
Lâm Đồng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi

Lâm Đồng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi

Lâm Đồng là một trong những địa phương có nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú. Nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho khu vực này, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống phân phối và liên kết sản xuất – tiêu thụ, mang lại hiệu quả rõ nét.
Lào Cai thúc đẩy phát triển HTX góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân

Lào Cai thúc đẩy phát triển HTX góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân

Thời gian qua, nhiều HTX ở Lào Cai đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào công tác quản lý, vận hành, sản xuất và quảng bá tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao... Từ đó, đóng góp hiệu quả vào việc giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Thị trường nông sản 24/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng kỷ lục

Thị trường nông sản 24/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng kỷ lục

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ giá, đáng chú ý cà phê tăng giá kỷ lục từ 3.200 đến 3.700 đồng/kg so với hôm qua.
Đồng Nai: 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2025

Đồng Nai: 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo thống kê từ Thuế tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 30-6-2025, toàn tỉnh có trên 68 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, trên 8 ngàn doanh nghiệp thuộc Thuế tỉnh Đồng Nai quản lý, trên 60 ngàn doanh nghiệp do 10 đơn vị thuế cơ sở quản lý.
Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Ông Nguyễn Văn Quynh, bản Liên Hà 5, xã Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là người tiên phong đưa ốc nhồi về địa phương nuôi, loài vật “siêu mắn đẻ” này phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập ổn định, mang về cho gia đình ông hàng trăm triệu mỗi năm.
Quảng Ninh: Bảo tồn, phát triển và nâng tầm thương hiệu lợn Móng Cái

Quảng Ninh: Bảo tồn, phát triển và nâng tầm thương hiệu lợn Móng Cái

Giống lợn bản địa Móng Cái là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, đã từng bước trở thành điểm nhấn trong thương hiệu nông nghiệp của TP Móng Cái. Để phát triển và có thương hiệu là nhờ vào cuộc của tỉnh Quảng Ninh, chính quyền địa phương, các nhà khoa học và những người nông dân.
Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu

Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu

Đó là mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu của anh Võ Văn Ngươn ở ấp 7, xã Khánh Lâm, tỉnh Cà Mau. Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm anh Ngươn đã trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu trên địa bàn.
Quảng Trị: Gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế

Quảng Trị: Gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế

Phòng Giao Dịch NHCSXH Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị đã thông qua nhiều chương trình cho vay tín dụng ưu đãi, giải ngân gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế, từng bước giúp bà con nơi đây dần thoát nghèo…
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính