Thứ tư 23/07/2025 03:43Thứ tư 23/07/2025 03:43 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Quảng Yên (Quảng Ninh): Các chủ đầm nuôi trồng thủy sản nguy cơ mất trắng vì ô nhiễm nguồn nước

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tạp chí Điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam nhận được phản ánh của các hộ dân nuôi trồng thủy sản, thành viên HTX Nông nghiệp Liên Vị 1, tại địa bàn xã Tiền Phong, TX. Quảng Yên, Quảng Ninh về việc hút bùn, cát phục vụ cho san lấp mặt bằng, nhưng không có biện pháp xử lý nước thải gây thiệt hại cho hàng trăm héc ta đầm nuôi trồng thủy sản.
Quảng yên, làm rõ, xác minh, thủy sản
Hộ dân chia sẻ với PV tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam về việc ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Duy Mạnh

Theo anh Lê Văn Thoại cho biết: Hiện gia đình anh đang nhận thầu đầm nuôi trồng thủy sản của HTX NN Liên Vị 1 trên địa bàn xã Tiền Phong là ô đầm 5 kênh Cái Tráp với diện tích khoảng 60 ha. Theo đó, mỗi năm gia đình anh nộp khoán cho HTX 1.355.000.000 đồng, trung bình trên 21.000.000 đồng/ha/1năm. Bước vào vụ sản xuất, nuôi thả, gia đình anh đã mua đưa vào ương nuôi trên 5 triệu con tôm sú giống với số tiền hơn 200 triệu tiền tôm giống, hơn 100 triệu tiền giống cua… Tuy nhiên do ô nhiễm môi trường nguồn nước nên gần đây cua, tôm, cá chết hàng loạt.

Nói về nguyên nhân tôm, cua, cá chết hàng loạt, kể khi việc san lấp mặt bằng trên diện tích đầm nuôi trồng thủy sản được triển khai, lượng nước thải từ khu san lấp không qua xử lý tràn ra ngoài chảy ra gây ô nhiễm cả dòng kênh Cái Tráp. Mỗi khi thủy triều lên dòng nước bị ô nhiễm chảy thẳng vào các ô đầm của các hộ nuôi trồng thủy sản, anh Thoại chia sẻ.

a
Trên diện tích đầm nhà anh Lê Văn Thoại cá, tôm, cua... chết nổi phềnh trên mặt nước
Trên diện tích đầm nhà anh Lê Văn Thoại cá, tôm, cua... chết nổi phềnh trên mặt nước
tàu hut
Vị trí tàu bơm hút bùn được người dân xác định là của ông Phạm Văn Sự người Hải Phòng dùng để hút bùn, cát bơm lên san lấp đầm. Ảnh Duy Mạnh

Chị Lê Thị Hòa là hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng khoảng 33 ha chia sẻ thêm: “Đầm của gia đình tôi luôn phải lấy nước ra nước vào từ kênh Cái Tráp. Khoảng mấy tháng nay dòng nước từ kênh chảy vào ô nhiễm trầm trọng, tôm, cá... cứ nổi phềnh chết. Chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị hai lần ra cơ quan chính quyền nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có động thái giải quyết”.

Qua tìm hiểu của phóng viên, tại khu vực cửa sông Cái Tráp có tàu bơm hút bùn được người dân xác định là của ông Phạm Văn Sự dùng để hút bùn, cát bơm lên san lấp đầm. Thực trạng diện tích được hệ thống máy hút bùn mà doanh nghiệp hút chuyển lên bờ trên phạm vi khoảng gần 60 ha, khối lượng san lấp rất lớn lên đến cả hàng vạn mét khối. Do không có biện pháp xử lí, cát, bùn được hút lên bờ với diện tích và khối lượng lớn, nên nước thải rò rỉ gây ra mùi hôi nồng nặc, nước sủi bọt, quẩn đục cả dòng kênh.

Quảng Yên (Quảng Ninh): Các chủ đầm nuôi trồng thủy sản nguy cơ mất trắng vì ô nhiễm nguồn nước
Cống xả nước thải bùn chưa qua xử lý chảy thẳng ra kênh Cái Tráp. Ảnh Duy Mạnh
Cống xả nước thải bùn chưa qua xử lý chảy trực tiếp ra kênh Cái Tráp. Ảnh Duy Mạnh

Trao đổi với phóng viên Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: Địa phương đã nhận được phản ánh một số chủ đầm về việc gần đây do ô nhiễm môi trường nước nên tôm, cua cá một số đầm bị chết. UBND xã đã cùng với các cán bộ địa phương xuống tại khu vực bị ô nhiễm kiểm tra. Tuy nhiên, do máy hút bùn và hệ thống đường dẫn bùn đất lên bờ thuộc địa phận của huyện Cát Hải, TP Hải phòng quản lí nên việc xử lí vượt quá thẩm quyền. Hiện tại UBND xã Tiền Phong đã gửi văn bản lên Thị xã Quảng Yên báo cáo tình trạng ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến các hộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương do việc bơm bùn san lấp mặt bằng.

Từ sự việc trên, đề nghị cơ quan chức năng của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cần nhanh chóng vào cuộc làm rõ thực trạng và sớm ngăn chặn hiện tượng bơm bùn, cát không qua xử lí gây ô nhiễm môi trường nước làm tôm, cá chết ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, thu nhập của các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 05/4/2024 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2024

Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản

1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện cản trở hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở sông, hồ, đầm, phá hoặc sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện hủy hoại nguồn lợi thủy sản hoặc hệ sinh thái thủy sinh hoặc khu vực thủy sản tập trung sinh sản hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống hoặc sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm hoặc gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản; không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại vùng đệm của khu bảo tồn biển sau:

a) Thả phao không đúng quy định;

b) Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phương tiện thủy hoạt động không đúng quy định;

d) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch không đúng quy định;

đ) Xây dựng công trình không phép hoặc không đúng quy định;

e) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển sau:

a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;

b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt sau:

a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này;

b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phá dỡ công trình xây dựng không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi khai thác thủy sản không đúng quy định trong khu bảo tồn quy định tại điểm e khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

c) Buộc chuyển giao thủy sản thuộc Nhóm I Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi khai thác thủy sản không đúng quy định trong khu bảo tồn quy định tại điểm e khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.

Bài liên quan

Quảng Ninh: Dập tắt điểm cháy rừng tại khu vực Hồ Yên Trung

Quảng Ninh: Dập tắt điểm cháy rừng tại khu vực Hồ Yên Trung

Tại khu vực Hồ Yên Trung, phường Phương Đông, TP Uông Bí đã xảy ra điểm cháy rừng, lực lượng PCCC Uông Bí đã có mặt kịp thời dập tắt đám cháy.
Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 255/TB-VPCP ngày 23/5/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đắk Lắk: Trạm bơm nước thải xả nước thải ra suối gây ô nhiễm

Đắk Lắk: Trạm bơm nước thải xả nước thải ra suối gây ô nhiễm

UBND phường Tân Tiến ghi nhận, nước thải tại nhà máy đang xả thải trực tiếp ra hệ thống mương thoát nước và chảy xuống suối Đốc Học.
Quảng Ninh: TX Quảng Yên trở thành thành phố thứ 6 vào năm 2025

Quảng Ninh: TX Quảng Yên trở thành thành phố thứ 6 vào năm 2025

Theo lộ trình đến năm 2025 TX Quảng Yên trở thành thành phố thứ 6 của tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay Quảng Ninh có 5 thành phố gồm: Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, TP Đông Triều.
Cận cảnh trại heo ở Đắk Nông xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường

Cận cảnh trại heo ở Đắk Nông xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường

Mùi hôi thối nồng nặc xộc vào mũi, gây nhức đầu, khó thở đó là những gì mà nhóm PV bị “tra tấn” từ trại heo xả nước thải bừa bãi tại thôn Tân Bình, xã Đắk Hòa, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.
Cần xử lý nghiêm việc Công ty nông sản Hoàng Sang đổ vỏ sầu riêng gây ô nhiễm

Cần xử lý nghiêm việc Công ty nông sản Hoàng Sang đổ vỏ sầu riêng gây ô nhiễm

Hiện nay, việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ các bãi tập kết rác thải là vỏ sầu riêng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Hoàng Sang chưa được triệt để, khiến dư luận bức xúc.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định số 358/QĐ-QLD về việc thu hồi bắt buộc toàn bộ các lô thuốc đối với thuốc Femancia (số đăng ký: VD-27929-17).
Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm-Thực phẩm Bình Thuận; Các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn tỉnh tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc.
Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ một đối tượng dùng bè mảng vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml vì phát hiện chứa các chất không nằm trong công thức đã được công bố.
Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, tỉnh Gia Lai mới có Thư xin lỗi về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết làm phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển đến nơi chôn lấp, xử lý tập trung gửi Ban Nhân dân các thôn trên địa bàn xã và toàn thể Nhân dân xã Bình Hiệp.
Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số 3 bị cáo có một người là Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty chuyên về trồng rừng.
Phá đường dây ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 60 bánh hêrôin và 37kg ma túy đá

Phá đường dây ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 60 bánh hêrôin và 37kg ma túy đá

Công an tỉnh Nghệ An vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào về Việt Nam tiêu thụ, bắt 03 đối tượng, thu giữ 60 bánh hêrôin và 37kg ma túy đá.
Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê vừa có văn bản gửi UBND xã Chư Sê, Công an xã Chư Sê về việc hơn 262 ha đất và vườn cây thuộc sự quản lý của doanh nghiệp đang bị người dân trên địa bàn xã này chiếm dụng trái phép.
Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Theo phản ánh của người dân sống trên địa bàn thôn Giang Phong, xã Tam Giang, tỉnh Đắk Lắk, đã nhiều ngày qua có nhiều xe tải, máy xúc, máy ủi công suất lớn, tập trung hoạt động san lấp, đào bới đất rầm rộ một thửa đất rộng gần 2 ha. Điều khiến người dân khó hiểu là tại sao vụ việc diễn ra ngang nhiên, giữa ban ngày nhưng lại không bị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Hơn 13 tấn chân gà được ngâm tẩy hóa chất chuẩn bị đưa đến tay người tiêu dùng thì bị lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt giữ.
Đồng Nai xử phạt công ty hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy phép môi trường

Đồng Nai xử phạt công ty hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy phép môi trường

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 287/QĐ-XPHC xử phạt hành chính Công ty TNHH Vạn Kiến Đạt vì vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, Công ty bị phạt số tiền 320 triệu đồng do không có Giấy phép môi trường theo quy định.
Gia Lai: Siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Gia Lai: Siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Văn bản số 170/UBND-NNMT nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Động thái này được đưa ra sau chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 4007/BNNMT-VPĐP, thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc bảo đảm uy tín và phát triển bền vững cho sản phẩm OCOP địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính