Chủ nhật 27/07/2025 06:57Chủ nhật 27/07/2025 06:57 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Dưới áp lực gia tăng của nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn, phát triển thủy sản hữu cơ đang dần trở thành xu thế tất yếu. Nắm bắt tiềm năng sẵn có, thành phố Huế đặt mục tiêu rõ ràng cho lộ trình phát triển thủy sản hữu cơ đến năm 2030.
Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững
Người dân nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Tiềm năng và thách thức trong phát triển thủy sản hữu cơ

Thành phố Huế là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển thủy sản nhờ vào hệ thống đầm phá rộng lớn, đặc biệt là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, chiếm khoảng 22.000 ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với lợi thế này, ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản đã trở thành một trong những nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo sinh kế cho hàng chục nghìn lao động địa phương.

Mặc dù đã có những bước phát triển, ngành nuôi trồng thủy sản tại Huế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Việc lạm dụng thức ăn công nghiệp, thuốc kháng sinh và hóa chất không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, đặt ra nhiều lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng cũng như sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài ra, tình trạng khai thác quá mức và nuôi trồng thiếu quy hoạch cũng khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.

Hơn nữa, phần lớn hoạt động sản xuất ở địa phương vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị, khiến năng suất thấp, giá trị kinh tế chưa cao. Trong khi đó, thị trường tiêu dùng đang dần thay đổi, hướng đến các sản phẩm sạch, hữu cơ và có nguồn gốc rõ ràng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho ngành thủy sản phải chuyển mình theo hướng bền vững hơn, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững
Toàn cảnh đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nhìn từ trên cao.

Nhận thức rõ những vấn đề trên, thành phố Huế đã xác định phát triển thủy sản hữu cơ là một trong những hướng đi chiến lược đến năm 2030. Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (hiện nay là UBND thành phố Huế) đã ban hành Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị tuần hoàn vào năm 2024; trong đó, thủy sản là một lĩnh vực trọng tâm.

Đề án hướng đến mục tiêu xây dựng một nền sản xuất bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nâng cao giá trị kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu. Đề án không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì sự phát triển bền vững cho ngành thủy sản địa phương.

Việc áp dụng mô hình nuôi trồng hữu cơ giúp giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng gặp không ít khó khăn, từ tâm lý e ngại của người dân trước mô hình mới đến chi phí đầu tư ban đầu cao và hệ thống chứng nhận sản phẩm hữu cơ chưa hoàn thiện.

Để thực hiện thành công mô hình này, Thừa Thiên Huế đang từng bước triển khai các giải pháp cụ thể, hướng đến một chiến lược phát triển thủy sản hữu cơ bền vững đến năm 2030.

Phương hướng phát triển thủy sản hữu cơ đến năm 2030

Nuôi trồng thủy sản hữu cơ không chỉ đơn thuần là loại bỏ hóa chất hay kháng sinh mà còn đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong phương thức sản xuất. Thành phố Huế đang từng bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật chặt chẽ, kiểm soát từ khâu con giống, nguồn nước, thức ăn đến thu hoạch và chế biến. Đồng thời, tỉnh cũng hỗ trợ người dân chuyển đổi từ phương thức nuôi truyền thống sang mô hình hữu cơ thông qua các chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật.

Nhằm đảm bảo đầu ra ổn định, chính quyền địa phương đang kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, từ cung cấp con giống, thức ăn đến bao tiêu sản phẩm. Mục tiêu chính của thành phố Huế đến năm 2030 là phát triển một nền sản xuất thủy sản hữu cơ bền vững, đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và gia tăng giá trị kinh tế cho người dân địa phương. Theo đó, tỉnh đặt ra mục tiêu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ tập trung vào các khu vực đầm phá và ven biển, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mô hình nuôi tự nhiên, ít phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp.

Một trong những hướng đi quan trọng là phát triển các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Các loài như tôm sú, tôm chân trắng, cá dìa, cá đối mục và các loài nhuyễn thể như hàu, vẹm xanh,…được ưu tiên phát triển vì chúng có khả năng thích nghi tốt với môi trường tự nhiên và ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đi đôi với việc mở rộng diện tích nuôi trồng, Thừa Thiên Huế cũng chú trọng đến việc xây dựng chuỗi giá trị khép kín, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm thủy sản hữu cơ. Dự kiến, đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm hữu cơ sẽ đạt từ 0,5 - 1% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh, giá trị sản phẩm trên thủy sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị cao gấp 0,5 - 1 lần so với phi hữu cơ. Để đạt được điều này, tỉnh sẽ đẩy mạnh kết nối với các siêu thị, nhà hàng và hướng tới xuất khẩu, giúp thương hiệu thủy sản hữu cơ Huế vươn xa hơn trên thị trường.

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững
Kiểm tra chất lượng vật nuôi, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, an toàn từ ao nuôi.

Các vùng nuôi trọng điểm như thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc sẽ được ưu tiên phát triển. Tỉnh cũng nhân rộng các mô hình nuôi xen ghép cá – tôm và áp dụng phương thức nuôi thân thiện với môi trường để tận dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ hệ sinh thái vùng đầm phá ven biển.

Bên cạnh mục tiêu kinh tế, bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Việc thả giống tái tạo nguồn lợi, kiểm soát khai thác hợp lý và giám sát chất lượng môi trường vùng nuôi sẽ được triển khai song song với quá trình phát triển thủy sản hữu cơ. Điều này không chỉ giúp duy trì hệ sinh thái bền vững mà còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích lâu dài của mô hình nuôi trồng này.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, Thừa Thiên Huế cũng đã đạt được những tín hiệu tích cực. Tính đến năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn thành phố đạt khoảng 7.929 ha, trong đó nuôi nước lợ chiếm ưu thế. Tuy nhiên, mô hình nuôi thủy sản hữu cơ vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, chưa hình thành chuỗi giá trị bền vững.

Nhìn chung, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự đồng hành của doanh nghiệp và sự hưởng ứng của người dân, ngành thủy sản hữu cơ thành phố Huế hứa hẹn sẽ bứt phá mạnh mẽ. Ông Nguyễn Long An – Chủ tịch Hội Nông nghiệp Hữu cơ thành phố Huế cho rằng: Việc hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, đặc biệt là về đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất và tiếp cận thị trường sẽ là nền tảng quan trọng để ngành thuỷ sản phát triển bền vững. Đến năm 2030, với các chính sách đồng bộ và sự phát triển của các mô hình nuôi hữu cơ, hy vọng thành phố Huế sẽ trở thành một trong những địa phương phát triển thủy sản hữu cơ, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng./.

Bài liên quan

Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Tp. Huế sau khi sắp xếp, sáp nhập sẽ có 40 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường và 19 xã hình thành. Trong đó, có 01 phường không thực hiện sắp xếp là phường Dương Nỗ.
Một số thách thức và lợi ích thiết thực của nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Một số thách thức và lợi ích thiết thực của nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Nuôi trồng thủy sản hữu cơ là một hướng đi tất yếu trong bối cảnh ngành thủy sản cần phải thích ứng với yêu cầu phát triển bền vững và an toàn thực phẩm.
Ngày hội tôn vinh bản sắc văn hóa “Sắc Xuân vùng cao A Lưới”

Ngày hội tôn vinh bản sắc văn hóa “Sắc Xuân vùng cao A Lưới”

Ngày hội "Sắc Xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tưng bừng diễn ra tại Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, xã Hồng Thượng, thành phố Huế. Sự kiện này không chỉ tôn vinh bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số mà còn góp phần thúc đẩy du lịch địa phương.​
Huế: Lễ hội Điện Huệ Nam được chính thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Huế: Lễ hội Điện Huệ Nam được chính thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 30/3/2025, Lễ hội Điện Huệ Nam được chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.​..
“Bước đệm” bứt phá của du lịch Việt Nam 2025

“Bước đệm” bứt phá của du lịch Việt Nam 2025

Tối 25/3, tại sân khấu nổi trên sông Hương, thành phố Huế đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”. Đây là sự kiện quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch trong nước.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Trồng hoa thiên lý, hướng thoát nghèo bền vững cho người nông dân

Trồng hoa thiên lý, hướng thoát nghèo bền vững cho người nông dân

Những năm trở lại đây, nhiều hộ dân tại xã Công Chính (Thanh Hóa) đã vươn lên làm giàu từ việc trồng hoa thiên lý. Toàn xã hiện có 40ha hoa thiên lý đang cho thu hoạch và diện tích trồng đang ngày càng được mở rộng, tạo thu nhập ổn định cho đời sống bà con nhân dân.
Lâm Đồng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi

Lâm Đồng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi

Lâm Đồng là một trong những địa phương có nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú. Nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho khu vực này, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống phân phối và liên kết sản xuất – tiêu thụ, mang lại hiệu quả rõ nét.
Lào Cai thúc đẩy phát triển HTX góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân

Lào Cai thúc đẩy phát triển HTX góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân

Thời gian qua, nhiều HTX ở Lào Cai đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào công tác quản lý, vận hành, sản xuất và quảng bá tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao... Từ đó, đóng góp hiệu quả vào việc giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Thị trường nông sản 24/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng kỷ lục

Thị trường nông sản 24/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng kỷ lục

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ giá, đáng chú ý cà phê tăng giá kỷ lục từ 3.200 đến 3.700 đồng/kg so với hôm qua.
Đồng Nai: 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2025

Đồng Nai: 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo thống kê từ Thuế tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 30-6-2025, toàn tỉnh có trên 68 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, trên 8 ngàn doanh nghiệp thuộc Thuế tỉnh Đồng Nai quản lý, trên 60 ngàn doanh nghiệp do 10 đơn vị thuế cơ sở quản lý.
Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Ông Nguyễn Văn Quynh, bản Liên Hà 5, xã Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là người tiên phong đưa ốc nhồi về địa phương nuôi, loài vật “siêu mắn đẻ” này phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập ổn định, mang về cho gia đình ông hàng trăm triệu mỗi năm.
Quảng Ninh: Bảo tồn, phát triển và nâng tầm thương hiệu lợn Móng Cái

Quảng Ninh: Bảo tồn, phát triển và nâng tầm thương hiệu lợn Móng Cái

Giống lợn bản địa Móng Cái là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, đã từng bước trở thành điểm nhấn trong thương hiệu nông nghiệp của TP Móng Cái. Để phát triển và có thương hiệu là nhờ vào cuộc của tỉnh Quảng Ninh, chính quyền địa phương, các nhà khoa học và những người nông dân.
Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu

Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu

Đó là mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu của anh Võ Văn Ngươn ở ấp 7, xã Khánh Lâm, tỉnh Cà Mau. Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm anh Ngươn đã trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu trên địa bàn.
Quảng Trị: Gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế

Quảng Trị: Gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế

Phòng Giao Dịch NHCSXH Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị đã thông qua nhiều chương trình cho vay tín dụng ưu đãi, giải ngân gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế, từng bước giúp bà con nơi đây dần thoát nghèo…
Thị trường nông sản 23/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản 23/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh hàng loạt từ 1.500 - 1.900 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 22/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê ổn định

Thị trường nông sản 22/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê ổn định

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, trong khi đó cà phê và tiêu ổn định so với hôm qua.
Nông nghiệp Lâm Đồng quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng trên 5,5%

Nông nghiệp Lâm Đồng quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng trên 5,5%

Trước mục tiêu 6 tháng cuối năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản từ 5,5% trở lên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đang tập trung triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, từ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở rộng nông nghiệp công nghệ cao đến phát triển chăn nuôi quy mô lớn, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính