Thứ năm 24/07/2025 01:41Thứ năm 24/07/2025 01:41 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hạn hán uy hiếp Lục địa đen

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hạn hán nghiêm trọng nhất 40 năm qua đã khiến các nước Malawi, Zambia và Zimbabwe (châu Phi) phải tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia do mất mùa.
Hạn hán uy hiếp Lục địa đen

Người dân Somalia trong đợt hạn hán lịch sử. Ảnh: Jerome Delay/AP.

Theo Chính phủ Zimbabwe, sản lượng ngô ở quốc gia miền Nam châu Phi này có nguy cơ giảm gần 3/4 trong năm nay do đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ qua. Sản lượng ngũ cốc chủ lực trong niên vụ 2023 - 2024 sẽ kết thúc vào ngày 31/5, ước tính đạt gần 635.000 tấn, giảm 72% so với năm 2023.

Tổng thống Zimbabwe Emmerson M’nangagwa cho biết nước này có hàng triệu người đang phải đối mặt với nạn đói. Ước tính khoảng 2,7 triệu người sẽ không có đủ lương thực để ăn trong năm nay. Ông M’nangagwa cũng cho biết Chính phủ sẽ hợp tác với khu vực tư nhân để nhập khẩu ngũ cốc.

Zimbabwe đã lên kế hoạch nhập khẩu ít nhất 1,4 triệu tấn ngô vào tháng 7, đồng thời tuyên bố tạm dừng đánh thuế đối với tất cả ngô nhập khẩu để giải quyết tình trạng thiếu hụt lương thực do hạn hán. Trung bình, Zimbabwe tiêu thụ 2,2 triệu tấn ngô hàng năm, trong đó 1,8 triệu tấn dùng làm lương thực và 400.000 tấn dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Trong khi đó, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) mô tả nạn đói ở Zimbabwe là "thảm khốc" và kêu gọi thêm viện trợ.

Bà Mandisireyi M’birinyu, một nông dân Zimbabwe cho bết, đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều năm qua. “Tôi chưa bao giờ thấy đợt hạn hán nào như vậy. Lần cuối cùng chúng tôi có mưa là vào tháng 1" - bà M’birinyu nói.

Vallampati, một thanh niên nông dân đã bỏ làng lên thành phố Harare nói rằng đất đai ngày càng khô cằn, không có mưa và cũng không có nước để tưới cho ngô. Nhiều thanh niên như anh đã bỏ làng lên thành phố kiếm việc và họ cũng ít nghĩ tới việc quay trở lại quê nhà vì công việc đồng áng là quá rủi ro.

Hạn hán kéo dài, vùng Sừng châu Phi (gồm Djibouti, Ethiopia, Eritrea, Kenya, Somalia, Nam Sudan và Sudan) là khu vực dễ bị tổn thương nhất. Tới nay, vùng Sừng châu Phi đã phải trải qua 5 mùa khô hạn liên tiếp.

Trong một báo cáo tình hình và ứng phó với hạn hán ở vùng Sừng châu Phi, WFP cho biết các quốc gia trong khu vực, chủ yếu là Ethiopia, Kenya và Somalia đang phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng, kéo theo tình trạng mất an ninh lương thực chưa từng có ở các vùng miền Nam và Đông Nam Ethiopia, vùng đất khô cằn và bán khô hạn của Kenya và phần lớn lãnh thổ Somalia.

Vẫn theo WFP, trong vòng 3 tháng của năm 2023, khoảng 5,4 triệu người ở Kenya và khoảng 6,5 triệu người Somalia rơi vào tình trạng thiếu lương thực. Đáng tiếc là điều đó đã không chấm dứt mà còn tiếp tục trong năm 2024. Con số đó có thể còn cao hơn tại các khu vực chịu ảnh hưởng hạn hán của Ethiopia.

Từ tháng 3 đến giữa tháng 5/2024, vùng Sừng châu Phi hầu như không có mưa. WFP nhấn mạnh nhu cầu nhân đạo tại khu vực này sẽ có thể còn cao hơn so với năm 2023, cộng đồng quốc tế cần tăng hỗ trợ để bảo vệ mạng sống của người dân.

Đáng chú ý, theo báo cáo của Tổ chức Thời tiết thế giới (WWA), biến đổi khí hậu do con người gây ra đã khiến hạn hán ở vùng Sừng châu Phi có khả năng xảy ra cao hơn khoảng 10 lần. Nghiên cứu của WWA tập trung vào 3 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán là miền Nam Ethiopia, Somalia và miền Đông Kenya.

Joyce Kimutai - nhà khí hậu học Kenya, người đã đóng góp cho báo cáo của WWA nói: "Đã đến lúc chúng ta hành động và tham gia theo cách khác. Trọng tâm của quá trình này là chuyển đổi và tăng cường khả năng phục hồi vì không thể trông chờ vào “thiện chí” của thiên nhiên”.

Kelvin Kiptun, cư dân thủ đô Nairobi của Kenya cho biết, đất nước vốn có thiên nhiên rất trong lành với nhiều loại cây cỏ, muông thú. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, hạn hán thường xuyên nên mọi thứ thay đổi rất nhanh. “Chúng tôi đang phải đương đầu với sự khốc liệt của thiên nhiên. Người dân mong ngóng một trận mưa giải nhiệt nhưng bầu trời vẫn trong vắt không một gợn mây” - ông Kelvin nói và cho rằng tình hình sẽ khó lòng thay đổi và thiên nhiên hùng vĩ của châu Phi cũng khó quay lại như trước, nếu như thế giới không cùng nhau tìm ra một giải pháp tích cực nào đó cho Lục địa đen.

Nhiều đàn hà mã có nguy cơ tuyệt chủng khi đang bị mắc kẹt trong bùn dưới các ao khô cạn nước, dẫn tới chết hàng loạt ở Botswana. Vùng đất ngập nước rộng lớn của đồng bằng Okavango ở phía Bắc Botswana, sông Thamalakane bị khô cạn. Botswana là nơi sinh sống của quần thể hà mã sống trong tự nhiên lớn nhất thế giới với ước tính khoảng 2.000 - 4.000 con, theo Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Hà mã có bộ da dày nhưng nhạy cảm nên chúng cần tắm thường xuyên để tránh bị cháy nắng. Không có nước, hà mã trở nên hung dữ, tiến tới các ngôi làng xung đột với con người.

baomoi.com

Bài liên quan

Đại học Đà Nẵng đẩy mạnh kết nối khởi nghiệp và chuyển giao nghiên cứu khoa học

Đại học Đà Nẵng đẩy mạnh kết nối khởi nghiệp và chuyển giao nghiên cứu khoa học

Ngày 27/6, hội nghị “Kết nối mạng lưới khởi nghiệp và thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ” do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng tổ chức đã tạo nên một không gian trao đổi sôi nổi giữa giới nghiên cứu, sinh viên và doanh nghiệp, thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
TP.Hải Phòng và tập đoàn FPT hợp tác toàn diện về khoa học công nghệ và chuyển đổi số

TP.Hải Phòng và tập đoàn FPT hợp tác toàn diện về khoa học công nghệ và chuyển đổi số

UBND TP. Hải Phòng và Tập đoàn FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Chủ động ứng phó với hạn mặn

Chủ động ứng phó với hạn mặn

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Sóc Trăng "căng mình" chống hạn mặn

Sóc Trăng "căng mình" chống hạn mặn

Sóc Trăng đang bước vào cao điểm mùa khô 2025 với tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp. Từ ngày 23/2, nước mặn đã ăn sâu vào sông Hậu từ 45-60km, đe dọa trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Trước tình hình đó, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường quan trắc đo mặn, kịp thời đóng cống ngăn mặn để trữ ngọt, bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt.
Đối mặt với xâm nhập mặn tăng cao, cảnh báo chủ động ứng phó

Đối mặt với xâm nhập mặn tăng cao, cảnh báo chủ động ứng phó

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong năm nay dự báo cao hơn mức trung bình nhiều năm, nhưng không quá nghiêm trọng như các năm cực đoan trước đây.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Giải mã cặp đôi “Bio và Canxi” - Chìa khoá cho canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL

Giải mã cặp đôi “Bio và Canxi” - Chìa khoá cho canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – vựa lúa chính của cả nước – đang đối mặt với thách thức kép: đất phèn và tồn dư rơm rạ sau thu hoạch. Trong bối cảnh đó, sự kết hợp giữa vi sinh vật có ích (Bio) và Canxi – hai yếu tố tưởng chừng tách biệt – đang được chứng minh là giải pháp đột phá giúp cải tạo đất, nâng cao năng suất và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.
Nghiên cứu và phát triển giống cây trồng yếu tố then chốt cho năng suất, chất lượng

Nghiên cứu và phát triển giống cây trồng yếu tố then chốt cho năng suất, chất lượng

Viện Giống cây trồng Trung ương, hay chính xác hơn là các đơn vị có vai trò tương tự như "Viện giống cây trồng trung ương" tại Việt Nam, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. Đây không chỉ là nơi nghiên cứu, lai tạo, mà còn là trung tâm chuyển giao những giống cây trồng mới, năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập cho nông dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
Thực trạng Canxi đất lúa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ kết quả Chương trình “canh tác lúa thông minh”

Thực trạng Canxi đất lúa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ kết quả Chương trình “canh tác lúa thông minh”

Trong canh tác lúa, Canxi có vai trò vô cùng quan trọng, vừa giúp cải tạo đất, vừa giúp lúa phát triển tốt trước những điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Nghệ An phân bổ hơn 140 tỷ đồng cho các xã, phường mới để mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyển đổi số

Nghệ An phân bổ hơn 140 tỷ đồng cho các xã, phường mới để mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyển đổi số

Để đảm bảo tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Tỉnh Nghệ An sẽ phân bổ 141 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các xã mới để mua sắm trang thiết bị và phục vụ chuyển đổi số.
Vai trò và vị trí của Nghị quyết 57 đối với kinh tế - xã hội

Vai trò và vị trí của Nghị quyết 57 đối với kinh tế - xã hội

Nghị quyết 57 xác định Khoa học công nghệ & Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều này có nghĩa là thay vì chỉ tập trung vào mở rộng quy mô, Việt Nam sẽ ưu tiên tăng trưởng về chất lượng, năng suất và hiệu quả.
Vượt qua màn hình cảm ứng và làn sóng tiếp theo của công nghệ di động

Vượt qua màn hình cảm ứng và làn sóng tiếp theo của công nghệ di động

Trong hơn một thập kỷ qua, điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã thống trị thế giới công nghệ di động, trở thành trung tâm kết nối, giải trí và làm việc của hàng tỷ người. Tuy nhiên, sự đổi mới không bao giờ ngừng nghỉ, và một làn sóng công nghệ di động tiếp theo đang dần hình thành, hứa hẹn sẽ vượt xa những giới hạn của màn hình cảm ứng truyền thống, mang đến những trải nghiệm di động trực quan, cá nhân hóa và liền mạch hơn bao giờ hết.
Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Ngày 8/7, UBND xã Tu Mơ Rông, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Giáo dục FUNEDU tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác hành chính” cho cán bộ, công chức và các lực lượng liên quan trên địa bàn xã.
Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Trên cơ sở quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp và những giá trị cốt lõi chung giữa Việt Nam - Brazil, với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh kết nối, hợp tác, đầu tư, cụ thể hóa các thỏa thuận của lãnh đạo hai nước. Cụ thể, triển khai 3 lĩnh vực hợp tác trọng tâm, đột phá gồm: Nông nghiệp; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, viễn thông; khai thác, chế biến khoáng sản (đồng, dầu khí…).
Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Sau lễ công bố tại TP.Hồ Chí Minh, cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp công nghệ cao 2025 đã lan tỏa khắp cả nước, thắp lên tinh thần chuyển đổi số và khát vọng phát triển bền vững. Với chủ đề “Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp bền vững”, cuộc thi trở thành điểm kết nối ý tưởng, công nghệ và nguồn lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Lâm Đồng chuẩn bị đón Dự án bò sữa ứng dụng công nghệ cao hơn 8.000 tỷ đồng

Lâm Đồng chuẩn bị đón Dự án bò sữa ứng dụng công nghệ cao hơn 8.000 tỷ đồng

Một dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 8.000 tỷ đồng sắp được triển khai tại xã Quảng Sơn, tỉnh Lâm Đồng. Đây được xem là dự án chăn nuôi bò sữa có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay được phê duyệt trên địa bàn tỉnh.
Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Công ty TNHH Vua Sầu riêng DTY – đại diện của Công ty Cổ phần Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn, đã tiên phong ứng dụng dòng "Máy sấy đa năng" nhằm gia tăng giá trị nông sản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nông dân, doanh nghiệp.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính