Thứ tư 23/07/2025 21:25Thứ tư 23/07/2025 21:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chiến lược đầu tư nào để phát huy giá trị tiềm năng danh thắng Bạch Mã?

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Vườn quốc gia Bạch Mã là nơi sở hữu đa dạng các loại tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực sẵn có, tạo đà phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để vừa khai thác được tiềm năng du lịch, vừa bảo vệ được sự đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội cho vùng, cần có những chiến lược đầu tư khoa học, hợp lý.
Chiến lược đầu tư nào để phát huy giá trị tiềm năng danh thắng Bạch Mã?
Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã là nơi sở hữu đa dạng các loại tài nguyên thiên nhiên, tạo đà phát triển các loại hình du lịch sinh thái. (Ảnh: BachMaNP)

“Kỳ hoa, dị thảo” giữa lòng di sản

Khu rừng Bạch Mã sở hữu diện tích đến 22.031 ha, được chính phủ công nhận là Vườn Quốc gia vào ngày 15/7/1991. Tọa lạc tại cuối dãy Trường Sơn Bắc, Bạch Mã đã từng bước trở thành biểu tượng về sự phong phú động thực vật và tiềm năng du lịch tự nhiên.

VQG Bạch Mã với diện tích nhỏ nhưng đa dạng sinh cảnh, là khu vực nổi tiếng về sự hài hòa giữa đầm phá ven biển và rừng trên núi, tạo nên một bức tranh phong cảnh độc đáo. Bạch Mã nằm ở ranh giới địa lý sinh vật quan trọng, là điểm giao thoa giữa Bắc và Nam Việt Nam cũng như giữa dãy núi Trường Sơn và vùng đồng bằng ven biển. Điều này tạo nên môi trường phong phú, là nơi gặp gỡ của các hệ sinh thái khác nhau, làm cho Bạch Mã trở thành “kho báu” tài nguyên và là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thiên nhiên, thích khám phá.

Chiến lược đầu tư nào để phát huy giá trị tiềm năng danh thắng Bạch Mã?
Khu vực đỉnh Bạch Mã có những công trình xây dựng từ thời Pháp, rất thuận lợi phát triển du lịch nghỉ dưỡng. (Ảnh: BachMaNP)

VQG Bạch Mã là trung tâm của dải rừng tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam nối từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Do có vị trí địa lý thuận lợi, nơi giao lưu của hai luồng khí hậu Bắc - Nam Việt Nam và có địa hình chuyển tiếp từ vùng núi thấp đến đai cao trên 1.700m, VQG Bạch Mã là một trong những khu vực giàu đa dạng sinh học của Việt Nam và trên thế giới. Kết quả điều tra, thống kê năm 2020 cho thấy Bạch Mã có khu hệ động thực vật rất phong phú với 2.421 loài thực vật (bao gồm 74 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam 2007, 20 loài có tên trong Danh lục IUCN năm 2016 và 204 loài đặc hữu) và 1.728 loài động vật (bao gồm 70 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam 2007, 52 loài trong Danh lục IUCN và 15 loài đặc hữu).

VQGBM không chỉ đẹp về cảnh quan và đa dạng sinh học mà còn là kho báu văn hóa và lịch sử. Khám phá Bạch Mã không chỉ là hành trình chìm đắm trong thiên nhiên hoang sơ mà còn là việc khám phá lịch sử với những biệt thự Pháp cổ. Được quy hoạch xây dựng vào năm 1932 bởi kỹ sư người Pháp Girard, những biệt thự này từng phục vụ cho giới quan chức người Pháp và nhà giàu thời kỳ đó. Tuy nhiên, sau khi người Pháp rời Việt Nam, nơi này đã chịu nhiều tác động tiêu cực từ chiến tranh và thời gian nên các khu biệt thự bị đổ nát, hoang tàn.

Chiến lược đầu tư nào để phát huy giá trị tiềm năng danh thắng Bạch Mã?
“Kỳ hoa, dị thảo” giữa lòng di sản, khung cảnh mê đắm lòng người. (Ảnh: BachMaNP)

Những di tích lịch sử như Địa đạo Bạch Mã, khu vực sân bay trực thăng cũ, Hải Vọng Đài, hơn 100 lô nền biệt thực cũ,… vẫn giữ lại dấu vết của những thời kỳ khó quên. Thiết nghĩ nếu được quy hoach và đầu tư đúng hướng, Bạch Mã sẽ trở thành không gian kết nối giữa di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và những tiện ích hiện đại, hài hòa với thiên nhiên hoang dã cho thế hệ hôm nay.

Chiến lược đầu tư nào để phát huy giá trị tiềm năng danh thắng Bạch Mã?
Thiên nhiên mê hồn, đắm say du khách. (Ảnh: BachMaNP)

Dù đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung bộ, VQG Bạch Mã vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư, đặc biệt ở khu vực đỉnh núi. Theo thống kê của VQG, lượng khách tham quan trung bình năm khoảng 100.000 lượt, trong đó chiếm đa số là khách tham quan ở khu du lịch Thác trượt Bạch Mã (khoảng 60.000 lượt/năm). Trong khi đó lượng khách tham quan Hồ Truồi - Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã chỉ khoảng 10.000 lượt/năm, và khu du lịch sinh thái đỉnh núi Bạch Mã khoảng 30.000 lượt/năm.

Khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn, và sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng là những thách thức lớn dẫn đến việc khu vực này kém thu hút đầu tư. Đây cũng là lý do khiến các nhà đầu tư còn lưỡng lự vì việc xây dựng và bảo dưỡng công trình lớn; kinh doanh dễ gặp rủi ro do mưa nhiều, số ngày nắng ít, lượng khách tiếp cận khó khăn...

Song hành bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế

Bạch Mã với vẻ đẹp tự nhiên và giá trị sinh thái cao, đang đặt ra thách thức lớn trong việc phát triển du lịch một cách bền vững và hiệu quả. Theo đánh giá của TS. Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc VQG Bạch Mã, để vượt qua những thách thức vốn có nhằm phát triển du lịch Bạch Mã bền vững, cần thiết phải áp dụng các giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch phù hợp với đặc thù của Bạch Mã, đồng thời tuân thủ nghiêm các quy định về quản lý rừng đặc dụng.

Chiến lược đầu tư nào để phát huy giá trị tiềm năng danh thắng Bạch Mã?
Vườn Quốc gia Bạch Mã đang hướng tới xây dựng du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường. (Ảnh: Trần Trung)

Một bước tiến quan trọng là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt phương án quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững VQG Bạch Mã giai đoạn 2021-2030 và Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí VQG Bạch Mã giai đoạn 2024-2030. Trong khuôn khổ này, đã có quy hoạch chi tiết với 14 tuyến và 12 khu vực tổ chức du lịch sinh thái, chiếm tổng diện tích hơn 1.716 ha. Điều này là cơ sở mở cửa cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp và VQG trong việc đầu tư và xây dựng các dự án du lịch.

Mục tiêu của đề án là phát triển một mô hình du lịch sinh thái đúng nghĩa tại VQG Bạch Mã. Qua đó đòi hỏi phải xây dựng các khu, điểm, tuyến du lịch dựa vào thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của địa phương, gắn với giáo dục môi trường và đem lại lợi ích cho công tác bảo tồn thiên nhiên và kinh tế địa phương.

Chiến lược đầu tư nào để phát huy giá trị tiềm năng danh thắng Bạch Mã?
Nhiều du khách rất ấn tượng với thiên nhiên, khí hậu tại Bạch Mã. (Ảnh: Trần Trung)

Hiện VQG Bạch Mã đang xây dựng Hồ sơ kỹ thuật nhằm thông báo rộng rãi nhằm làm cơ sở xét chọn nhà đầu tư đảm bảo có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, tài chính để thực hiện các dự án đầu tư theo đúng Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí VQG Bạch Mã giai đoạn 2024-2030 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phê duyệt tại Quyết định số 942/QĐ-BNN-LN ngày 27/02/2025.

Để định hướng đầu tư phát triển du lịch bền vững, các nguyên tắc cần lưu ý trong Đề án là: Không tổ chức hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Không ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, không chặt phá rừng, các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường; Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất; Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa; Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thông qua các hoạt động du lịch; Bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc ở địa phương.

Chiến lược đầu tư nào để phát huy giá trị tiềm năng danh thắng Bạch Mã?
Công tác bảo vệ rừng và trồng rừng vẫn luôn được VQG quan tâm triển khai.

Đề án đã quy hoạch rõ về vị trí, diện tích, hiện trạng, mục đích, thời gian và dự kiến phương thức tổ chức thực hiện; cũng như các chỉ tiêu sử dụng mặt bằng xây dựng, vị trí, địa điểm, quy mô, vật liệu, chiều cao, mật độ, tỷ lệ dự kiến và thời gian tồn tại của các công trình, định hướng đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông ở 12 điểm và 14 tuyến du lịch trong VQG Bạch Mã. Trong đó, 12 điểm du lịch với tổng diện tích là 2.535,13 ha (quy mô xây dựng 45,6 ha, tỷ lệ 1,8%), gồm: Điểm du lịch đỉnh núi Bạch Mã; Điểm du lịch chân núi Bạch Mã; Điểm du lịch Hồ Truồi; Điểm du lịch ColdeBay (Mỏ Rang); Điểm du lịch Khe Ao; Điểm du lịch Thác Trượt Bạch Mã; Điểm du lịch Nhà vườn Khe Su; Điểm du lịch Đá Dựng; Điểm du lịch Nhị Hồ; Điểm du lịch Thác Mơ; Điểm du lịch Thác Phướn; Điểm du lịch Chà Măng - Thượng Nhật; và 14 tuyến du lịch với tổng chiều dài khoảng 182km.

Tại các tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được xây dựng, lắp dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Phân khu dịch vụ, hành chính và phân khu phục hồi sinh thái; trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được tạo các điểm dừng nghỉ, chòi quan sát thiên nhiên, chốt bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng, nhà vệ sinh, lều trú chân, điểm cắm trại, biển chỉ dẫn hoặc tuyên truyền, thùng rác bằng các vật liệu thân thiện với môi trường, dễ tháo dỡ, không mang tính chất của công trình xây dựng.

Chiến lược đầu tư nào để phát huy giá trị tiềm năng danh thắng Bạch Mã?
Vườn Quốc gia Bạch Mã đang nỗ lực vừa khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vừa bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu của mình.
Chiến lược đầu tư nào để phát huy giá trị tiềm năng danh thắng Bạch Mã?
TS. Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã phát biểu tại buổi lễ khánh thành Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam cơ sở 2.

Theo ông Linh, việc triển khai Đề án là trách nhiệm lớn lao và cơ hội lẫn thách thức của VQGBM để tìm kiếm nguồn đầu tư, phát huy giá trị của Bạch Mã. Trong thời gian tới, VQG có trách nhiệm tổ chức thông báo rộng rãi, kêu gọi, lựa chọn các tổ chức, cá nhân hợp tác, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng; Ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo các vị trí tuyến, điểm được phê duyệt; Phối hợp với tổ chức, cá nhân xây dựng dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm để kiểm tra nội dung liên quan đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng đặc dụng; Tổ chức điều tra, kiểm kê, thống kê hiện trạng rừng theo trạng thái trên diện tích cho thuê môi trường rừng để làm căn cứ bàn giao mốc giới, hiện trạng và quản lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng; Báo cáo Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Trong bối cảnh môi trường và du lịch ngày càng trở nên quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, việc VQG Bạch Mã tập trung vào phát triển du lịch sinh thái bền vững là một quyết định đúng đắn và có tầm chiến lược. Điều này không chỉ giúp Bạch Mã trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách mà còn góp phần quan trọng vào nhiệm vụ bảo tồn và phát triển khu vực này, đồng thời tạo cho địa phương nhiều cơ hội phát triển kinh tế lẫn hỗ trợ cộng đồng.

Bài liên quan

Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã, “viên ngọc xanh của dãy Trường Sơn” hiện là một trong những địa bàn trọng điểm để thí điểm mô hình kinh tế sinh thái tổng hợp trên cả nước.
Cận cảnh sân vận động trăm tỉ ở Lào Cai bị bỏ hoang

Cận cảnh sân vận động trăm tỉ ở Lào Cai bị bỏ hoang

Sân vận động tỉnh Lào Cai được đầu tư với số vốn trên hai trăm tỉ đồng, nhằm phục vụ các sự kiện văn hóa, thể thao tầm cỡ quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, sân vận động này hầu như bị bỏ hoang, nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng nặng.
Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc canh tác nông nghiệp hữu cơ có tác động tích cực đến môi trường như độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học…
Phú Yên: Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Phú Yên: Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các sở, ban ngành và địa phương kịp thời kiện toàn cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2025 và 2026.
Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

A Lưới là một huyện miền núi cách thành phố Huế hơn 70 km về phía Tây Nam, là vùng đất trù phú, đa dạng sinh học và tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chính quyền và người dân A Lưới đã và đang triển khai nhiều mô hình, chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn.
Hội nghị Nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học

Hội nghị Nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học

Mới đây, tại thành phố Colombo, thủ đô quốc gia Sri Lanka, tổ chức Hội nghị nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học, do tổ chức năng suất Châu Á (APO) và Trường Đại học Peradeniya (Sri LanKa) đồng tài trợ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 23/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản 23/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh hàng loạt từ 1.500 - 1.900 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 22/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê ổn định

Thị trường nông sản 22/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê ổn định

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, trong khi đó cà phê và tiêu ổn định so với hôm qua.
Nông nghiệp Lâm Đồng quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng trên 5,5%

Nông nghiệp Lâm Đồng quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng trên 5,5%

Trước mục tiêu 6 tháng cuối năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản từ 5,5% trở lên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đang tập trung triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, từ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở rộng nông nghiệp công nghệ cao đến phát triển chăn nuôi quy mô lớn, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Theo Chi cục Thống kê TP.Hải Phòng, trong 6 tháng đầu năm 2025 sản xuất nông nghiệp thành phố Hải Phòng (mới) duy trì ổn định, năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2024.
Triển vọng từ mô hình cây nho sữa xứ Hàn

Triển vọng từ mô hình cây nho sữa xứ Hàn

Mô hình trồng cây nho sữa Hàn Quốc của anh Võ Văn Thịnh trên vùng đất pha cát xóm 8 xã Đông Lộc, tỉnh Nghệ An đã mang lại tín hiệu vui mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập…
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong những năm đồng hành, sát cánh cùng người nông dân, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều đề tài nghiên cứu và dự án hỗ trợ bà con nông dân tại các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đánh giá về bức tranh nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều chia sẻ về tiềm năng và hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại vùng này.
Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều ổn định so với hôm qua.
Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính