Thứ hai 21/07/2025 13:36Thứ hai 21/07/2025 13:36 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cao Bằng: Nông dân Hoà An làm giàu từ cây thuốc lá

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hiệu quả trồng cây thuốc lá ở huyện Hòa An (Cao Bằng) đã cho nhiều hộ nông dân có thu nhập ổn định và cơ hội làm giàu. Cây thuốc lá trở thành cây trồng mũi nhọn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện.
Cao Bằng: Nông dân Hoà An làm giàu từ cây thuốc lá

Bà Nguyễn Thị Oanh, khu 5, thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An thu hoạch lá thuốc lá với kỳ vọng sản lượng cao hơn năm trước.

Nhiều năm trước, nông dân huyện Hòa An đã trồng cây thuốc lá. Được các công ty, doanh nghiệp đầu tư liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, từ canh tác nhỏ lẻ, nông dân vùng trồng của huyện đã biết sản xuất theo hướng hàng hoá. Là cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, cây thuốc lá được huyện Hoà An chỉ đạo đầu tư phát triển hình thành vùng trồng tập trung lớn nhất của tỉnh Cao Bằng.

Theo bà Nông Thị Thương, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hòa An, vụ đông xuân 2024 – 2025, huyện Hoà An trồng 1.776 ha cây thuốc lá, tăng 184 ha so với vụ đông xuân trước. Được doanh nghiệp đầu tư liên kết theo chuỗi giá trị, nông dân vùng trồng cây thuốc lá của huyện được hỗ trợ cung ứng giống, phân bón, tập huấn kiến thức kỹ thuật trồng, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm. Toàn huyện vụ thu hoạch lá thuốc lá năm 2024, năng suất bình quân đạt gần 28 tạ/ha, sản lượng 4.632 tấn, giá bán lá thuốc lá sấy khô loại 1 từ 60.000 – 63.000 đồng/kg, giá trị sản xuất ước đạt 280 tỷ đồng.

Để phát triển cây thuốc lá đảm bảo bền vững, huyện Hoà An xây dựng kế hoạch vùng trồng cho từng năm, phát triển chuỗi liên kết giá trị, phối hợp với doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng giống mới có năng suất, chất lượng cao và vật tư nông nghiệp đúng chuẩn cho nông dân. Khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, đúng danh mục, thực hiện chính sách thu hút các công ty, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đến nay, huyện Hoà An có 6 công ty tham gia liên kết theo chuỗi giá trị, hợp đồng với nông dân vùng trồng sản xuất cây thuốc lá. Công ty TNHH Thương mại Thu Công, năm 2025 đã đầu tư hơn 600 triệu đồng hỗ trợ nông dân xây lò sấy lá thuốc lá và mua thiết bị phục vụ sản xuất, ứng trước hơn 80 tấn phân bón trị giá 1,5 tỷ đồng, giúp nông dân có điều kiện phát triển trồng cây thuốc lá.

Cao Bằng: Nông dân Hoà An làm giàu từ cây thuốc lá

Niên vụ thuốc lá năm 2024 của huyện Hòa An năng suất bình quân gần 28 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 4.632 tấn.

UBND huyện Hòa An khuyến khích phát triển các mô hình tổ hợp tác sản xuất giúp người trồng có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với nhà đầu tư thống nhất giá thu mua sản phẩm lá thuốc lá, kiểm tra, quản lý chặt chẽ tình trạng tư thương tranh mua, ép giá, đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, nông dân vùng trồng yên tâm sản xuất. Sự liên kết giữa nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp của huyện Hoà An đã thúc đẩy sản xuất cây thuốc lá phát triển ổn định, bền vững. Thu nhập từ cây thuốc lá không chỉ giúp hàng ngàn hộ dân vùng trồng thoát nghèo, mà còn đóng góp tích cực vào ngân sách địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn theo mùa vụ.

Bà Nguyễn Thị Oanh, thị trấn Nước Hai phấn khởi cho biết, vụ đông xuân 2024 – 2025, gia đình tôi mở rộng diện tích gần 6.000 m2 trồng cây thuốc lá. Vụ thu hoạch lá thuốc lá trước, gia đình tôi thu được hơn 2,2 tấn lá thuốc lá đã qua sấy khô, bán giá 63.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lợi hơn 80 triệu đồng. Vụ thu hoạch năm nay chắc cho sản lượng cao hơn.

Cũng tại thị trấn Nước Hai, ông Đặng Văn Hài chia sẻ, năm nay gia đình tôi trồng gần 6.000 m2. Gia đình tuân thủ đúng quy trình sản xuất cây thuốc lá được tập huấn, từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, bón phân, tưới nước đến thu hoạch, sấy lá và bảo quản, nên năng suất, chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá bán cũng cao hơn.

Cao Bằng: Nông dân Hoà An làm giàu từ cây thuốc lá

Dự kiến năm nay giá trị sản xuất từ cây thuốc lá của xã Nam Tuấn, huyện Hòa An ước đạt gần 100 tỷ đồng.

Ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND xã Nam Tuấn cho biết, xã Nam Tuấn là vùng trồng cây thuốc lá lớn nhất huyện Hòa An, xã hiện có 489 ha trồng cây thuốc lá. Xã vận động nông dân trồng tập trung và phối hợp với doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân và hỗ trợ xây lò sấy thuốc lá hiện đại, giúp nông dân bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm, dự kiến năm nay, giá trị sản xuất từ cây thuốc lá của xã ước đạt gần 100 tỷ đồng. Hộ ông Nông Văn Công, xóm Nguyên Giáp, xã Nam Tuấn điển hình về trồng cây thuốc lá. Ông Công chia sẻ “Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng lúa, thu nhập chẳng đáng là bao. Hai năm nay, gia đình chuyển sang trồng 1,8 ha cây thuốc lá, mỗi năm cho thu nhập hơn 200 triệu đồng, nhờ đó, gia đình có tiền trang trải cuộc sống và có kinh phí cho con học hành”.

Phát triển trồng cây thuốc lá góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, làm thay đổi diện mạo nông thôn, nhất là nông thôn vùng cao khó khăn của huyện Hoà An. Xóm Văn Thụ, xã Nam Tuấn có 40 hộ dân tộc Mông sau khi được tuyên truyền và hỗ trợ đã có 14 hộ trồng 9 ha cây thuốc lá. "Nhờ cây thuốc lá, cuộc sống chúng tôi đã cải thiện rất nhiều", một người dân ở đây vui vẻ nói. Chủ tịch UBND xã Nam Tuấn Lê Đình Hải nhận đinh, cây thuốc lá không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc Mông ở xóm Văn Thụ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó vươn lên trong cuộc sống.

Phát triển vùng trồng cây thuốc lá tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá của huyện Hoà An là hướng đi thích hợp trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế. Cây thuốc lá trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Hoà An, tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống nông dân, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn của huyện phát triển bền vững.

Bài liên quan

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
Tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại Cao Bằng

Tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại Cao Bằng

Tại xã Trùng Khánh (Cao Bằng), ngày 18/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tổ chức tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh", mỗi nhà 80 triệu đồng và đồ dùng sinh hoạt cho hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn các xã: Trùng Khánh, Đình Phong, Đoài Dương, Đàm Thủy, Trà Lĩnh, Quang Trung.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện đã ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi, với gần 6.000 con lợn đã bị tiêu hủy với tổng trọng lượng hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.
Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết, ngày 15/7/2025, đơn vị đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao 60 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình ông Mông Văn Tuyệt, xóm Nà Chào, xã Phục Hòa, thuộc diện hộ nghèo.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ngày 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng). Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 56 điểm cầu các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính