Thứ tư 23/07/2025 03:50Thứ tư 23/07/2025 03:50 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Đây cũng là Đề án đầu tiên trên thế giới về sản xuất một triệu hec-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp ở quy mô cấp Chính phủ chỉ đạo, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn
Thủ tướng nêu rõ, trong thời đại ngày nay, với xu thế "ăn ngon, ăn sạch", cạnh tranh lại rất lớn, chúng ta phải "thổi hồn", thổi sức sống mới vào ngành nông nghiệp, ngành lúa gạo tại ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của đất nước - Ảnh Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Chiều ngày 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030". Cùng dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, các đồng chí Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết phân tích, nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng, những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của ĐBSCL.

Thủ tướng khẳng định ĐBSCL có nhiều lợi thế, tiềm năng về con người, truyền thống lịch sử văn hóa, đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành lúa gạo, thủy hải sản.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết này và từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần làm việc với các địa phương vùng ĐBSCL, với số lần làm việc tại ĐBSCL là nhiều nhất so với các địa phương, các vùng khác trên cả nước.

"Không có cuộc gặp, trao đổi nào với các đối tác quốc tế mà tôi không nói đến ĐBSCL. Bởi việc làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn thì không thể không nói đến ĐBSCL. Mặt khác, với vấn đề an ninh lương thực thực phẩm trên thế giới, ĐBSCL rất có cơ hội để phát triển", Thủ tướng nói.

Mở rộng diện tích, tiến tới đo được hệ số phát thải carbon trên cây lúa Mở rộng diện tích, tiến tới đo được hệ số phát thải carbon trên cây lúa

Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL và Kế hoạch nâng ...

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. ...

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, trong thời đại ngày nay, với xu thế "ăn ngon, ăn sạch", cạnh tranh lại rất lớn, chúng ta phải "thổi hồn", thổi sức sống mới vào ngành nông nghiệp, ngành lúa gạo tại ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của đất nước.

Thủ tướng nêu rõ, lúa gạo là ngành hàng có lợi thế của nước ta; sản xuất lúa gạo không chỉ có vai trò thiết yếu đối với bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định xã hội, mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị, thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành đã rất nỗ lực cùng 12 địa phương vùng ĐBSCL triển khai thực hiện Đề án và đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận sau một năm triển khai.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để tạo khung khổ pháp lý và huy động nguồn lực thực hiện Đề án.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP, quy định về vùng quy hoạch, chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Chính phủ cũng chỉ đạo sửa Luật Đầu tư công, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 10/2024, trong đó đơn giản hóa thủ tục về xây dựng, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư công, các dự án ODA…

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2023, đây cũng là đề án đầu tiên trên thế giới về sản xuất một triệu héc-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp ở quy mô cấp Chính phủ chỉ đạo, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế.

Về phía, Bộ NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương tích cực xây dựng và triển khai các hoạt động, trong đó xây dựng vùng tham gia Đề án và tổ chức triển khai các mô hình thí điểm trên địa bàn vùng ĐBSCL; tích cực làm việc với Ngân hàng Thế giới để xây dựng dự án nhằm huy động nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật cho việc triển khai Đề án.

Sản xuất lúa gạo theo hướng xanh, bền vững - Ảnh minh họa.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để tạo khung khổ pháp lý và huy động nguồn lực thực hiện Đề án. - Ảnh minh họa.

Bộ NN&PTNT cho biết hiện 7 mô hình thí điểm được triển khai trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Có 4/7 mô hình thí điểm vụ Hè – Thu năm 2024 đã báo cáo kết quả đạt rất tích cực, tạo sự khích lệ rất lớn đối với nông dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, giảm chi phí 20-30% (giảm trên 50% lượng giống, giảm trên 30% lượng phân bón đạm, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm khoảng 30-40% lượng nước tưới); tăng năng suất 10% (năng suất trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha); tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với đối chứng), giảm trung bình 3-5 tấn CO2 tương đương trên một ha và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg thóc.

Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá, việc phê duyệt và triển khai Đề án đã góp phần khẳng định: Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, đã chủ động, tích cực triển khai các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Đề án còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc. Đây là Đề án đầu tiên trên thế giới về canh tác lúa năng suất cao, phát thải thấp trên quy mô lớn, do đó có nhiều nội dung mới, chưa có tiền lệ.

Nhận thức về canh tác lúa năng suất cao, phát thải thấp của người trồng lúa, doanh nghiệp, một số cấp chính quyền chưa đầy đủ. Cùng với đó là những vấn đề liên quan quy hoạch, xác định cụ thể diện tích đất trồng lúa năng suất, chất lượng cao, huy động nguồn lực…

Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã báo cáo cụ thể, chi tiết tình hình triển khai Đề án, nêu rõ các kết quả đạt được sau một năm thực hiện, xác định rõ, cụ thể các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, trách nhiệm, nêu các đề xuất, kiến nghị để các bộ, ngành, địa phương cùng trao đổi, thống nhất các phương án, giải pháp và thẩm quyền xử lý để thúc đẩy triển khai có hiệu quả và đạt mục tiêu Đề án đề ra.

Lãnh đạo các bộ, ngành đã phản hồi về các đề xuất, kiến nghị của các địa phương, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm rõ thêm về huy động, sử dụng các nguồn lực, quản lý tài chính; Ngân hàng Nhà nước làm rõ về nguồn vốn tín dụng; Bộ Tài nguyên và Môi trường đề cập các giải pháp ứng phó hạn mặn, sạt lở…

Đại diện WB khẳng định WB có cam kết rất mạnh mẽ với chương trình này, đề nghị Chính phủ có thể lập tổ công tác liên ngành để xử lý các vấn đề liên quan, hài hòa thủ tục giữa hai bên, thống nhất cơ chế triển khai rõ ràng, khả thi, hiệu quả, sớm ký kết hiệp định vay, phát huy hiệu quả nguồn tài chính từ WB cho Đề án.

Bài liên quan

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Hiện nay, cây sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. Việc ứng dụng mô hình canh tác tuần hoàn và các công nghệ mới sẽ giúp gia tăng giá trị, cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8

Theo báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, tính đến hết ngày 08/7/2025, có 18/34 địa phương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát (đạt 52,9%).
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Ninh: Tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân vụ lật tàu du lịch

Quảng Ninh: Tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân vụ lật tàu du lịch

Sáng nay 21/7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tìm thấy một thi thể nạn nhân trong vụ tàu du lịch QN-7105 bị lật trên vịnh Hạ Long.
Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bão số 3 (Wipha) được dự báo rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển và đất liền rất rộng và nguy hiểm. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Công văn về việc triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão.
Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng và an toàn tài sản của nhân dân trong việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện cấm tàu thuyền, ngư dân ra biển từ 8 giờ sáng ngày 21/07.
Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Ngày 20/7, quá trình tái cơ cấu các đơn vị ngành dọc của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với những thách thức, đặc biệt là việc sắp xếp các trạm liên xã sau khi sáp nhập hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên.
Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ngày 20/7, Sở Du lịch Ninh Bình đã ban hành công văn số 103/SDL-QLCSLT về việc chủ động ứng phó với bão WIPHA gần Biển Đông.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Tỉnh Ninh Bình mới có hệ sinh thái du lịch phong phú, đa dạng bậc nhất cả nước, hội tụ cả di sản thiên nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch tâm linh, sinh thái, biển, đồng quê.
Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, phát huy tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn địa bàn.
Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa lũ năm 2025, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo gửi đến các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện trên địa bàn, yêu cầu triển khai hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa và vùng hạ du.
Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Ngày 20/7, hòa chung không khí trang nghiêm và ý nghĩa hướng tới Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, tỉnh Đắk Lắk vinh dự đón Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác cấp cao của Trung ương tới thăm và làm việc.
Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha), UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; thực hiện theo phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng".
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính